Nhóm các giải pháp huy động vốn cho từng loại KCHT kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ (Khóa luận 2014 ) (Trang 72)

3.2.2.1. Huy động vốn cho lĩnh vực giao thông

Để thực hiện đúng như quy hoạch phát triển tổng thể giao thông vận tải của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 đã đề ra, nhất thiết phải có sự phân kỳ đầu tư và tìm những giải pháp tạo vốn đầu tư, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phát huy tốt nội lực, đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách địa phương và hỗ trợ từ Trung ương cho giao thông, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư từ nhiều nguồn vốn hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau như: đầu tư liên doanh, liên kết, BOT, BTO, BT, hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP)... hàng năm cần phải cân đối để đầu tư ưu tiên hơn cho các công trình trọng điểm ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, thực hiện xã hội hóa trong huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của tỉnh ủy về phát triển giao thông nông thôn đến năm 2015 nâng mức hỗ trợ của tỉnh cho đầu tư xây dựng và cứng hóa đường giao thông nông thôn.Đồng thời tổ chức tốt phong trào làm đường giao thông với phương châm chỉ đạo là phát huy và khai thác tốt các nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức kinh tế xã hội ở địa phương dưới mọi hình thức: như lao động, vật tư, thiết bị, xe máy... Mặt khác, phải có chính sách, quy chế chặt chẽ, gắn trách nhiệm của mọi người đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng giao thông theo hướng trách nhiệm cộng đồng.

Thứ ba, đẩy mạnh huy động vốn từ việc khai thác quỹ đất dọc các công trình giao thông, đặc biệt là đối với các tuyến đường quy hoạch xây dựng mới, để lấy tiền đầu tư trực tiếp vào các dự án của giao thông. Đây là nguồn vốn chủ yếu để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải trong tỉnh nhưng phải có sự chỉ đạo và hướng dẫn về mặt kỹ thuật để thống nhất quy hoạch chung của từng địa phương.

3.2.2.2. Huy động vốn cho phát triển hệ thống cung cấp điện

Vốn đầu tư phát triển mạng lưới tỉnh được thực hiện với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm theo cơ chế huy động vốn mà tỉnh đã ban hành. Hiện nay lưới điện trên địa bàn tỉnh nhất là lưới điện nông thôn không được bảo trì nâng cấp nên bị xuống cấp nghiêm trọng, phần lớn đang vận hành trong tình trạng quá tải và không an toàn. Để khắc phục tình trạng trên và tạo điều kiện thu hút các nguồn

65 đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước cho phát triển lưới điện đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới cơ chế huy động vốn đầu tư và có cơ chế quản lý và kinh doanh điện nông thôn. Cụ thể là:

- Tiếp tục quy hoạch, cải tạo và phát triển lưới điện của tỉnh theo các công trình trọng điểm. Đặc biệt, tỉnh phải có sự hỗ trợ về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chính sách giá đền bù cho thích hợp với các huyện, thị, các khu công nghiệp. Bởi việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ các công trình điện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài.

- Mua bán điện nông thôn theo quy định hiện của Nhà nước, của ngành điện và của UBND tỉnh. Đồng thời thực hiện các biện pháp kỹ thuật - kinh tế để giảm tổn thất điện năng, giảm giá bán điện đến hộ tiêu thụ, đảm bảo mọi người dân đều có thể dùng điện với mức giá hợp lý. Chính vì vậy, vấn đề vốn đầu tư phát triển hệ thống lưới điện hạ thế cho khu vực nông thôn cần phối hợp giữa các ngành của tỉnh, của địa phương với các cá nhân có điều kiện đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện đó và được phép kinh doanh bán điện theo mức giá quy định của Chính phủ.

3.2.2.3. Huy động vốn cho lĩnh vực cấp nước

Là công trình hạ tầng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của cộng đồng dân cư, từ trước đến nay cấp nước sạch được coi là một lĩnh vực hoạt động công ích, có sự điều tiết giá của Nhà nước. Chính cơ chế này đã hạn chế đến việc huy động vốn từ khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực cấp nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển trên thì cần phải tiến hành huy động vốn theo trình tự sau:

Cần áp dụng cơ chế giá hợp lý theo đúng quan điểm thị trường, tức là giá nước sạch được tính đúng, tính đủ mọi chi phí, đảm bảo các doanh nghiệp cấp nước có đủ khả năng độc lập về tài chính đứng ra tổ chức kinh doanh thì mới có thể thu hút được nhiều đối tượng góp vốn đầu tư trong lĩnh vực cung cấp nước sạch dưới hình thức khác nhau như trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn từ các hộ gia đình, của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Đối với các dự án cấp nước tại các khu đô thị, thành phố và huyện lỵ thì thực hiện theo chủ trương giao cho một tổ chức có thẩm quyền đảm bảo có đủ tiêu chuẩn chuyên môn cần thiết của tỉnh (Công ty cấp thoát nước) quản lý vận hành ngay từ

66 khi lập dự án, triển khai, thi công tránh thất thoát, lãng phí và đầu tư không hiệu quả. Làm tốt điều này sẽ hạn chế được tâm lý không tốt cho các chủ đầu tư, và sẽ là cơ hội để thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước tương xứng với điều kiện hội nhập ngày nay.

