Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước một số vùng ven đô sản xuất rau của Hà Nội và đề xuất giải pháp tổng hợp sản xuất rau an toàn (Trang 39)

2.3.Ỉ Phương pháp ngoài thực địa

a/ Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp khảo sát thực địa là rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng qưát và sơ bộ về khu vực nghiên cứu, đổng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó dưa ra nhận xét chung về hiện trạng môi trường của vùng nghiên cứu.

bi Phương pháp lấy mẫu

- Mẫu đất: lấy bằng phương pháp lấy mẫu hỗn hợp. Tại mỗi xã nghiên cứu, chúng tôi lấy từ 5 - 8 mẫu đất hồn hợp gồm nhiều mẫu riêng biệt. Mỗi mẫu đất được lấy tại một ruộng trồng rau. Các mẫu đất được lấy ở tầng mặt (0 - 20 cm).

- Mẫu rau: lựa chọn những loại rau điển hình của địa phương, mỗi mẫu rau lấy 500 gam từ nhiều điểm khác nhau trong ruộng rồi gộp lại lấy mẫu chung. Mẫu sau đó được rửa sạch, phơi khô không khí, đem sấy, nghiền nhỏ rồi phân tích.

- Mẫu nước: lấy tại các mương dẫn nước chính vào ruộng và mương tưới nội đỗng khu vực lấy mẫu đất.

c/ Phưong pháp tiếp cận cộng đồng - Đánh giá nhanh nông thôn

Phỏng vấn lãnh đạo chính quyền địa phương đê tìm hiểu điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau của xã, phương hướng phát triển sản xuất RAT, những thuận lợi và khó khăn của chính quyền đối với ngành sản xuất

Phỏng vấn đại diện HTX sản xuất rau về tổ chức, hoạt động, tình hình san xuất và tiêu thụ sản phẩm, vai trò của HTX đối với người sản xuất. Những đề xuất, kiến nghị giúp HTX hoạt động hiệu quả hơn...

Điểu tra bằng bảng hỏi đối với các hộ dân sản xuất rau vể tình hình sản xuãt và tiêu thụ sản phẩm, những kỹ thuật cụ thể được áp dụng trong sản xuất, những thuận lợi và khó khãn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, nhu cầu về các kỹ thuật và dịch vụ cần được đáp ứng để đảm bảo quy trình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn quy định...

dl Phương pháp thu thập tổng hợp và phán tích tài liệu, sô'ỉiệu.

Cơ sở của phương pháp này là thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau.

Sử dụng phương pháp này nhằm hệ thống lại các tài liệu, số liệu rời rạc sẩn có về các vùng trổng rau ngoại thành.

Phân tích đánh giá các số liệu sẩn có, các số liệu phân tích được. Tổng hợp các số liệu đó để đưa ra đánh giá chính xác và đầy đủ.

2.3.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

* Phương pháp phán tích đất:

- Xác định pHKa: bằng máy đo pH meter - Xác định Mùn : Phương pháp Walkley - Black - Xác định CEC : Phương pháp Schachtschabel

- Xác định Ca2+, M g2+ trao đổi: bằng phương pháp complexon, chiết rút bằng dung dịch KC1 (tỉ lệ 1 : 5, lắc trong 1 giờ).

- Xác định TPCG bằng phương pháp pipet của Katrinski - Gluskop. - Xác định N,P,K tổng số : phá mẫu bằng hỗn hợp H2S 0 4 và HCIO4.

+ Nitơ tổng số: phương pháp kenđan

+ Phốtpho tổng số: phương pháp so màu xanh molipđen + Kali tổng số: phương pháp quang kế ngọn lửa.

- Xác định Nitơ thuỷ phân: chiết rút bằng dung dịch H2SO4 0,5N (tỉ lệ 1:5) theo phương pháp Chuirin - Cononova.

- Xác định Phỏtpho dễ tiêu : chiết rút bằng dung dich H?S 0 4 0,1N (tỉ lệ 1:5 ) theo phương pháp so màu xanh molipđen.

- Xác định Kali dễ tiêu: chiết rút bằng dung dịch HC1 0,2N (tỉ lệ 1 : 5), đo bằng máy quang k ế ngọn lửa

- Xác định Cu, Pb, Zn, Cd, Mn di động trong đất: bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (chiết rút bằng dd đệm amoni axetat; pH= 4,8; tỉ lệ 1 : 5).

* Phương pháp phàn tích nước :

- Xác định N,P,K tổng số như trong đất.

