Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước một số vùng ven đô sản xuất rau của Hà Nội và đề xuất giải pháp tổng hợp sản xuất rau an toàn (Trang 43)

Khảo sát địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp điều tra xã hội học để tìm hiếu các vấn đề thực tế liên quan đến tình hình sản xuất rau an toàn, lấy ý kiến trung thưc của cộng đồng và thu thập các yêu cầu nguyện vọng của người sán xuất.

Mô hình HTX sản xuất RAT đã bắt đầu được xây dựng và phát triển tại một số khu vực ngoại thành Hà Nội và đã góp phần thúc đẩy việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm RAT. Tiến hành phỏng vấn bằng bang câu hỏi đối với đại diện lãnh đạo các nhóm, các HTX sản xuất rau để nắm bắt chung về tình hình sản xuất, tiêu thụ rau của vùng.

Chọn ngẫu nhiên các hộ sản xuất rau (15-20hộ/xã) để phỏng vấn bằng bảng hỏi để đảm bảo tính đại diện, nguồn thông tin thu được có tính khách quan về những vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau ở những vùng này.

3.2.1. Cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của các HTX và các nhóm sản xuất rau

an toàn

Các HTX sản xuất và tiêu thụ RAT được thành lập theo tiêu chuẩn HTX kiểu mới (theo Luật HTX được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996), chuyển đổi từ HTX nông nghiệp sang HTX địch vụ. HTX được kế thừa phần kinh phí còn lại của HTX cũ cộng với phần kinh phí của các xã viên đóng góp khi tham gia HTX để hoạt động theo tinh thần của luật HTX kiểu mới.

Co cấu tổ chức:

Tất cả các HTX có một khung cơ cấu tổ chức chung bao gồm:

- Ban quán trị HTX gổm: Một chủ nhiệm HTX (do các xã viên trong HTX bầu ra), một phó chủ nhiệm HTX, một K ế toán, một thủ quỹ, một kiểm soát viên.

- Trong HTX chia ra các nhóm (đội) sản xuất, mõi nhóm có một nhóm trưởng phụ trách chung.

Hình thức sinh hoạt của HTX: các xã viên sinh hoạt theo nhóm. Các nhóm trưởng sinh hoạt với Ban quản trị HTX để phản ánh lại tình hình cụ thế của nhóm mình và trao đối kê hoạch hoạt động của HTX. Mỏi năm một lần hoặc nửa nam một lần tuỳ từng HTX sẽ tổ chức Đại hội xã viên, mỗi nhóm sẽ có một sỏ xã viên đại diện tham gia.

Quy ché hoạt động:

HTX hoạt động theo quy chế do Ban chủ nhiệm HTX soạn thảo theo luật và được thông qua tại đại hội xã viên. Trong quy chê hoạt động có các chương và các điều về: Những quy định chung, mục tiêu hoạt động của HTX, nguyên tắc hoạt động, nội dung hoạt động, các điểu kiện để trở thành thành viên của HTX, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên, khen thưởng và kỷ luật các các thành viên.

3.2.2. C ác dịch vụ H TX cung cấp cho xã viên

Cung cap các dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp là chức năng của HTX dịch vụ. Các HTX thực hiện được các mảng dịch vụ sau:

a! Thuỷ lợi

Nước tưới là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Với nhu cầu canh tác thâm canh thì hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh là rất quan trọng đè đảm bảo sản xuất hiệu quả. Các xã đều có hệ thống kênh mương nội đồng, đang dần được bẽ tông hoá, tuy nhiên tưới tiêu chưa hoàn chỉnh, chưa chủ động. Nguồn nước tưới chu yếu là nước sông Hồng và nước giếng khoan. Các HTX với vai trò là trung gian giữa các công ty cung cấp nước, hoặc trạm bơm của huyện, xã và các xã viên sẽ đóng phí thuỷ lợi cho HTX rồi HTX chuyển trả các đơn vị cung cấp. Với dịch vụ này xã viên sẽ có định mức thuỷ lợi phí tính theo sào canh tác.

b! Điện sản xuất

Điện dùng để vận hành các máy bơm lấy nước giếng khoan. Giêng được khoan ngay tại chân ruộng, người dân dùng máy bơm nước vào các mương rãnh cạnh ruọng (xã Nam Hồng, Vân Nội,...) HTX sẽ có dịch vụ cung cấp điện sản xuất, điện được dẫn ra đồng để xã viên chạy máy bơm nước, thắp sáng,... HTX cũng đóng vai trò trung gian đẽ thu phí rồi chuyển trả cho công ty điện.

