Những khó khăn, thuận lợi và các giải pháp tổng hợp để phát triển sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước một số vùng ven đô sản xuất rau của Hà Nội và đề xuất giải pháp tổng hợp sản xuất rau an toàn (Trang 99)

sản xuất rau an toàn

3.4.1. Những khó khăn, thuận lợi

* Khó khán:

Do công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động học tập quy trình sản xuất RAT chưa thực sự đẽn từng người sản xuất, thậm chí một sõ còn chạy theo lợi nhuận bất chấp những tác hại không lường được của việc làm vi phạm đạo đức và quy định của luật pháp đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng từ đó làm giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm, kìm hãm sản xuất phát triển.

Chưa hình thành được hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm rau một cách khoa học và tiện lợi để hỗ trợ người sản xuất và tiêu dùng phân biệt, kiểm tra chất lượng rau sạch. Nhà nước cũng chưa thực sự ưu tiên khuyến khích cho công tác san xuất và tiêu thụ rau sạch góp phần làm giám giá rau sạch để thị trường dễ chấp nhận.

Ngoài ra sản xuất rau sạch theo đúng quy trình thường có nang suất và hiệu qua thấp hơn sản xuất đại trà do sản phẩm không được bao tiêu, nhiều khi phải bán theo giá rau đại trà. Tinh trạng này không khuyến khích được người nông dân tích cực tham gia vào sản xuất rau sạch, nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước.

* Thuận lợi:

Chủ trương phát triển rau sạch được sự ủng hộ triệt để cua các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương, qua việc đề ra nhũng chính sách phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và tâm tư nguyện vọng của đại đa số người sản xuất và tiêu dừng góp phần cải thiện đời sống sức khoẻ của cộng đồng.

Nhân dân ta có truyền thống và kinh nghiệm trổng rau từ lâu đời, có tinh thân cần cù chịu khó lao động sản xuất, nhận thức của người nông dân đối với chương trình rau sạch đã có những bước chuyển biến mới, hầu hết các khâu kỹ thuật trong quy trinh đã được nõng dân áp dụng và cho kết quả tốt.

Trong mấy năm triển khai vừa qua đã hình thành được nhiểu mô hình tiên tiến đi đầu trong công tác sản xuất và chế biến rau sạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao có thể nhân ra diện rộng

Đồng thời lại có điều kiện khí hậu, đất đai rất thuận lợi cho việc bố trí nhiều loại giống cây trồng quanh năm để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đang co nhu cầu ngày càng tăng về rau sạch.

3.4.2. Các giải pháp lổng hợp để phát triển rau sạch

a! Các giải pháp về kỹ thuật: tiếp cận phương p h á p ”hỏi cá y” đ ể bón phàn, tưới nước.

Xây dựng một hệ thống đầy đủ các quy trình kỹ thuật trên cơ sớ thực trạng môi trường của mỗi vùng và cho từng loại cây hoặc nhóm cây có đặc tính sinh học tương tư, các quy trình này phải đáp ứng được các yêu cầu như: Nãng suất cao nhất, giảm độc tố trong cây dưới ngưỡng cho phép và dễ áp dụng trong sản xuất. Các cơ sở sản xuất rau sạch và sản xuất giống rau phải thực hiện đầy đủ theo các quy trình này. Không được sử dụng các loại phân tươi chưa hoai mục, các loại nước tưới không đảm bảo chất lượng và các loại BVTV không cho phép sử dụng trong sản xuất rau sạch. Phải tuân thu biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (giống sạch sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh, canh tác hợp lý) sử dụng các chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu thảo m ộc... đế phòng trừ sâu bệnh khi cần thiết.

Tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ: tổ chức tập huân kỹ thuật và kỹ năng quản lý cho cán bộ huyện, xã và các hợp tác xã. Tô chức các lớp tập huân kỹ thuật, hội nghị “đầu bờ” kết hợp với phát tờ rơi tuyên truyền cho các hộ nông dẫn.

Thành lập đội dịch vụ khoa học kỹ thuật để trợ giúp sản xuất RAT: bỏ' trí cơ cấu cây trồng; chọn và xử lý hạt giống trước khi gieo; kỹ thuật gieo ươm; làm đất, tưới nước; sử dụng phân bón hợp lý, cân đối; sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách); kỹ thuật chãm sóc như bấm ngọn, tỉa cành, thụ phấn...; thời điểm thu hoạch để đạt chất lượng sản phẩm tốt nhất; cách thức sơ chế và bảo quản trước khi tiêu thụ.

b! Giải pháp kinh tế, tiêu thụ sản phẩm

Để thúc đẩy RAT phát triển, sản xuất RAT phải đáp ứng được lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và người làm công tác dịch vụ. Do sản xuất RAT cán đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như chi phí đầu vào cao hơn rau thường trong sản xuất đại trà (do bao bì, bảo quản, vận chuyển, công lao động...) nên giá bán phải cao hơn mới kích thích dược sản xuất.

Các xã có tiềm năng sản xuất chủng loại gì thì tập trung phát triển cây đó và các HTX liên kết với nhau để có mạng lưới tiêu thụ rộng rãi, ổn định. Đẽ thực hiện được vấn đề này thì cần sự can thiệp của cơ quan các cấp trên, chứ để tư các HTX liên kết với nhau là rất khó.

Thành lập các trung tâm tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu, các trung tâm chuyên thu mua loại sản phẩm nào đó với số lượng bao nhiêu, dựa trên đó các HTX sẽ đăng ký cung cấp sản phẩm.

