+ Đối tượng nghiên cứu : “Ứng dụng CNTT&TT kết hợp sách BT để đổi mới
PPDH LS ở trường THPT”.
+ Khách thể nghiên cứu : Môn LS lớp 10 và 11 ở trường THPT.
+ Phạm vi nghiên cứu : Ứng dụng CNTT&TT, sách BTLS, PPDH mới.
9. Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 9.1. Cơ sở lý luận thực tiễn
9.1.1. CNTT&TT là một thành tựu lớn của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay
CNTT&TT thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, GD – ĐT và các hoạt động chính trị, xã hội khác. CNTT&TT đã ảnh hưởng sâu sắc tới GD – ĐT đặc biệt là trong đổi mới PPDH. CNTT&TT đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng GD, vì nhờ có cuộc cách mạng nầy mà GD đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới : Học mọi nơi, Học mọi lúc, Học suốt đời; Dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu khác nhau; Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và cách học.
Ở nước ta ứng dụng CNTT&TT trong GD – ĐT được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ GD – ĐT đã thể hiện rõ điều nầy (Nghị quyết trung ương 2 Khoá VIII, Chỉ thị số 29 của Bộ GD – ĐT ngày 30/7/2001/CT). Đặc biệt Chiến lược phát triển GD –ĐT 2001 – 2010 của Bộ GD – ĐT đã yêu cầu ngành GD phải từng bước phát triển GD dựa trên CNTT, vì : “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lí hệ thống GD, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về PP dạy và học”.
9.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các PP phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa so sánh, nghiên cứu kết quả điều tra xã hội học…kết hợp lý luận với thực tiễn ứng dụng CNTT&TT trong PPDH LS. Đặc biệt là nghiên cứu qua các bài giảng, các đề tài nghiên cứu về đổi mới nội dung và PPDH LS ở trường THPT của các trường ĐHSP, Viện nghiên cứu xã hội, khảo sát chất lượng dạy học môn LS ở các trường THPT để định hướng làm sáng tỏ hơn các luận điểm khoa học mà đề tài quan tâm đang giải quyết. Kết hợp với thực tế qua quá trình giảng dạy chương trình thay sách lịch sử lớp 10 và 11 và những vấn đề có thể đề xuất những biện pháp khả thi vận dụng vào nội dung đề tài đang nghiên cứu giải quyết.
10. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
+ Đối với cấp lãnh đạo quốc gia
Bộ GD&ĐT đã có các công văn chỉ đạo hướng dẫn cho ngành GD triển khai thực hiện : “Bộ GD&ĐT lấy năm học 2008-2009 là “Năm học công nghệ
thông tin”, trong năm học 2007-2008 toàn ngành cần chuẩn bị thật tốt các nguồn lực nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị; mở rộng việc đưa Tin học vào giảng dạy trong các nhà trường; đổi mới nhận thức và nâng cao kỹ năng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; thực hiện đồng bộ việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động, trọng tâm vào công tác giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử trong từng trường học, từng quận, huyện và toàn thành phố”.
+ Đối với cấp lãnh đạo cơ sở
Năm học 2007-2008 Sở GD-ĐT Bình Dương đã tập trung đầu tư kinh phí xây dựng CSVC trường học , mua sắm TBDH hiện đại trang bị cho các trường, tổ chức cuộc thi thiết kế và giảng dạy bằng GAĐT cho tất cả các trường tham dự, tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học và thi tin học chứng chỉ A cho CBGV toàn ngành, tổ chức các buổi giới thiệu các phần mềm ứng dụng CNTT vào việc đổi mới PPDH để chuẩn bị bước vào năm học mới “Năm học công nghệ thông tin”.
BGH trường THPT Dĩ An thiết kế 3 phòng dạy học đa chức năng (trong đó có một phòng sử dụng di động GV có thể dạy ngay tại lớp học), 2 phòng vi tính nối mạng internet, tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học trình độ A cho CBGV của đơn vị, luôn động viên khuyến khích GV ứng dụng CNTT&TT để đổi mới PPDH. Trong năm học 2007-2008 có 100% các tổ đều có GV sử dụng phòng đa chức năng để giảng dạy thử nghiệm bằng GAĐT.
11. Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 6 phần : -Phần I : Nêu thực trạng của vấn đề.
-Phần II : Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính. -Phần III : Kết quả và kinh nghiệm đạt được từ SKKN. -Phần IV : Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả SKKN. -Phần VI : Sự chuẩn bị cho “Năm học CNTT 2008 – 2009”
NỘI DUNG
Phần I . Nêu thực trạng của vấn đề 1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN
1.1. Tình hình giảng dạy môn LS ở đơn vị
Trong hè 2006 và 2007, GVLS được bồi dưỡng chuyên đề thay sách cải cách môn LS lớp 10 và lớp 11. Trong tổ có 3 GV dạy LS, tôi được phân công dạy sử lớp 10 và lớp 11 (14 tiết/tuần) có thời gian đầu tư nghiên cứu soạn giảng theo PPDH mới.
Đầu năm học 2007-2008 Bộ GD – ĐT ban hành 2 quyển sách BTLS lớp 10 và lớp 11 theo chương trình cải cách mới. Tôi áp dụng thấy có kết quả tốt nên đề nghị với tổ bắt buộc 100% HS khối 10 và 11 mua sách BTLS dùng trong học tập ở nhà trước khi học bài mới và tôi đã dạy thao giảng thực nghiệm dưới sự góp ý của BGH và tổ chuyên môn theo đề tài báo cáo chuyên đề “Ứng dụng CNTT&TT kết hợp sách BT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT”.
1.2. Tình hình trường, lớp, học sinh
Trường THPT Dĩ An được tặng danh hiệu lá cờ đầu của các trường THPT năm học 2005-2006, chất lượng học tập của HS khá đồng đều ở các bộ môn, kết quả tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỉ lệ khá cao.
Năm học 2007-2008 điểm tuyển sinh vào lớp 10 cao nhất tỉnh, các em ở gần TP Hồ Chí Minh, được BGH quan tâm nhắc nhở động viên kịp thời về việc học tập nên tinh thần học tập và đạo đức của các em rất tốt, đa số HS chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô, chấp hành nội quy nhà trường như không viết vẽ trên bàn ghế, trên tường, mang giày đi học, giữ gìn tác phong đạo đức tốt.
Huyện Dĩ An đang chuyển dần thành đô thị hóa, mức sống của người dân đã tăng cao nên đa số cha mẹ quan tâm đến việc học tập của HS. Công tác GVCN, công tác giám thị được BGH có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh khi có vấn đề liên quan đến HS. Trong năm học có 4 lần họp PHHS từng lớp học để GVCN và GV bộ môn thông báo kết quả học tập của HS vào giữa học kì và cuối học kì, nhà trường có biện pháp phối kết hợp việc dạy - học giữa nhà trường và gia đình rất tốt.
Hàng tuần và cuối đợt thi đua BGH kết hợp các đoàn thể đã sơ kết đánh giá khen thưởng, kịp thời động viên nêu gương tốt hoặc nhắc nhở kịp thời những HS vi phạm nội quy nhà trường.
Đơn vị được Sở GD&ĐT Bình Dương trang bị đầy đủ các TBDH và phương tiện nghe nhìn như phòng đa chức năng, phòng lab, phòng vi tính, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện … có đầy đủ cán bộ chuyên trách sẵn sàng giúp đỡ GV trong các tiết giảng dạy khi cần sử dụng dụng cụ trực quan dạy học.
1.3. Ưu điểm khi thực hiện đề tài SKKN
GV có thể sử dụng các hình ảnh, tư liệu, sự kiện LS từ các nguồn phim ảnh đa dạng từ internet, băng ghi hình, tranh ảnh trong sách báo mà không phải mang theo đồ dùng DH cồng kềnh khi lên lớp.
Các tư liệu LS được chuyển thể thành phim theo chủ đề bài học được các đài truyền hình trong cả nước đưa lên màn ảnh và phổ biến rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, GV có thể tìm mua ở các trung tâm dịch vụ truyền hình hoặc từ trên mạng internet để phục vụ minh họa cho bài giảng sinh động hơn.