c! Bảo vệ đồng ruộng

HTX có đội bảo vệ đồng ruộng, trông nom để san phẩm của các xã viên khong bị mất mát, hư hại. Các xã viên tham gia dịch vụ bảo vệ đồng ruộng của HTX sẽ phái đóng góp phí quy theo lượng thóc nhất định. Phí dịch vụ này sẽ được chi trá cho đọi bảo vệ. Nếu đội bảo vệ không hoàn thành nhiệm vụ thì phải đển bù.

d/ Báo vệ thực vật trong sản xuất rau an toàn (dự tính dự báo tình hình sáu bệnh)

Tại các HTX sản xuất RAT thường có 1 cán bộ cùa Chi cục BVTV thường xuyên về kiểm tra, cùng với các cán bộ kỹ thuật của HTX đẽ theo dõi tình hình sâu bệnh đồng ruộng, sẽ cung cấp thông tin kịp thời về dịch bệnh và có biện pháp xử lý. Dịch vụ này rất hiệu quả, giúp người dân có cách phòng trừ dịch sâu hệnh kịp thời đé tránh lây lan, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

e! Cung ứng vật tư nòng nghiệp

Các HTX có dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp (giống, phân bón. thuốc BVTV,...) cho xã viên với các hình thức khác nhau.

- HTX dịch vụ NN chăn nuôi - sản xuất rau thôn Đìa xã Nam Hông thì có vốn nhập vật tư về kho, mở quầy bán hàng cho xã viên, hoạt động như một đại ]ý cung cấp tại xã.

- Các HTX khác thường liên hệ với các đại lý lớn lấy vật tư theo nhu cầu của xã viên. HTX có vai trò như đơn vị trung gian để cung cấp vật tư cho xã viên.

Dịch vụ cung ứng vật tư nống nghiệp của các HTX cũng kiếm soát đươc phần nào tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV của các xã viên, HTX chỉ cung câp những loại thuốc BVTV trong danh mục cho phép, không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và môi trường.

f / Chuyên giao khoa học kỹ thuật:

Chuyển giao khoa học kỹ thuật là phãn được HTX quan tâm hàng đầu. Chính quyền xã cũng như các HTX luôn tìm cách đưa thông tin khoa học đến với người dân, liên hệ với các cơ quan chức năng đế tổ chức tập huấn giới thiệu kỹ thuật san xuất, công nghệ mới trong sản xuất, bảo vệ môi trường.

- Tổ chức phát triển nống nghiệp Đan Mạch - Châu Á (ADDA) thông qua Hội nông dân thành phố Hà Nội tài trợ triển khai chương trình tập huấn IPM (quán ]ý dịch hại tổng hợp) và quy trình sản xuất các loại rau an toàn cho các xã nông nghiệp huyện ngoại thành Hà Nội, từ năm 2002 - 2005. Các HTX đếu đã cử xã viên tham gia tập huấn và thực hành xây dụng mỏ hình điểm, thành lập các nhóm RAT cùng trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất, người dân rất phấn khởi với chương trinh tập huấn này khi được hỏi đến.

- Ngoài ra, Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyên nông thành phô HN, Sơ NN- PTNT, Hội nông dân huyện, Phòng nông nghiệp huyện,... cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất RAT, phòng trừ sâu bệnh,... cho người dân ở xã.

- Các HTX cũng thường kết hợp VỚI các công ty san xuât phán bón, thuốc BVTV để tổ chức giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn người dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý và hiệu quả cho cây trổng.

Nắm bắt thông tin, khoa học kỹ thuật là yêu cầu trước tiên đê người dân thực hành quy trình sản xuất mới, các HTX rất quan tâm đến vấn đề này. HTX luôn sap xếp để tất cả xã viên đều được tham gia tập huấn kỹ thuật. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm có thể học hỏi trao đổi với nhau để hiểu rõ hơn về kỹ thuật sản xuất. Sau khi được tập huấn kỹ thuật, người dán áp dụng theo đúng quy trình đã được học và không gặp nhiều khó khăn. Họ đã nhận thức được việc sản xuất RAT là mục tiêu lâu dài, cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Tuy nhiên, trong quá trinh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở một sd xã cũng gặp phải một số khó khăn:

- Lao động nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ, người lớn tuổi (thanh niên và nam giới thoát ly đi làm xa) nên sức khoẻ hạn chế, đôi khi nhận thức còn chậm, chưa nhạy bén trong áp dụng khoa học mới vào sản xuất.

