2010 – 2013
2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ công:
- Nhu cầu vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, trong đó có nguồn vốn vay, đã làm nợ công có xu hƣớng tăng nhanh trong thời gian qua, có thể ảnh hƣởng tới sự bền vững nợ công (năm 2006 ở mức 405 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% GDP; năm 2010 là 1.392 nghìn tỷ đồng, bằng 54,9% GDP và năm 2012 là 1.643 nghìn tỷ đồng, bằng 55,7% GDP). Đồng thời cũng tạo sức ép lớn về khả năng huy động vốn trong nƣớc trong điều kiện thị trƣờng vốn trong nƣớc chƣa phát triển.
- Việc huy động vốn vay mới chỉ căn cứ vào nhu cầu, đề xuất danh mục các chƣơng trình, dự án của các Bộ, ngành, địa phƣơng, chƣa đặt trong mối quan hệ với các hạn mức nợ công, xác định mức vay nợ phù hợp với khả năng trả nợ, đảm bảo an toàn nợ và ổn định kinh tế vĩ mô.
- Phân bổ sử dụng vốn vay còn dàn trải, thời gian thực hiện các dự án kéo dài làm giảm hiệu quả đầu tƣ do thiếu vốn đối ứng, chậm giải phóng mặt bằng và bất cập trong khâu chuẩn bị đầu tƣ.
- Hiện tại, Việt Nam đã bƣớc vào nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp, nên huy động vốn vay ODA đang có xu hƣớng giảm dần với thời hạn ngắn hơn, lãi suất cho vay tăng lên dẫn đến nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh. Bên cạnh đó, do khó khăn của nền kinh tế dẫn đến nợ xấu từ các khoản cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ gia tăng, làm tăng gánh nặng trả nợ của Chính phủ.
- Công tác tổ chức và quản lý nợ công còn phân tán ở cấp các Bộ, ngành và địa phƣơng dẫn đến khó khăn trong kiểm soát hạn mức nợ công, và
hạn chế tính chủ động trong cân đối NSNN để trả nợ theo quy định của Luật quản lý nợ công.
- Do chƣa có Luật về Quản lý nợ công nên chƣa có sự hiểu và giải thích nhất quán các khái niệm về nợ cũng nhƣ phạm vi quản lý nợ trong các văn bản pháp quy hiện hành nhƣ nợ Chính phủ, nợ khu vực công, nợ quốc gia. Việc phân loại, tổng hợp nợ vì vậy cũng chƣa theo các chuẩn mực quốc tế.
- Nguyên tắc Chính phủ thống nhất quản lý nợ đã đƣợc nêu trong Luật Ngân sách Nhà nƣớc, tuy nhiên chƣa đƣợc cụ thể hoá và chƣa đƣợc quán triệt trên thực tế, vì vậy chƣa có sự kết hợp giữa quản lý nợ trong nƣớc và nợ ngoài nƣớc. Mức độ hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý của hai lĩnh vực quản lý này cũng có những khoảng cách khá xa.
+ Tổ chức quản lý nợ phân tán: Nhƣ đã nêu tại phần II trên, cho đến nay Việt Nam vẫn đang quản lý riêng rẽ nợ trong nƣớc và ngoài nƣớc của chính phủ, thể hiện từ việc có các quy định riêng cho quản lý nợ nƣớc ngoài và nợ trong nƣớc nhƣng chƣa có quy định thống nhất bao trùm lên các quy định riêng, và tổ chức bộ máy quản lý còn phân tán giữa các cơ quan Chính phủ.
+ Trong nội bộ Bộ Tài chính, trách nhiệm quản lý nợ công cũng đang phân tán giữa nhiều đơn vị nhƣ Vụ Ngân sách Nhà nƣớc, Vụ Tài chính đối ngoại, Ban Huy động vốn của Kho bạc Nhà nƣớc.
+ Quản lý nợ phân tán dẫn đến thiếu nguồn thông tin đầy đủ, toàn diện và kịp thời để giám sát tổng thể rủi ro tài khoá từ hoạt động vay nợ của Chính phủ và khu vực công; để hoạch định các chính sách/chiến lƣợc nợ hiệu quả với chi phí và rủi ro thấp nhất có thể;
+ Thiếu sự phối hợp ở cấp vĩ mô giữa các chính sách tài khoá, tiền tệ và quản lý nợ (ví dụ có thời điểm tín phiếu do Ngân hàng Nhà nƣớc phát hành cạnh tranh với tín phiếu KBNN trên thị trƣờng tiền tệ, có thời điểm cần sử dụng tín phiếu kho bạc để thực hiện các nghiệp vụ thị trƣờng mở để hút bớt
tiền khỏi lƣu thông nhƣng KBNN lại không thể phát hành thêm tín phiếu để phục vụ mục tiêu này).
+ Chƣa chủ động trong điều hành vay nợ để giảm thiểu chi phí: có những thời điểm vốn nƣớc ngoài rút về chƣa sử dụng hết (do nhiều nhà tài trợ không cam kết đƣợc vốn vào giai đoạn Chính phủ xây dựng dự toán NSNN mà đến giữa năm mới đƣa ra cam kết và giải ngân nên vốn rút về không sử dụng đƣợc ngay), nhƣng trong nƣớc vẫn huy động theo kế hoạch, dẫn đến tăng chi phí huy động. Đây cũng là hệ quả của việc quản lý nợ phân tán.
- Chƣa xác định mục tiêu phát triển thị trƣờng trái phiếu chính phủ cũng là một trong những mục tiêu trọng tâm của công tác quản lý nợ công, để tạo ra một kênh huy động vốn ổn định và chi phí thấp, hạn chế rủi ro về trung- dài hạn cho Chính phủ. Từ đó dẫn đến có một số quy định chƣa hoàn toàn khuyến khích các nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng này.
- Chƣa xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu nợ công cấp quốc gia, chƣa có cơ chế công bố định kỳ các thông tin cơ bản về nợ công, để tăng cƣờng tín nhiệm của quốc gia đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc và cộng đồng quốc tế.
- Đầu mối thống nhất về quản lý nợ công chƣa có, một số cơ quan khác nhau làm việc khác nhau, nên thống nhất về thông tin nợ công là kém.
- Chúng ta chƣa tập hợp đƣợc toàn cảnh về nợ công. Chƣa gắn đƣợc quản lý nợ trong nƣớc và nợ ngoài nƣớc. Đúng ra là huy động nợ trong nƣớc đã, thiếu mới huy động ngoài nƣớc. Chúng ta có lúc huy động cả nợ trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc, vì thế chƣa hiệu quả.
- Hay vấn đề đánh giá mức nợ công an toàn cũng chƣa toàn diện, lẽ ra phải đánh giá nợ công cả trong nƣớc, ngoài nƣớc thì mới chính xác.Ngoài ra, năng lực cán bộ, cơ quan quản lý nợ công là chƣa có. Các nƣớc quản lý nợ công phải rất nhanh nhạy với thị trƣờng. Trong khi ở ta, việc mua bán, chuyển
đổi nợ phải qua rất nhiều khâu trình để có quyết định, đến khi có quyết định thì đã lỡ cơ hội.
Tóm lại, yêu cầu quản lý nợ công đã và đang đòi hỏi cấp thiết phải sớm tạo lập và hoàn thiện các khung khổ pháp lý phục vụ công tác quản lý nợ, đƣa công tác quản lý nợ công vào nền nếp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đầu tƣ, phát triển và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc, Chính phủ