Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu SKKN CỰC HAY_Ứng dụng CNTT và Truyền thông kết hợp Sách bài tập để đổi mới Phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 31)

Bộ môn LS ở trường THPT có ưu thế đặc biệt trong việc phát triển con người toàn diện vừa có tri thức khoa học, có tư tưởng đạo đức đúng đắn, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa có khả năng tự lập. linh hoạt, sáng tạo … trong cuộc sống. Song muốn phát huy được ưu thế nầy, trước hết, HS phải nắm vững kiến thức LS. Vậy làm thế nào để HS nắm vững kiến thức trong DHLS ở trường THPT?

Căn cứ vào mục tiêu bộ môn LS ở trường THPT, đặc trưng của hiện thực LS, đặc điểm nhận thức của HS và yêu cầu đổi mới GD hiện nay theo chỉ đạo của Bộ GD – ĐT “Ứng dụng CNTT&TT để đổi mới PPDH ở trường

THPT” hiện nay, chúng ta thấy rằng, việc giúp HS nắm vững kiến thức là vấn

đề hết sức cần thiết. Song trước hết cần thống nhất khái niệm “nắm vững kiến thức” của HS. Xung quanh khái niệm nầy, các nhà GD, tâm lí và GDLS đã đề

cập đến nhiều khía cạnh. Các nhà GD Xô Viết trước đây khẳng định : cũng như bất kì một người nào, HS không bao giờ nắm vững thực sự kiến thức, nếu người ta đem đến cho các em dưới dạng “chuẩn bị sẵn”. Không chỉ đơn thuần học thuộc, hoặc nói theo lối cũ “nghiền môn LS” … mà chỉ có thể nghiên cứu chúng mà thôi. Hoặc : “Kiến thức chẳng qua là một dạng nhất định của những mối liên hệ tạm thời, được tạo trên vỏ não các bán cầu đại não do ảnh hưởng của những kích thích bên ngoài và hoạt động tư duy tích cực của chủ thể đang nhận thức” (Khalamop. Phát huy tính tích cực của HS như thế nào? NXB

GD. Hà Nội.1979, tr,19). Bách khoa toàn thư SP của Liên Xô cho rằng : Nắm vững kiến thức trong DH là một hệ thống thông tin xác định bao gồm khả năng: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Nhà tâm lí học người Mĩ Bloom khi nói về lĩnh vực nhận thức trong đánh giá kết quả học tập đã nêu lên các mức độ :

biết (nhận biết, nhớ lại), hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, thông

qua 6 mức độ này để đánh giá HS nắm vững kiến thức hay không. Trong thực tế 6 mức độ này cũng đều thể hiện : biết, hiểu, ứng dụng. Các nhà tâm lí học Việt Nam cho rằng, nắm vững kiến thức là một hoạt động nhận thức tích cực và tự giác của HS, đưa các em từ chỗ chưa biết đến hiểu sâu sắc, nhớ những kĩ năng, tri thức, những khái niệm do GV truyền thụ và có thể vận dụng vào thực tiễn (Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân. Tâm lí học. NXB GD Hà Nội 1979, tr,47).

Trong những tài liệu PP DHLS, các nhà GDLS cũng khẳng định rằng, nắm vững kiến thức trong DHLS là phải “biết”, “hiểu” LS và “ứng dụng”.

Đây là con đường nhận thức biện chứng LS từ nắm sự kiện đến tạo biểu tượng, hình thành khái niệm để hiểu bản chất, rút ra bài học kinh nghiệm và quy luật LS. Trong đó, “biết” LS chưa phải là thước đo chất lượng của việc học tập, nghiên cứu LS, mà điều chủ yếu là hiểu LS, vận dụng tri thức LS vào tiếp thu kiến thức mới và hoạt động thực tiễn (Phan Ngọc Liên-Trịnh Đình Tùng- Nguyễn Thị Côi. PP dạy học lịch sử. Tập II. NXB ĐHSP, Hà Nội 2002, tr.134-135).

Như vậy, các nhà tâm lí GD và GDLS về cơ bản đều thống nhất : nắm vững kiến thức trong học tập nói chung, LS nói riêng là đòi hỏi HS phải “biết”, “hiểu” và “vận dụng” được tri thức đã học.

