Nhóm các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ (Khóa luận 2014 ) (Trang 67)

3.2.1.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

Phát triển KCHTKT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không thể tiến hành một cách tùy tiện, tự phát mà phải được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch chung, mang tính

60 thống nhất, đồng bộ với chất lượng cao. Đặc biệt, khi xây dựng KCHTKT phải nhất quán giữa quy hoạch với phát triển sản xuất giữa các điểm dân cư trong vùng đảm bảo lợi ích của nhân dân. Như vậy, công tác quy hoạch có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư, đảm bảo tính đồng bộ kết nối giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng, giữa các dự án phát triển đô thị với các khu dân cư xung quanh. Khi nói đến việc quy hoạch, kế hoạch cần phải xét về mặt tổ chức không gian tổng thể của cơ cấu hạ tầng, không gian lãnh thổ trong vùng. Quy hoạch kết cấu hạ tầng là đối tượng quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch vùng ở từng địa phương. Bởi vậy, công tác quy hoạch sẽ gắn liền với trách nhiệm cao của UBND các cấp về công tác quy hoạch hạ tầng của địa phương mình.

3.2.1.2.Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính

Một việc làm hết sức có ý nghĩa quyết định là cần hoàn thiện các chính sách, các quy định trong đầu tư và xây dựng theo hướng có hệ thống, toàn diện hơn, cụ thể hơn đối với từng loại dự án đầu tư hoặc công trình xây dựng để giải quyết triệt để những vấn đề đang làm cản trở quá trình thực hiện trình tự đầu tư và xây dựng hiện nay. Đặc biệt, là tránh hiện tượng gây tâm lý phiền hà, mất nhiều thời gian đối với các nhà đầu tư cần thực hiện cải cách hành chính.

3.2.1.3. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư và phương thức huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

Với chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm" phải được thể chế thành quy định cụ thể: loại hình và điều kiện công trình được hỗ trợ, quy trình nhận hỗ trợ, mức hỗ trợ, kế hoạch hỗ trợ… nguồn vốn đầu tư còn lại phải được huy động từ dân. Huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình KCHTKT từ dân chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực cụ thể như: giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, mạng lưới điện phát triển sản xuất và nông nghiệp nông thôn, cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, các công trình phúc lợi công cộng… thông qua các nguồn vốn khác nhau.

Thứ nhất, vốn từ ngân sách Nhà nước

Giải pháp thu hút vốn từ ngân sách Nhà nước chủ yếu là tăng nguồn thu ngân sách (tăng nguồn thu thuế, thu phí, nguồn thu từ quỹ sử dụng đất…) và thực hiện

61 tiết kiệm chi ngân sách nhằm tạo ra nguồn vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tăng cường ý thức trách nhiệm của người dân về nghĩa vụ nộp thuế và có những biện pháp, chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi trốn lậu thuế. Tuy nhiên cần coi trọng giải quyết hài hoà về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội khi ban hành các chính sách, chế độ động viên vào ngân sách Nhà nước thông qua thuế và phí. Đây là một nguồn thu lớn nếu làm tốt sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc thu hút và sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng KCHTKT của tỉnh.

Thứ hai, vốn từ các tổ chức nước ngoài

Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đã đang và sẽ hoạt động trên địa bàn bằng cách ưu tiên hỗ trợ về đất đai cho thuê lâu dài, tư vấn cho họ biết thêm về quy hoạch của tỉnh trong thời gian tới. Đa dạng hoá hình thức và có cơ chế đầu tư linh hoạt tạo sức thu hút mạnh các nguồn của các nhà đầu tư nước ngoài, gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp xây dựng KCHTKT.

Khi thực hiện chính sách huy động vốn đầu tư cần phải đảm bảo tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Đi liền với nó là phải đổi mới phương thức quản lý Nhà nước và cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư, thực hiện đúng theo các quy định của luật đầu tư, áp dụng cơ chế cấp giấy phép đầu tư phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế do Nhà nước Việt Nam quy định.

Xây dựng danh mục các dự án gọi vốn ODA, … Một cách chi tiết, cụ thể. Đồng thời, cải thiện công tác thực hiện dự án đúng tiến độ và theo dõi, đánh giá gắn với kết quả và hiệu quả sử dụng. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các công trình, hạng mục KCHTKT tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của nước ngoài, tạo lợi thế so sánh để thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, đối với nguồn vốn đối ứng khi đã cam kết tỉnh cần phải thực hiện đúng theo thoả thuận với các nhà đầu tư nước ngoài. Tránh tình khi đã cam kết dự án đã thực hiện nhưng không bố trí đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng gây mất niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài nhất là các nguồn vốn vay ODA.