- Xác định COD bằng phương pháp ôxi hoá với hỗn hợp K2Cr20 7 - H2S 0 4. - Xác định BOD: bằng phương pháp ủ ở nhiệt độ 20°c trong 5 ngày.

- Xác định Cu, Pb, Zn, Cd, Mn di động trong nước: bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

* Phương pháp phân tích thực v ậ t:

- Xác định N,P,K tổng sô như trong đất.

- Xác định Cu, Pb, Zn, Cd trong thực vật: phá mẫu và đinh lượng bang phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

PHẦN 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

3.1. Kết quả điểu tra vể điểu kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng trống rau ngoại thành hà nội.

Thủ đô Hà Nội thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích 921krrr chủ yếu là đất phù sa, trong đó đất phù sa được bồi đắp từ các sông ngòi có diện tích lớn nhất (52.500ha) tập trung chủ yếu ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm và một vài xã thuộc huyện Đông Anh. Khí hậu của Hà Nội thuộc khu vực nhiệt đới, gió mùa lạnh và nắng. Lượng mưa trung bình 1.689mm tập trung chủ yếu vào các tháng 5 - 8 (chiếm tới 80% tổng lượng mưa cả năm). Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24°c. Độ ẩm kéo dài gân như quanh năm. Với vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và đất đai như vậy, khu vực ngoại thành Hà Nội có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất rau nói riêng.

* X ã Vân Nội - huyện Đỏng Anh

Xã Vân Nội có 7 thôn xóm, với 2.370 hộ, tống số dân là 9.858 người. Hộ nông nghiệp là 1.896 hộ, chiếm 80% dân số của xã. Lao động trong độ tuổi ( 1 5 - 6 0 tuổi) là 7.160 người, lao động nữ chiếm 65%, lao động nông nghiệp chiếm 80%, trong đó 50% không qua đào tạo.

Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc 2.800 tấn/năm, bình quân đầu người trong xã 284 kg/người. Riêng lúa 1.600 tấn/nàm, rau củ, quá 1.900 tãn/năm, san lượng gia súc gia cầm 45 tấn/năm. Thu nhập binh quân theo đơn vị diện tích sản xuất 60 triệu đồng/ha, theo hộ 38 triệu đồng/hộ/năm.

* X ã Nam H ồng - huyện Đông Anh

Theo kết quả tổng điều tra nông thôn - Nóng nghiệp và Thuy sản nãm 2006. Tổng số hộ nông nghiệp, thuỷ sản là: 1445 hộ, chiếm 56,9%; Thương nghiệp là 363 hộ, chiếm 14,3%; Công nghiệp, xây dựng có 494 hộ, chiếm 19,5%. Giá trị sán xuất nông nghiệp, thuỷ sản/1 ha canh tác đạt: 71,6 triệu đồng.

* X ã M inh K hai - huyện Từ Liêm

Xã Minh Khai có 4 thôn: Phúc Lý, Vân Trì, Nguyên Xá, Ngoạ Long với dân số là 13.400 người với 2.500 hộ. Cơ cấu kinh tế: sản xuất nông nghiệp (47,2 %), thương mại, dịch vụ (41,5 %)

Năm 2004, tỷ trọng ngành trồng trọt là 84,3% (tương ứng với 19,960 tỷ đồng) trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp (23,659 tỷ). Tỷ trọng ngành chăn nuôi chỉ chiếm 12,7 %.

* X ã Yên M ỹ - huyện Thanh T r ì :

Xã Yên Mỹ có 4.033 nhân khẩu, trong đó có 2.810 nhân khẩu tham gia sản xuất nông nghiệp. Theo số hộ, toàn xã có 1.083 hộ, bao gồm 871 hộ nông nghiệp và 172 hộ phi nông nghiệp. Diện tích đất ở trung bình là 245,36 nrr/lhộ, xã được chia làm 10 xóm và có 6 đội sản xuất.

Về kinh tế, đến nay trong toàn xã số hộ khá chiếm 68%, số hộ trung bình chiếm 31%, nghèo 1%. Số hộ nghèo trong xã nguyên nhân chù yếu là do thiếu vốn hoặc thiếu nhân lực lao động.

3.2. Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu.

Khảo sát địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp điều tra xã hội học để tìm hiếu các vấn đề thực tế liên quan đến tình hình sản xuất rau an toàn, lấy ý kiến trung thưc của cộng đồng và thu thập các yêu cầu nguyện vọng của người sán xuất.