3.2.2.4. Huy động vốn cho lĩnh vực thoát nước và thu gom rác thải

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống thoát nước và thu gom rác thải không phải là việc làm một sớm một chiều mà cần tập trung thời gian và công sức lớn, cụ thể:

Cần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh, thông qua đó xây dựng một hệ thống thu phí hợp lý, nhằm chia sẻ trách nhiệm đầu tư cũng như giảm bớt chi phí từ ngân sách vào việc xây dựng cũng như vận hành, duy trì hệ thống thoát nước và thu gom, xử lý rác thải. Đặc biệt, đối với các khu dân cư có sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung cần lập một khung thu phí xây dựng bảo dưỡng vận hành hệ thống thoát nước thông qua giá nước sạch.

Để phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho thoát nước và thu gom rác thải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đúng với quy hoạch, cần có quy hoạch tổng thể nhất quán với việc phát triển đô thị. Quy hoạch và xây dựng các công trình thoát nước cần đồng bộ với xây dựng và quy hoạch hệ thống thoát nước thủy lợi, phải phối hợp một cách hợp lý giữa thoát nước cục bộ và thoát nước tổng thể khu vực. Kết hợp giữa các công trình tạo cảnh quan đô thị như hồ, mương dẫn nước và hệ thống công viên cây xanh, khu xử lý rác thải... tránh hiện tượng các công trình đầu tư chồng chéo lên nhau gây lãng phí và mất tác dụng đầu tư giữa các công trình với nhau.

Xã hội hoá dịch vụ thoát nước và thu gom rác thải. Trên thực tế hiện nay dịch vụ thoát nước đô thị đều do doanh nghiệp Nhà nước thực hiện vì đầu tư tốn kém, không thu được phí từ người tiêu dùng. Vì vậy, việc xã hội hoá dịch vụ này chỉ có thể thực hiện trên một số công đoạn hệ thống thoát nước và thu gom rác thải như: việc thu gom và xử lý nước thải, rác thải công nghiệp do các khu công nghiệp tự chịu trách nhiệm.

67

KẾT LUẬN

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ cho quá trình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng thì việc nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài là điều tất yếu. Trong suốt thời gian qua, thông qua việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nâng cao năng lực và tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Với đặc điểm địa lý, kinh tế của Tỉnh thì việc đẩy mạnh huy động vốn của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết, điều đó sẽ là cơ sở để thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ phát triển hơn nữa.

Trên cơ sở sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá và thống kê, Khóa luận đã đạt được những nhiệm vụ chủ yếu sau:

(1) Hệ thống hóa được lý luận về vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế;

(2) Phân tích, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Phú Thọ;

(3) Phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tỉnh Phú Thọ;

(4) Dự báo nhu cầu và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tỉnh Phú Thọ;

Những vấn đề được trình bày ở Khóa luận là những đóng góp nhỏ cho hệ thống lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn để góp phần nâng cao khả năng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, huy động vốn cho phát triển KCHT là một vấn đề hết sức phức tạp, trong quá trình làm bài có thể mắc những

68 thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô. Tôi xin chân thành cám ơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2010), “Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV”, Vĩnh Phúc.

2. Bộ Tài Nguyên môi trường (2005), “Báo cáo phƣơng án sử dụng đất, tài

nguyên nƣớc, địa chất khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”, Hà Nội.

3. Bộ Giao thông vận tải (2005), “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải

vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2010), “Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên lần thứ XVII”, Hưng Yên.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2010), “Báo cáo chính trị Đại hội

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII”, Phú Thọ.

6. Thống kê Phú Thọ (2010), “Tình hình kinh tế xã hôi năm 2005 -2010 tỉnh Phú Thọ”, Phú Thọ.

7. Sở Điện lực Phú Thọ (2013), “Quy hoạch phát triển điện lực Phú Thọ

giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020”.

8. Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ (2006), “Báo cáo tình hình hoạt động

công ty giai đoạn 2006-2010 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ giai đoạn 2010-2015”.

9. Bộ Kế hoạch và đầu tư (1999), “Một số vấn đề chiến lƣợc phát triển kết

cấu hạ tầng đô thị lớn ở Việt Nam đến năm 2010”, Hà Nội.

10. Phạm Thị Túy (2006), “Tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng” đỗi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ (Khóa luận 2014 ) (Trang 72)