Tỉnh Hưng Yên, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua. Tỉnh Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương.
21 Với lợi thế như vậy, sau 15 năm tái lập tỉnh (1997-2011), Hưng Yên đã đạt được những thành tựu quan trọng, kinh tế tăng trưởng nhanh và tương đối bền vững, tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân 12% năm, thu hút trên 900 dự án đầu tư, đưa giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt trên 19.855 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với khi tái lập tỉnh, kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,5% năm, năm 2010 đạt gần 4000 tỷ đồng; giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 16% năm, năm 2010 đạt gần 10 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 1997 nông nghiệp thủy sản chiếm 52%, công nghiệp, xây dựng chiếm 20%, dịch vụ chiếm 28% đến năm 2010, nông nghiệp 25%, công nghiệp, xây dựng 44%, dịch vụ 31%, thu nhập bình quân đầu người năm 1997 là 205 USD, đến năm 2010 đạt 1.110 USD. Thu ngân sách năm 1997 khoảng 82 tỷ đồng, năm 2010 đạt 3.300 tỷ đồng, trong đó nội địa 2.400 tỉ đồng, chi ngân sách bảo đảm đúng kế hoạch, chú trọng chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, việc làm, y tế, giáo dục, nhiều công trình dự án lớn đã được khởi công, hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả.
Để đạt được những thành tựu to lớn như vậy chính là nhờ vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp mà tỉnh Hưng Yên đã huy động vốn đầu tư vào trong suốt thời gian qua. Tỉnh đã ưu tiên tập trung đầu tư phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, tổng mức huy động vốn trong 5 năm đạt 46.700 tỷ đồng, trong đó đầu tư từ ngân sách trung ương là 2.101,5 tỷ đồng chiếm 4,5%, địa phương là 5.370,5 tỷ đồng chiếm 11,5%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 32.876,8 tỷ đồng chiếm 70,4%, vốn đầu tư nước ngoài là 6.351,2 tỷ đồng chiếm 13,6%. Với nguồn vốn huy động được, tỉnh đã có nghị quyết sử dụng có hiệu quả với 100% đường tuyến tỉnh, tuyến đường huyện được rải nhựa; xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, các trạm bơm, kiên cố hóa kênh mương, ngoài ra còn tập trung xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình phúc lợi xã hội khác.
Đây là một trong những thành công lớn của tỉnh Hưng Yên trong việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn. Trong giai đoạn 2006-
22 2010, Hưng Yên đã huy động vốn làm đường giao thông nông thôn, trong đó 70% vốn huy động từ trong dân với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm dưới các hình thức như đóng góp ngày công, nghĩa vụ công ích, ngoài ra còn tranh thủ sự hỗ trợ của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài tỉnh. Có thể nói, nguồn vốn tiềm ẩn trong khu vực dân cư là khá lớn, nhưng để khai thác và huy động được thì không phải là dễ, tỉnh đã có những hướng đi rất đúng đắn để huy động nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng trong tỉnh, đáp ứng được nhu cầu trực tiếp và thiết thực mang tính chất lâu dài đến với người dân.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, tỉnh Hưng Yên cũng luôn chú trọng và khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh. Tỉnh Hưng Yên mạnh dạn cải thiện môi trường đầu đầu tư để giữ mối tương quan với các địa phương cùng khu vực, tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư riêng của tỉnh, nhằm gia tăng sức hấp dẫn của tỉnh đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các công trình ưu tiên, tạo ra cơ cấu kinh tế theo quy hoạch phát triển của tỉnh.
Một số kinh nghiệm rút ra từ huy động vốn làm đường giao thông nông thôn nói riêng và huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Hưng Yên:
+ Giao thông nông thôn ngày càng thể hiện rõ vai trò, tác dụng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương; nơi nào cấp Uỷ Đảng, Chính quyền có nhận thức đầy đủ, có chủ trương biện pháp thực hiện phù hợp nguyện vọng của nhân dân thì phát động được toàn dân tham gia làm giao thông nông thôn đạt hiệu quả cao.