GV có thể trình chiếu các sơ đồ, bài tập nhóm, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi kiểm tra bài cũ hay kết thúc bài học để HS tiện theo dõi, vận dụng làm bài thi kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp theo chủ trương đổi mới công tác kiểm tra – đánh giá (KT – ĐG) chất lượng học tập của HS và thực hiện cuộc vận động “Hai không” mà toàn ngành đang hưởng ứng hiện nay.
Việc sơ đồ hóa, hệ thống hóa toàn bộ kiến thức bài học cũ theo từng chương, từng chủ đề cũng thuận lợi hơn khi sử dụng các bảng phụ giảng dạy.
Khi soạn một GAĐT, GV có thể lưu lại để giảng dạy ở nhiều lớp khác nhau. GV có thể bổ sung hoặc sửa đổi giáo án sau phần rút kinh nghiệm ở các tiết dạy tiếp theo hoặc những năm học sau.
2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN
Trình độ tin học và sử dụng máy vi tính của GV còn nhiều hạn chế, đòi hỏi GV ở nhà phải có máy vi tính nối mạng internet để soạn bài, có USB để sao chép nhập vào máy tính của trường, có máy chụp ảnh kỷ thuật số để chụp các hình ảnh minh họa đưa vào máy tính, máy scane để coppy hình ảnh …
GV phải thực sự yêu thích ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới PPDH, cần có thời gian và kinh phí để thực hiện.
Việc kết hợp sách BTLS trong DH cần có sự phối kết hợp giữa GV và HS. Sự chuẩn bị trước lúc đầu sẽ gặp nhiều khó khăn vì cần có sự đầu tư nhiều công sức của HS, nhưng bù lại tiết học sẽ thuận lợi hơn, giờ học sẽ trở nên sôi nổi hơn, hiệu quả hơn với sự tham gia đóng góp những ý kiến có chất lượng của nhiều HS và HS sẽ thực sự chủ động quá trình DH, GV có thể hoàn thành vai trò hướng dẫn HS tiếp thu kiến thức bền vững hơn.
Phần II . Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính
“Ứng dụng CNTT&TT kết hợp sách bài tập
để đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT”
1. Đối tượng học và việc thiết kế đa phương tiện dạy học
Cụm từ “Đa phương tiện dạy học” được chuyển ngữ từ thuật ngữ “Instructional Multimedia”, đề cập đến những phương tiện DH tương tác trên cơ sở máy tính như : bài giảng điện tử, giáo trình điện tử, phần mềm DH …
Học tập là một tiến trình lặp đi lặp lại các hoạt động để xây dựng từng đơn vị kiến thức, kĩ năng nhằm hình thành năng lực mới. Tuỳ theo đối tượng HS và người thiết kế mà tính cấu trúc của bài giảng của mỗi GV sẽ khác nhau.
Xuất phát từ tiêu chuẩn của phần mềm DH, đối tượng HS, ở góc độ nhà CNTT, người lập trình, đối tượng học có thể được quan niệm là “bất cứ thực thể nào, dù ở dạng nào, có thể được sử dụng, tái sử dụng hoặc tham khảo trong quá trình DH với sự hỗ trợ của CNTT”. Theo quan niệm này, bất cứ nội
dung hay ứng dụng nào đóng vai trò hướng dẫn HS trong DH đều được xem là đối tượng học. Đối tượng học có thể là thành phần phương tiện (hình ảnh, âm thanh, hoạt hình …) hay các thành phần DH (bài học, modul …), hay công cụ phần mềm hoặc thậm chí là cả con người, tổ chức hay sự kiện học tập.
