CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C)
3.1.2 Những tồn tạ
Bên cạnh những ưu điểm có được thì Công ty vẫn còn những mặt hạn chế sau đây:
Một là: về tổ chức kiểm toán
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Trong giai đoạn này Công ty đã tiến hành thu thập đầy đủ và chi tiết thông tin về khách hàng bao gồm cả thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, dựa trên cơ sở đó, KTV có thể đánh giá mức độ trong yếu cho toàn bộ BCTC, sau đó phân bổ cho từng khoản mục cụ thể, đánh giá rủi ro kiểm toán để từ đó có thể xây dựng một chương trình kiểm toán phù hợp với từng khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, KTV mới chỉ tiến hành thu thập thông tin trong nội bộ công ty, còn thông tin chung về ngành nghề và các doanh nghiệp khác cùng quy mô, cùng ngành nghề kiểm toán thì KTV vẫn chưa tiến hành thu thập, những thông tin này là cơ sở để KTV có thể đánh giá một cách khách quan tình hình tài chính của công ty khách hàng so với các công ty khác trong cùng ngành.
Ngoài ra trong bước công việc đánh giá HTKSNB, tuy Công ty đã xây dựng được một bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB chi tiết nhưng Công ty chưa quy định rõ
nhiều tranh cãi trong việc đưa ra kết luận về HTKSNB của khách hàng. Mặt khác, việc sử dụng hệ thống bảng câu hỏi này mới chỉ được áp dụng ở một số khách hàng. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra vấn đề này là do giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Đối với việc áp dụng tài liệu
KTV khi đưa ra các bút toán điều chỉnh thường phải dựa vào bảng phân bổ mức trọng yếu được lập trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Nếu sai phạm trọng yếu thì KTV phải đưa ra các bút toán điều chỉnh, nếu sai phạm là không trọng yếu thì có thể bỏ qua. Tuy nhiên hầu hết các KTV đều lập bảng phân bổ trọng yếu mà không áp dụng. Các bút toán điều chỉnh thường dựa trên phán đoán nghề nghiệp của KTV.
Đối với việc thực hiện chọn mẫu
Tại hầu hết các doanh nghiệp, các ngiệp vụ phát sinh trong năm là rất lớn, do đó KTV không thể thực hiện kiểm tra chi tiết toàn bộ mà phải lựa chọn phương pháp chọn mẫu thích hợp để tiến hành giúp tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Hiện nay, ở A&C, việc chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết chủ yếu dựa vào phán đoán nghề nghiệp của KTV, bao gồm: các nghiệp vụ có nội dung bất thường và các nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn. Phương pháp này tuy có chi phí thấp nhưng lại chưa thể hiện được tổng thể, chứa đựng rủi ro cao có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng kiểm toán.
Đối với việc áp dụng các thủ tục phân tích
Khi áp dụng các thủ tục phân tích, thông thường KTV cũng chỉ thực hiện phân tích xu hướng và phân tích các tỷ suất đơn giản để thấy được sự bất thường so với các năm khác mà chưa có sự phân tích kết hợp với tài liệu bên ngoài của các doanh nghiệp có quy mô trong ngành, số liệu của toàn ngành để phân tích…
Đối với việc áp dụng chương trình kiểm toán đã được thiết kế
Chương trình kiểm toán được xây dựng để hỗ trợ KTV tiến hành công việc kiểm toán có hiệu quả hơn. Tuy nhiên trên thực tế vì giới hạn về thời gian cũng như chi phí nên KTV thường không thực hiện đầy đủ các bước và các thủ hoặc thay thế các thủ tục phức tạp bằng các thủ tục khác đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Về việc xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán và lập BCTC vẫn còn nhiều hạn chế. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 – Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập BCTC có ghi rõ: “KTV phải xem xét ảnh hưởng của
các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC đối với BCTC và BCKT”. Trong chuẩn mực này qui định rõ: “KTV phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác đinh tất cả các sự kiện đã phát sinh đến ngày ký BCKT xét thấy có ảnh hưởng đến BCTC và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC”.
A&C cũng đã xây dựng bước công việc này trong quy trình kiểm toán chung của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, bước công việc này được các KTV thực hiện không hiệu quả, sơ sài, thậm chí không thực hiện. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc kiểm toán và có thể ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.
Hai là: về hệ thống hồ sơ và giấy tờ làm việc của kiểm toán
Giấy tờ làm việc là tài liệu hết sức quan trọng đối với mỗi công ty kiểm toán, nó là căn cứ và bằng chứng để KTV đưa ra kết luận của mình. Do đó giấy tờ làm việc được công ty sắp xếp và lưu trữ cẩn thẩn, được thiết kế theo mẫu có sẵn và có các quy tắc đánh tham chiếu được thiết kế một cách thích hợp, thuận tiện cho việc theo dõi tuy nhiên các KTV thường không có thói quen điền các thông tin và tham chiếu luôn trên giấy tờ làm việc mà để đến khi hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ ở giai đoạn kết thúc kiểm toán thì các KTV mới thực hiện công việc đánh tham chiếu. Do đó nhiều thông tin trên giấy làm việc bị bỏ sót và nhiều phần, nhiều thủ tục không được tham chiếu gây khó khăn cho việc soát xét. Nguyên nhân là do thói quen cũng như việc chịu áp lực về thời gian hoàn thành công việc nên các KTV thường bỏ qua công việc đánh tham chiếu để thực hiện các công việc khác.
Ngoài ra khi kiểm toán các khoản mục, các KTV xây dựng hồ sơ kiểm toán bằng phương pháp thủ công và chi lưu trữ hồ sơ trên giấy làm việc, không lưu bằng phần mềm. Các nghiệp vụ xảy ra nhiều và có những nghiệp cụ có giá trị rất lớn. Việc tính toán thủ công của KTV rất dễ sai sót. Hơn nữa việc lưu trữ hồ sơ chỉ trên giấy làm việc có rủi ro cao, dễ thất lạc mặt khác lại gây khó khăn trong việc vận chuyển và tra cứu. Công việc thu thập và hoàn tất giấy khá tốn thời gian gây ảnh hưởng đến tiến độ của cuộc kiểm toán.