Mức độ đầu tiên việc nắm vững kiến thức LS là HS phải “nhận biết” được sự kiện, nhân vật … LS, có biểu tượng cụ thể, chân thật về bức tranh quá khứ, nghĩa là HS nhớ LS và trả lời được câu hỏi “như thế nào?”. Đây là nền

tảng giúp các em hiểu được bản chất của sự kiện. Trên cơ sở biết LS, HS phải tìm ra bản chất, ý nghĩa của sự kiện, thấy được mối liên hệ bên ngoài hay bên

trong của các sự kiện, hiện tượng. Đồng thời HS có thể lí giải được mối liên hệ giữa các yếu tố thời gian, không gian, mối liên hệ nhân quả … Tức là HS phải hiểu LS, trả lời được câu hỏi “tại sao?”. Từ “biết”, “hiểu”, trong quá trình học tập HS cần rèn luyện khả năng “vận dụng” tri thức đã học để hiểu kiến thức mới vào thực hành bộ môn và cuộc sống. Ba mức độ trên có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. “Biết” kiến thức LS là cơ sở để “hiểu”, “biết”

và “hiểu” lại là cơ sở để vận dụng. Đồng thời, hiểu sâu sắc kiến thức và có kĩ

năng vận dụng chúng càng giúp HS nhớ lâu và nắm kiến thức một cách bền vững.

Với quan điểm như trên, việc giúp HS nắm vững kiến thức có vai trò rất quan trọng trong DHLS ở trường THPT. Nó là yếu tố cơ sở đầu tiên của mục đích học tập bộ môn. Chỉ có nắm vững kiến thức LS, HS mới nảy sinh tư tưởng tình cảm đúng đắn và phát triển toàn diện con người các em. Không giúp HS nắm vững kiến thức LS thì không thực hiện được mục tiêu môn học.

Thực tiễn DHLS ở trường THPT hiện nay đã có bước tiến, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu GD đặt ra. Một thực tế đang diễn ra là thế hệ trẻ biết, hiểu rất mơ hồ về LS, không chỉ LS thế giới mà cả LS dân tộc. Điều này được phản ánh phần nào qua kết quả các kì thi vào đại học. Theo thống kê của VietNamnet, kì thi đại học năm 2005 có gần 56,5% số bài thi bị điểm 1 trở xuống, năm 2006 điểm trung gình các bài thi LS là 1,96, thấp nhất trong các môn, đặc biệt là kì thi TN THPT năm 2007.

Thực tế này còn được phản ánh trong các trò chơi đại chúng trên truyền hình “Ai là triệu phú”, “Đấu trường 100”, “Rung chuông vàng” của Đài truyền hình VTV Hà Nội … Các câu hỏi về LS hết sức đơn giản, thậm chí còn rất gần với chúng ta hiện nay, nhưng những người chơi trẻ tuổi thường trả lời sai hoặc không trả lời được. Thực tế đáng buồn đó đã khẳng định một điều là HS không nắm vững kiến thức LS. Các em mới dừng ở biết, hiểu mơ hồ, vì vậy dễ quên và trong bài thi có những sai sót tưởng chừng không thể có. Lí luận và thực tiễn trên đặt ra một vấn đề nóng bỏng là phải nâng cao chất lượng DHLS để đáp

ứng mục tiêu môn học. Muốn làm được điều này, trước hết và cấp thiết phải làm cho HS nắm vững kiến thức trong quá trình học tập. Đây là yêu cầu tối cần thiết, đầu tiên trong DHLS.

Thành tựu của CNTT&TT đã và đang được ứng dụng rộng khắp trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động, trong đó có HĐ DHLS. Đây là một trong các điều kiện quan trọng để đối mới PPDH; là nhân tố đảm bảo cho HĐ DHLS đạt hiệu quả; là cơ sở quan trọng để hình thành những phẩm chất và năng lực, hình thành nhân cách người GV trong thời đại mới - thời đại của khoa học kĩ thuật.

Một phần của tài liệu SKKN CỰC HAY_Ứng dụng CNTT và Truyền thông kết hợp Sách bài tập để đổi mới Phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w