+ Phát triển giao thông nông thôn phải thiết thực với lợi ích của dân, phát huy hiệu quả đồng vốn cao nhất, huy động sức dân đóng góp phải phù hợp khả năng của dân, khi thực hiện phải công khai dân chủ để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
+ Phát triển phải đi đôi với quản lý, phải có sự phân cấp quản lý cụ thể như đường huyện phải do huyện đầu tư cải tạo nâng cấp, sửa chữa, duy tu; Đường xã, đường thôn xóm do xã đầu tư kinh phí và dân đóng góp sửa chữa, duy tu là chính và có sự hỗ trợ của nhà nước.
23 + Vai trò của các đoàn thể, các tổ chức xã hội (Cựu chiến binh, người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc...) trong việc vận động nhân dân tham gia xây dựng giao thông nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phong trào phát triển giao thông nông thôn;
+ Vai trò nhà nước là rất lớn, thể hiện ở chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư trong sự phát triển hạ tầng giao thông nói riêng và hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung. Thể hiện qua chính sách thu, các chính sách ưu đãi có khả thi... Nhà nước thể hiện rõ quan điểm ưu tiên những công trình, có những dự án khả năng thu hồi vốn nhanh. Cần đổi mới và nâng cao hiệu quả vận động xúc tiến đầu tư, để có thể đạt được mục tiêu thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhà nước cần có quy hoạch chi tiết, nghiên cứu lựa chọn các loại dự án khuyến khích đầu tư và cần nhất là phải cho các nhà đầu tư thấy được lợi ích thu được từ việc bỏ vốn ra để đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho nhà đầu tư vay vốn, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng như giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có đất để triển khai dự án càng sớm càng tốt, tận dụng cơ hội đầu tư.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Phú Thọ trong việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
Thông qua nghiên cứu và tiếp cận kết quả huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế của tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ như sau:
* Thành công của các tỉnh:
- Đều thấm nhuần chủ trương phát triển kinh tế là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước. Từ đó tất cả các tỉnh đều đề ra các Nghị quyết, các chính sách, chuyên đề nhằm tập trung cao độ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dành cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đó là việc tiên quyết cho phát triển kinh tế của mỗi tỉnh.
- Xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh về không gian, quy hoạch các ngành, huyện, thành phố, thị xã, thị tứ, khu công nghiệp…là cơ sở định hướng đầu tư hiệu quả, tránh tình trạng đầu tư dàn trải.
24 - Tranh thủ nguồn lực của Trung ương để đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nhất là: Đường giao thông, điện, nước…
- Tập trung khai thác ưu thế của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, tháo gỡ mọi khó khăn, rào cản tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các doanh nghiệp lớn để đẩy nhanh tốc độ về phát triển công nghiệp.
- Phát huy mọi nguồn lực và thế mạnh của tỉnh, huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển KCHTKT với các hình thức đầu tư.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi, lành mạnh, thông thoáng để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế; thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, huy động tối đa nguồn lực của địa phương và thu hút vốn trong nước, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp.
* Những hạn chế của các tỉnh trong huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:
- Tính chất đồng bộ trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế. Một số địa phương chưa quan tâm đến các chuỗi công việc đồng bộ trước hết là giải phóng mặt bằng.
- Tỉnh Hưng Yên mới chỉ khai thác nhanh lợi thế của đường Quốc lộ, chưa mạnh dạn đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa. Giao thông nông thôn chưa huy động thoả đáng nguồn lực từ dân, đầu tư còn tràn lan.
- Chưa thật mạnh dạn coi trọng hình thức đấu thầu và khai thác các công trình của Nhà nước đầu tư, khi đầu tư không quan tâm tới yếu tố tâm lý, môi trường chung quanh, tính hấp dẫn chưa cao.
- Công tác quản lý, phân cấp trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa chặt chẽ, tình trạng đất chờ công trình, công trình chờ đất vẫn xảy ra, thất thoát lãnh phí kém hiệu quả.