- Người dân còn chưa chủ động, chờ lãnh đạo làm trước rồi thực hành theo. - Trong một hộ gia đình, có thể người vợ là lao động chính nhưng khi tham

gia các lớp tập huấn thì chủ yếu là chồng tham gia, sau vể hướng đẫn lại cho vợ làm nên đỏi khi người sản xuất trực tiếp lại không nắm vững được kỹ thuật sản xuất.

Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền địa phương, có làm tốt công tác này thì mới phát triển được sản xuất bền vững. Ban chủ nhiệm HTX cần tích cực nãng động trong việc tiếp nhận thông tin khoa học, hướng dẫn cho xã viên; người lãnh đạo cần là người đi đầu trong sản xuất để xã viên học hỏi.

* Phí dịch vụ

Xã viên sử dụng các dịch vụ của HTX thì phải đóng phí dịch vụ hàng năm hoặc theo từng vụ (phí dịch vụ thuỷ lợi, điện, bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ thực vật, nạo vét kênh mương, sửa đường nội đổng). Ví dụ ở Yên Mỹ: 80.000đ/sào/nãm.

3.2.3. T ìn h hình sản xu ất ra u

a! X ã Văn N ội - huyện Đông Anh :

Ván Nội là một xã chuyên canh rau kết hợp với trồng lúa. Diện tích đất nông nghiệp là 390,0 ha (bằng 61% diện tích tự nhiên), trong đó có 180 ha đất trổng rau, diện tích trồng rau quanh năm là 90 ha (trong đó 60 ha trồng RAT đã được công nhận). Vùng trồng rau Vân Nội quanh nãm đa dạng về chủng loại. Có 23 chủng loại rau chính. Họ thập tự gồm các loại : cải bắp, su hào, súp lơ, cải xanh, cải canh,... chiếm diện tích lớn nhất (58,06%). Nhóm cây họ cà, họ đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ bảo quản vận chuyển nhưng mức phổ bièn thấp. Đậu cô ve, đậu đũa chiêm ty lệ 1,08%, cà chua, ớt ngọt, cà tím chiếm 5,9%. HTX luôn có định hướng cơ cấu mùa vụ sản xuất nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, đa dạng hoá sản phãm.

thiện nhiều. Những khu trổng rau của Vân Nội được công nhận sản xuất RAT đảm bảo điều kiện thoát nước, xa khu công nghiệp, bệnh viện, đường quốc lộ, Với những mảnh đất chuyên canh rau, người dân để ải đất khoảng 1-2 tuần trước khi vào vụ cây trồng mới hoặc có sự luân chuyển đất canh tác, có vụ để cho đất nghỉ. Ở Vân Nội phổ biến cả nhà lưới khung sắt (do chương trình dự án đầu tư) và mô hình nilon. khung tre úp luống do người dân tự làm. Từ thực tế người sản xuất đánh giá làm theo mô hình nilon có thể chủ động: khi mưa thì che nilon, khi năng thì mở nilon để cây trồng hứng nắng, mô hình này đòi hỏi mất nhiều công nhưng hiệu quả cao hơn so với nhà lưới cao, khung sắt hay cọc bêtông. Xu hướng tại Vân Nội là người dân thích làm mô hình nilon úp luống với chi phí khoảng 1 -1 ,5 triệu/sào/năm, giá thành này là phù hợp để người dân có thể đầu tư chứ xây dựng nhà lưới khung sất chi phí rât lớn. phải trông chờ vào dự án hỗ trợ. VỚI mô hình này Vân Nội giảm thiểu được những anh hưởng do thời tiết đối với canh tác rau trong vụ hè thu nhiều mưa bão.

Rau xanh chứa tới 90% là nước nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Theo quy định nước tưới trong sán xuất RAT là nguổn nước sạch, được lấy từ nước ở các giếng khoan hoặc các sông hồ không bị ô nhiễm. Do vậy nước tưới luôn là vấn đề mà người sản xuất quan tâm. Thực tế ở Vân Nội có 2 nguón nước tưới chủ yếu là nước sông Hồng và nước giếng khoan.

- Các hộ dân khoan giếng ngay tại chân ruộng, dùng máy bơm hút nước vào ruộng. - Nguồn nước sông Hồng qua các trạm bơm nước chính là trạm bơm Bác Thăng Long và Nam Hổng đưa về hệ thống kênh mương của xã.