Mô hình HTX sản xuất RAT đã bắt đầu được xây dựng và phát triển tại một số khu vực ngoại thành Hà Nội và đã góp phần thúc đẩy việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm RAT. Tiến hành phỏng vấn bằng bang câu hỏi đối với đại diện lãnh đạo các nhóm, các HTX sản xuất rau để nắm bắt chung về tình hình sản xuất, tiêu thụ rau của vùng.

Chọn ngẫu nhiên các hộ sản xuất rau (15-20hộ/xã) để phỏng vấn bằng bảng hỏi để đảm bảo tính đại diện, nguồn thông tin thu được có tính khách quan về những vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau ở những vùng này.

3.2.1. Cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của các HTX và các nhóm sản xuất rau

an toàn

Các HTX sản xuất và tiêu thụ RAT được thành lập theo tiêu chuẩn HTX kiểu mới (theo Luật HTX được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996), chuyển đổi từ HTX nông nghiệp sang HTX địch vụ. HTX được kế thừa phần kinh phí còn lại của HTX cũ cộng với phần kinh phí của các xã viên đóng góp khi tham gia HTX để hoạt động theo tinh thần của luật HTX kiểu mới.

Co cấu tổ chức:

Tất cả các HTX có một khung cơ cấu tổ chức chung bao gồm:

- Ban quán trị HTX gổm: Một chủ nhiệm HTX (do các xã viên trong HTX bầu ra), một phó chủ nhiệm HTX, một K ế toán, một thủ quỹ, một kiểm soát viên.

- Trong HTX chia ra các nhóm (đội) sản xuất, mõi nhóm có một nhóm trưởng phụ trách chung.

Hình thức sinh hoạt của HTX: các xã viên sinh hoạt theo nhóm. Các nhóm trưởng sinh hoạt với Ban quản trị HTX để phản ánh lại tình hình cụ thế của nhóm mình và trao đối kê hoạch hoạt động của HTX. Mỏi năm một lần hoặc nửa nam một lần tuỳ từng HTX sẽ tổ chức Đại hội xã viên, mỗi nhóm sẽ có một sỏ xã viên đại diện tham gia.

Quy ché hoạt động:

HTX hoạt động theo quy chế do Ban chủ nhiệm HTX soạn thảo theo luật và được thông qua tại đại hội xã viên. Trong quy chê hoạt động có các chương và các điều về: Những quy định chung, mục tiêu hoạt động của HTX, nguyên tắc hoạt động, nội dung hoạt động, các điểu kiện để trở thành thành viên của HTX, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên, khen thưởng và kỷ luật các các thành viên.

3.2.2. C ác dịch vụ H TX cung cấp cho xã viên

Cung cap các dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp là chức năng của HTX dịch vụ. Các HTX thực hiện được các mảng dịch vụ sau:

a! Thuỷ lợi

Nước tưới là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Với nhu cầu canh tác thâm canh thì hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh là rất quan trọng đè đảm bảo sản xuất hiệu quả. Các xã đều có hệ thống kênh mương nội đồng, đang dần được bẽ tông hoá, tuy nhiên tưới tiêu chưa hoàn chỉnh, chưa chủ động. Nguồn nước tưới chu yếu là nước sông Hồng và nước giếng khoan. Các HTX với vai trò là trung gian giữa các công ty cung cấp nước, hoặc trạm bơm của huyện, xã và các xã viên sẽ đóng phí thuỷ lợi cho HTX rồi HTX chuyển trả các đơn vị cung cấp. Với dịch vụ này xã viên sẽ có định mức thuỷ lợi phí tính theo sào canh tác.

b! Điện sản xuất

Điện dùng để vận hành các máy bơm lấy nước giếng khoan. Giêng được khoan ngay tại chân ruộng, người dân dùng máy bơm nước vào các mương rãnh cạnh ruọng (xã Nam Hồng, Vân Nội,...) HTX sẽ có dịch vụ cung cấp điện sản xuất, điện được dẫn ra đồng để xã viên chạy máy bơm nước, thắp sáng,... HTX cũng đóng vai trò trung gian đẽ thu phí rồi chuyển trả cho công ty điện.

c! Bảo vệ đồng ruộng

HTX có đội bảo vệ đồng ruộng, trông nom để san phẩm của các xã viên khong bị mất mát, hư hại. Các xã viên tham gia dịch vụ bảo vệ đồng ruộng của HTX sẽ phái đóng góp phí quy theo lượng thóc nhất định. Phí dịch vụ này sẽ được chi trá cho đọi bảo vệ. Nếu đội bảo vệ không hoàn thành nhiệm vụ thì phải đển bù.