Qua tình hình thực trạng của 2 tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc đã khái quát được những kinh nghiệm quý giá cho tỉnh Phúc Thọ cũng như các địa phương khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc điểm của địa phương mình những
25 bước đi riêng phù hợp sẽ luôn là những quyết định đúng đắn trong vấn đề huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế; Thực trạng hiện nay của Tỉnh đó là bài học tốt, chưa tốt của các tỉnh đều ít, nhiều ở Phú Thọ. Vấn đề là phải chắt lọc đứng trên lập trường khoa học để phân tích mong tìm ra những giải pháp tốt nhất và cũng phải lưu ý là dù giải pháp nào cũng không được thoả mãn mà phải bổ sung, điều chỉnh thường xuyên.
26
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƢ CHO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ Ở TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006-2013
2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về vốn cho đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2013
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2013
Thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI diễn ra trong điều kiện kinh tế của cả nước, của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn, thách thức đó là điểm xuất phát kinh tế thấp, phát triển chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, khả năng cạnh tranh không cao, công tác quy hoạch tổng thể còn chậm, giải quyết việc làm, năng lực trình độ của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở hạ tầng ở một số địa phương nhất là nông thôn còn yếu… Trong bối cảnh đó Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong Tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện mục tiêu nhiệm vụ giai đoạn 2006-2010 đề ra đó là: “Quyết tâm phấn đấu xây dựng Phú Thọ giàu mạnh, dân chủ, văn minh; nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xứng đáng với niềm tự hào quê hương Đất Tổ”.
Trong 5 năm (2006-2010) tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 10,6 %, quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng (tương đương 637 USD), tăng 2,2 lần so với năm 2005. Năm 2011 GDP đạt 19,261 triệu đồng và năm 2012 đạt 21.8 triệu đồng Nhưng GDP bình quân đầu người ở Phú Thọ chỉ bằng 54,5 % GDP bình quân chung cả nước.
Trong thời gian này nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và triển khai đã tạo điều kiện cho tỉnh ban hành và bổ sung kịp thời nhiều cơ chế, chính sách tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, kết cấu hạ tầng có bước phát triển đột phá góp
27 phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong 5 năm đã thu hút 29,196 nghìn tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 11,376 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,2%; đầu tư của dân cư, tư nhân 7,232 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,8%; đầu tư trực tiếp nước ngoài 3,775 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,9%, đầu tư bộ, ngành và doanh nghiệp nhà nước 6,453 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,1% tổng vốn đầu tư xã hội.
Bảng 2.1. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2012 của tỉnh Phú Thọ
Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng cộng Vốn NSNN 1.313 1.218 1.710 2.978 4.517 5.233 6.098 23.067 Vốn Bộ ngành và DNNN 850 1.100 1.150 1.203 2.150 2.320 2.256 11.029 Vốn dân cƣ và doanh nghiệp tƣ nhân 879 908 1.545 2.050 2.850 2.937 3.491 14.660 Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 830 787 763 745 650 643 802 5.220 Tổng cộng 3.872 4.013 5.168 6.976 9.167 11.132 12.647 53.976
28
Biểu đồ 2.1. Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2006-2012
2.1.2. Kết cấu hạ tầng kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006-2013
Kết cấu hạ tầng kinh tế của Phú Thọ tương đối phát triển, có một mạng lưới giao thông rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sông, đường sắt, tạo ra một hệ thống giao thông liên hoàn thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong tỉnh cũng như các tỉnh khác trong vùng…
2.1.2.1. Hệ thống giao thông của tỉnh
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có tổng chiều dài đường bộ là 10.000 km, trong đó quốc lộ 262 km , tỉnh lộ 723,1 km, huyện lộ dài 780 km, đường xã 2.579 km, đường thôn xóm dài 5.410 km và đô thị khoảng 218 km. Hệ thống giao thông đối ngoại có: Quốc lộ 2 từ Hà Nội đi Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang qua cửa khẩu Thanh Thủy sang Trung Quốc, quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn Tây - Phú Thọ - Sơn La - nối với quốc lộ 6 đi Điện Biên - Lai Châu sang Lào, Quốc