62 Tạo điều kiện để các cá nhân, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế tiết kiệm tiêu dùng giành tích luỹ đưa vào đầu tư, tránh tình trạng để tiền dự trữ.

Tạo hành lang pháp lý ổn định như ban hành quy chế quản lý và đầu tư xây dựng các khu đô thị mới để các doanh nghiệp tính toán và hoạch định được chiến lược kinh doanh, xác định lợi ích sẽ thu được từ việc đầu tư các dự án phát triển KCHTKT trong quá trình đô thị hoá của tỉnh.

Thứ tư, vốn hợp tác đầu tư công - tư (PPP).

Đây là một nguồn vốn mới đối với tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên với những ưu điểm của nó thì đây là giải pháp tốt đối với sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của bất cứ địa phương nào. Và để thu hút được nguồn vốn này cần làm tốt những việc cơ bản sau:

Hoàn thiện hành lang pháp lý: Một khung pháp lý đầy đủ và minh bạch là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của PPP nhằm gia tăng niềm tin của nhà đầu tư tư nhân, đảm bảo dự án đạt hiệu quả, phân chia rủi ro phù hợp và tránh những rủi ro tiềm tàng.

Ngoài ra, cải cách việc thu phí để giải quyết bất cập cho nhà đầu tư tư nhân và người dân theo hướng xóa tình trạng thu phí nhiều tầng nấc, xác định mức phí thu trong tương quan xem xét với thu nhập trung bình của người dân, quan trọng nhất là đảm bảo lợi ích xã hội nhưng đủ bù đắp cho nhà đầu tư hoàn vốn. Chất lượng cơ sở hạ tầng phải tương xứng với mức phí thu. Có như vậy, sẽ không còn tình trạng người sử dụng CSHT trốn tránh nộp phí, nhà đầu tư tư nhân thua lỗ. Để thu hút khối tư nhân tham gia đầu tư bằng hình thức PPP, cần đảm bảo sự nhất quán trong chính sách của Nhà nước đối với đầu tư tư nhân. Sự hài lòng của các nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế vĩ mô tại khu vực mà dự án được triển khai. Vì vậy Chính phủ cần tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi với điều kiện xã hội, pháp luật, kinh tế và tài chính ổn định.

Phân bổ rủi ro hợp lý: Phân bổ rủi ro là sự phân chia các công việc giữa các đối tác trong cùng một dự án, mỗi đối tác có trách nhiệm tài trợ, xây dựng, kinh doanh và gánh chịu các rủi ro phát sinh từ công việc được giao. Các đối tác công và tư khi tham gia PPP cần phải xác định và hiểu rõ rất cả các rủi ro tiềm tàng liên quan đến PPP để đảm bảo rằng các rủi ro được phân chia một cách hợp lý.

63

3.2.1.4. Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường cơ chế quản lý vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

Cần phải tăng cường hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư để quyết định đầu tư hay không, huy động từ nguồn vốn nào. Muốn vậy, cần tiến hành đồng bộ một số nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, phải chấp hành nghiêm quy trình đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành, tránh hiện tượng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đã huy động được, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây mất lòng tin từ nhân dân.

Thứ hai, kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác giao nhận thầu, đặc biệt là kỷ luật trong đấu thầu theo quy chế hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản. Việc cụ thể hoá các quy định của Nhà nước về việc đấu thầu dự án thành một quy trình cụ thể sẽ giúp cán bộ xử lý công việc nắm bắt nhiệm vụ một cách xuyên suốt, xử lý công việc nhất quán theo quy định.

Thứ ba, nâng cao chất lượng thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng các công trình KCHTKT đã hoàn thành, nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư.

3.2.1.5. Đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên trong các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

Để làm tốt được điều này, trong thời gian tới cần có sự phối hợp với các cấp các ngành với chủ đầu tư dự án làm tốt các công việc sau:

Một là, thường xuyên mở các lớp tập huấn quản lý dự án, đào tạo ngắn hạn đối với những người trực tiếp quản lý dự án.

Hai là, trong quá trình tuyển chọn cán bộ quản lý dự án phải đảm bảo tính công bằng nghiêm minh, đúng quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn đã đề ra và phải đúng chuyên môn theo từng lĩnh vực cụ thể.

64

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ (Khóa luận 2014 ) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)