Hệ thống mương máng nội đồng đã được bê tông hoá nhung vẫn chưa chủ động được tưới tiêu.

Sau khi được tham gia các lớp tập huấn sản xuất rau an toàn, người dàn đã có những kiến thức đầy đủ hơn về sử dụng phân bón. Phân bón là nguổn bổ sung dinh dưỡng cho đất và trực tiếp cho cây trồng. Bón phân càn đối và hợp lý giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Dù bón thừa hay thiếu nguyên tô' dinh dưỡng nào cũng có thể làm giảm hiệu quả của các chất dinh dưỡng khác và do đó làm giảm năng suất cây trồng. Người dân không còn sử dụng nguồn phân tươi, phàn bác mà chỉ bón cho rau các ỉoại phân chuồng ủ hoai mục, phân hóa học (Phân ure Hà Bắc, Supe lân Lâm Thao, phân NPK con cò ,...), phân vi sinh, tro bêp. Phân bón hoá học vẫn được người

dân sử dụng chủ yếu chứ họ chưa quen sử dụng nhiều phân vi sinh. Lượng phân bón được sử dụng cho một sào rau:

Đối với cây ngắn ngày (rau ãn lá):

- Bón lót trước khi trồng: 50kg tro bếp + 10 kg phân con cò + 10 kg phân vi sinh

- Bón thúc sau gieo 10 ngày: 3 kg đạm + 5 kg super lân + 2 kg kali - Bón thúc sau 10 ngày tiếp: 2 kg đạm + 5 kg super lân + 1 kg kali Đối với rau vụ đông (bắp cải, súp lơ, su h ào ... t:

- Bón lót: tro bếp (1-1,5 tạ) + phàn chuồng ủ (3-4 tạ) + phân vi sinh - Bón thúc đợt 1 khi hình thành bắp, hoa: đạm (3*4 kg) + lân (4-5 ks.)

- Tuỳ tình hình cây, bón thêm N-P-K vào 1-2 đợt nữa.

Người dân trồng RAT được tập huấn biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp - IPM: Luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt, không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý,... và được tập huấn, cung cấp nhiều thông tin về việc sử dụng hợp lý thuốc BVTV. Chi cục BVTV thành phố Hà Nội thường xuyên có 1 cán bộ ve xã kiếm tra tình hình dịch bệnh và lấy mẫu để phân tích kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong rau. Các hộ dân được hỏi đều cho biết: họ sử dụng các loại thuốc hoá học loại nhẹ nếu cây bị sâu bệnh khi còn non, khi cây đến giai đoạn phát triển lá, hoa, củ, qua thi chi sử dụng các loại thuốc thảo mộc, sinh học và phai tự băt sâu. Thuỏc sinh học BT. Pesta, Anpate để trừ sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy; các loại thuốc hoá học như Benzan, Digan, Suka, Matsan,... Người dân tự nhận thức được rang: việc sử dụng hợp lý thuốc BVTV trước hết là bảo vệ sức khoẻ bản thân trong khi lao động, gia đình yên tám ăn rau mình sản xuất. Chi phí thuốc BVTV từ 50.000 - lOO.OOOđ/sào/vụ. Vào chính vụ đông xuân thì ít sâu bệnh hơn vụ hè thu.

bl X ã Nam Hổng - huyện Đông Anh

Nam Hổng có diện tích trồng cây hàng năm là 1.188 ha. Trong đó: Diện tích trồng lúa 486 ha, năng suất lúa trung bình đạt 50 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 2.430 tấn. Diện tích trồng cây rau màu, thực phẩm 686 ha. Năng suất trung binh đạt 280 tạ/ha, sản lượng đạt 19.208 tấn. Diện tích trồng RAT đã được công nhận là 35 ha.

Rau trồng ở đây cũng đa dạng về chủng loại. Vụ hè thu: bí xanh, cà tím, cà pháo, rau dền, rau cải, đậu đỗ, rau thơm, ngô ngọt. Vụ đóng : Cải băp, su hào, súp lơ.

hành tây, bầu, bí xanh, cà chua, cà tím... Nam Hổng thường luân canh lúa, ngô sau vài vụ rau để cải tạo tính chất đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước một số vùng ven đô sản xuất rau của Hà Nội và đề xuất giải pháp tổng hợp sản xuất rau an toàn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)