Kênh đầu tư vàng

Một phần của tài liệu giới thiệu vê vai trò của kênh đầu tư vàng (Trang 44 - 45)

b. Thị trường vàng năm 2010 – 2012 :

4.1 Kênh đầu tư vàng

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng để thống nhất vai trò quản lý hoạt động lưu thông vàng giữa các ngân hàng. Căn nguyên cơ bản của cơn sốt vàng là tình trạng lạm phát, do đó muốn giải quyết tình trạng này cần có chính sách giảm lạm phát, tăng niềm tin vào đồng nội tệ, giảm tình trạng đổ xô mua vàng.

Thứ hai, không nên thực hiện các biện pháp có tính chất hành chính, cắt giảm đột ngột, ngăn cấm mua vàng. Như vậy sẽ làm cho vàng ra khỏi kênh đầu tư chính thức. Đảm bảo sự phát triển lành mạnh thị trường vàng(TTV) trong nền kinh tế .

Là một loại hàng hoá và là một công cụ tiền tệ trong nền kinh tế, nên việc tồn tại TTV là vấn đề khách quan. Đây cũng là thực tế trên thế giới. Không chỉ tồn tại, các TTV trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Đối với nước ta, hoạt động mua – bán vàng còn là tập quán, có tính lịch sử, văn hoá lâu đời. Vấn đề là làm thế nào để phát triển lành mạnh TTV, đảm bảo sự thông suốt trong phạm vi nền kinh tế và liên thông với thị trường quốc tế, hạn chế các tác động tiêu cực và tăng cường đóng góp của TTV vào sự phát triển của đất nước. Những biến động mạnh của giá vàng và sự đi trước của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới vừa qua một phần là hệ quả của việc bỏ ngỏ thị trường (không có công cụ pháp lý điều tiết) và việc áp dụng một vài giải pháp điều hành mang tính chất hành chính. Do vậy, nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho TTV, điều tiết các chủ thể bằng các công cụ và hàng rào kỹ thuật

Nhóm 1 Trang 45 trên thị trường. Liên quan tới các công cụ, các loại hình hoạt động trên thị trường, cần có lộ trình phát triển từng bước, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý cụ thể của đất nước. Khung pháp lý nên định hướng nguyên tắc thị trường có quản lý của Nhà nước vì các biện pháp hành chính chỉ có tác động tức thì, nhưng tiềm ẩn các hành vi lách luật, hoạt động „chui”, trong khi chi phí theo dõi, giám sát là rất lớn. Và để quản lý được cung - cầu trên TTV, thì khung pháp lý phải đảm bảo rằng NHNN thực hiện được vai trò quản lý cuối cùng trên TTV, tức là phải thực hiện quản lý tập trung các đầu mối hoạt động kinh doanh vàng. Đồng thời, NHNN cần có các công cụ đủ quyền lực để có thể can thịêp khi có các biến động quá mức trên thị trường.

Thứ ba, liên thông TTV trong nước và thế giới trên cơ sở nới lỏng có kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) vàng. Liên quan tới thuế XNK vàng cũng không nhất thiết phải áp thuế nhập khẩu với mục đích hạn chế nhập vàng, giảm áp lực lên cầu ngoại tệ, vì khả năng tái tạo ngoại tệ của vàng rất cao. Thuế xuất khẩu vàng cũng nên được cân nhắc ở mức phù hợp, khuyến khích việc khơi thông đầu ra, qua đó phát triển công nghịêp khai thác vàng và công nghiệp chế tác vàng trong nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội./.

Một phần của tài liệu giới thiệu vê vai trò của kênh đầu tư vàng (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)