d/ Báo vệ thực vật trong sản xuất rau an toàn (dự tính dự báo tình hình sáu bệnh)

Tại các HTX sản xuất RAT thường có 1 cán bộ cùa Chi cục BVTV thường xuyên về kiểm tra, cùng với các cán bộ kỹ thuật của HTX đẽ theo dõi tình hình sâu bệnh đồng ruộng, sẽ cung cấp thông tin kịp thời về dịch bệnh và có biện pháp xử lý. Dịch vụ này rất hiệu quả, giúp người dân có cách phòng trừ dịch sâu hệnh kịp thời đé tránh lây lan, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

e! Cung ứng vật tư nòng nghiệp

Các HTX có dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp (giống, phân bón. thuốc BVTV,...) cho xã viên với các hình thức khác nhau.

- HTX dịch vụ NN chăn nuôi - sản xuất rau thôn Đìa xã Nam Hông thì có vốn nhập vật tư về kho, mở quầy bán hàng cho xã viên, hoạt động như một đại ]ý cung cấp tại xã.

- Các HTX khác thường liên hệ với các đại lý lớn lấy vật tư theo nhu cầu của xã viên. HTX có vai trò như đơn vị trung gian để cung cấp vật tư cho xã viên.

Dịch vụ cung ứng vật tư nống nghiệp của các HTX cũng kiếm soát đươc phần nào tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV của các xã viên, HTX chỉ cung câp những loại thuốc BVTV trong danh mục cho phép, không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và môi trường.

f / Chuyên giao khoa học kỹ thuật:

Chuyển giao khoa học kỹ thuật là phãn được HTX quan tâm hàng đầu. Chính quyền xã cũng như các HTX luôn tìm cách đưa thông tin khoa học đến với người dân, liên hệ với các cơ quan chức năng đế tổ chức tập huấn giới thiệu kỹ thuật san xuất, công nghệ mới trong sản xuất, bảo vệ môi trường.

- Tổ chức phát triển nống nghiệp Đan Mạch - Châu Á (ADDA) thông qua Hội nông dân thành phố Hà Nội tài trợ triển khai chương trình tập huấn IPM (quán ]ý dịch hại tổng hợp) và quy trình sản xuất các loại rau an toàn cho các xã nông nghiệp huyện ngoại thành Hà Nội, từ năm 2002 - 2005. Các HTX đếu đã cử xã viên tham gia tập huấn và thực hành xây dụng mỏ hình điểm, thành lập các nhóm RAT cùng trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất, người dân rất phấn khởi với chương trinh tập huấn này khi được hỏi đến.

- Ngoài ra, Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyên nông thành phô HN, Sơ NN- PTNT, Hội nông dân huyện, Phòng nông nghiệp huyện,... cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất RAT, phòng trừ sâu bệnh,... cho người dân ở xã.

- Các HTX cũng thường kết hợp VỚI các công ty san xuât phán bón, thuốc BVTV để tổ chức giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn người dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý và hiệu quả cho cây trổng.

Nắm bắt thông tin, khoa học kỹ thuật là yêu cầu trước tiên đê người dân thực hành quy trình sản xuất mới, các HTX rất quan tâm đến vấn đề này. HTX luôn sap xếp để tất cả xã viên đều được tham gia tập huấn kỹ thuật. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm có thể học hỏi trao đổi với nhau để hiểu rõ hơn về kỹ thuật sản xuất. Sau khi được tập huấn kỹ thuật, người dán áp dụng theo đúng quy trình đã được học và không gặp nhiều khó khăn. Họ đã nhận thức được việc sản xuất RAT là mục tiêu lâu dài, cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Tuy nhiên, trong quá trinh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở một sd xã cũng gặp phải một số khó khăn:

- Lao động nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ, người lớn tuổi (thanh niên và nam giới thoát ly đi làm xa) nên sức khoẻ hạn chế, đôi khi nhận thức còn chậm, chưa nhạy bén trong áp dụng khoa học mới vào sản xuất.

- Người dân còn chưa chủ động, chờ lãnh đạo làm trước rồi thực hành theo. - Trong một hộ gia đình, có thể người vợ là lao động chính nhưng khi tham

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước một số vùng ven đô sản xuất rau của Hà Nội và đề xuất giải pháp tổng hợp sản xuất rau an toàn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)