Xuất phát từ quan niệm “Bản thiết kế mỗi bài học chính là kết hợp
những thiết kế cụ thể bao quát đủ những yếu tố cơ bản và xác lập được những liên hệ cần thiết, hợp lí giữa những yếu tố nầy”, chúng ta có thể xác định các
nội dung thiết kế là “thiết kế mục tiêu học tập, các hoạt động học tập, các
phương tiện giảng dạy - học tập và học liệu, đánh giá tổng kết và hướng dẫn học tập bổ sung, môi trường học tập” cùng với các hoạt động cần thiết là : tìm
tòi – phát hiện; xử lí – biến đổi nhằm phát triển sự kiện, vấn đề; ứng dụng – củng cố; đánh giá – điều chỉnh.
2. Khai thác, sử dụng internet góp phần tích cực hoá PPDH LS ở trường THPT
Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi khám phá. Việc học và chơi ngày càng gắn với máy vi tính, CNTT&TT nhiều hơn. Internet là một trong những nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ DH một cách có hiệu quả nhất. Một số nước tiên tiến trên thế giới đã coi việc sử dụng internet như là một trong các biện pháp hỗ trợ DH trong đó có môn LS. Một số SGK đã chỉ ra những địa chỉ trang Web cho HS tham khảo, sử dụng hỗ trợ cho việc DH của GV và học tập của HS. Chẳng hạn ở Singapore , ngoài trang web giới thiệu về trường còn có các trang dành cho việc hỗ trợ học tập, ở đó cung cấp cho HS kiến thức môn học, bài tập, bài kiểm tra online, thảo luận. GV có thể upload các bài kiểm tra của các năm trước hoặc của các trường khác để HS có thể lấy bài kiểm tra về tự luyện tập thêm. Ví dụ trường Methodist Girls’ School ngoài trang web : http: // www.mgs.sch.edu.sg giới thiệu chung về trường, ai cũng có thể vào được, còn cung cấp cho HS các trang web hỗ trợ học tập các môn học như http://www.lead.com,sg – http://heymath.net ; trường Anglo Chinese Junior College có http://3.acjc.edu ; trường StAndrew’s Junior
College có http://sajcmoodle.moe.edu.sg. Để sử dụng các trang nầy mỗi HS được cấp một ID và password trong đó ID thường là theo chứng minh nhân dân, password được cung cấp hoặc do HS tự chọn và đăng kí.
Ở Việt Nam, vấn đề nầy còn khá mới mẻ, đặc bịêt là môn LS, trong việc ứng dụng CNTT&TT. Một số GV, bước đầu chỉ mới biết đến việc sử dụng một số phần mềm công cụ để thiết kế giáo án điện tử (GAĐT) hỗ trợ DH, chưa chú trọng đến việc khai thác internet. Nhiều trường học đã kết nối internet, nhưng hiệu quả khai thác chưa cao, thường chỉ dùng để GV bộ môn tin học sử dụng để dạy bộ môn tin học khi đến phần hướng dẫn HS sử dụng internet mà thôi. Có khá nhiều nguyên nhân, do hạ tầng CNTT chưa đáp ứng đủ, do trình độ sử dụng internet của GV còn hạn chế, do chưa có trang web chuyên sâu hỗ trợ DH dành riêng cho bậc THPT trong những năm qua. Ở Bình Dương chỉ mới có Trường THPT Hùng Vương có thiết kế trang web riêng trong năm học 2007 -2008. Trường THPT Dĩ An có các GV tốt nghiệp cử nhân tin học cũng có đủ khả năng để thành lập một trang web riêng cho để hướng dẫn HS sử dụng trong học tập và phụ huynh liên hệ cập nhật thông tin kết quả học tập của con em mình ở tại nhà thường xuyên.
Hiện nay một số HS có anh chị đang học đại học hoặc gia đình có cha mẹ, anh chị là công chức đã có kết nối riêng internet tại nhà để sử dụng trong học tập và công tác. Đầu năm học nhân cơ hội Bưu chính viễn thông Bình Dương khuyến mãi kết nối internet lắp đặt miễn phí, tôi đã thông báo cho HS tất cả các khối lớp do mình phụ trách biết thông tin trên và động viên các em về nhà xin phép gia đình đăng kí lắp đặt internet riêng để mỗi HS tự sử dụng, đây là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho việc tự học của các em, kết quả có một số