Tại mỗi chợ trên địa bàn Hà Nội cần thiết phải xây dựng ít nhất một quầy bán rau sạch. Bảo đảm rau người nông dân sản xuất ra phải được tiêu thụ với giá cả phù hợp với người tiêu dùng và kích thích được sản xuất. Mỗi quầy bán rau cần có kho chứa sản phẩm, quầy bán và các vật dụng cần thiết khác.

Nhà nước có Ban kiểm tra thị trường, ở các chợ có bộ phận kiểm tra chât lượng sản phẩm, nêu đảm bảo thì mới cho vào chợ. Quản lý chặt chẽ các nguồn đầu vào thì mới đảm bảo được chất lượng rau, tránh sự trà trộn giữa rau an toàn và không an toàn, tránh gây ảnh hưởng đến uy tín của các vùng sản xuất RAT.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về rau an toàn và các vùng sán xuất RAT (qua quảng cáo, tờ rơi,...) để người dân có những kiến thức cơ bán và đánh giá đúng về RAT.

c/ Giải pháp chính sách:

- Để phát triển sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội, cần thiết phái có một tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống địa phương nhằm kiện toàn lai bộ máy chỉ đạo công tác sản xuất rau sạch. Ngoài ra, các cấp các ngành có chức nâng phai thường xuyên giám sát khâu sản xuất và tiêu thụ sản phấm đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng.

- Cần có sự liên kết chặt chẽ của nhà quán lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà nông để sản xuất RAT đủ san lượng, đảm bảo chất lượng và tiêu thụ thuận lợi.

- Quy hoạch vùng sản xuất RAT: Hiện tại diện tích canh tác ơ các địa phương còn nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, đây là trở ngại lớn đối với việc đâu tư sán xuất mang tính chất hàng hoá. Cần có chính sách hợp lý để tập trung ruộng đất, quy hoạch khu vực trồng RAT để tiện cho đầu tư cơ sở hạ tầng, quán lý san xuất. Theo ý kiến cua chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Yên Mỹ: “Thực hiện tốt chính sách dồn điển đối thửa đế tập trung ruộng thành diện tích lớn và ít chu. MỎI ngươi có the nhan 2-3 ha đe sản xuất thâm canh. Người có khả nang thì làm chu. còn lại đi làm thuê. Như vạy mới phát triền sản xuất hàng hoá được.”

- Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ: Hệ thống thuỷ lợi hoàn chính, xây dựng trạm bơm, kênh mương tưới tiêu chủ động, giếng khoan và các bê lọc. Dẫn đườna điện vào ruộng để lấy điện bơm nước từ giếng khoan. Đường giao thông được bê tông hoá vào tận ruộng, như vậy sẽ thuận tiện nếu các công ty thu mua sán phẩm tại ruộng. Hỗ trợ các HTX sản xuất RAT về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để tạo dựng khu sơ chế, phát triên lên chế biến sản phẩm. Khi làm được các khãu khép kín như vậy sẽ phát triên mạnh mẽ sản xuất và tiêu thụ rau.

* Thực hiện triệt để về cấm một sô thuốc trừ sâu có độc cao và thời gian phân huỷ chậm là điều kiện quan trọng nhất làm cơ sở cho việc sử dụng các biện pháp sinh học và canh tác trong phòng chống sâu bệnh.

- Nhà nước hỗ trợ bằng kinh phí khuyến nông cho xây dụng các mo hình sán xuất rau an toàn.

í

- Cho vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư cho khâu vận chuyển, xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý tiêu thụ rau an toàn ở chợ đầu mối, khu chung cư... HỖ trợ các HTX xây dựng thương hiệu RAT vì kinh phí làm thương hiệu còn lớn. hàng năm phải đóng tiền để giữ thương hiệu.

- Có chính sách bảo hiểm về sản phẩm (hỗ trợ rủi ro do thiên tai).

3.4.3. Hiệu quả kinh tẽ xã hội và môi trường

Hiệu quả kinh tế:

Trong thời gian vừa qua việc phát triển rau an toàn bước đầu đã đưa lại một số kết quả nhất định. Tuy nhiên xét về mặt hiệu quả kinh tế ở thời điểm hiện tại so với sán xuất rau bình thường, RAT có hiệu quả kinh tế thấp hơn. Đa số người tiêu dùng chưa quen dùng RAT, chưa tin tưởng vào các cửa hàng bán rau an toàn nên giá bán rau này chưa đúng với giá trị của nó. Khi thị trường RAT đã được mở rộng và ổn định, giá cả hợp lý, rau bẩn sẽ không còn chỗ đứng trên thị trường thì lúc đó sản xuất RAT sẽ thực sự đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả xã hội:

Ngoài lợi ích kinh t ế , việc phát triển rau an toàn ở địa bàn Hà Nội còn có lợi ích xã hội to lớn như giai quyết việc làm thêm cho người lao động vì san xuất RAT can nhiều lao dộng hơn sản xuất cây lương thực.

Kỹ thuật trồng RAT áp dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hơp, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, không sử dụng phân tưới trong sản xuất nên khòng ánh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, tránh tình trạng ngộ độc do an phải rau chứa nhiều dư lượng độc tố không cho phép.

Sản xuất RAT sẽ xoá bỏ canh tác lạc hậu, hình thành phương pháp san xuất tiên tiến đưa sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển.

Hiệu quả môi trường:

Áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn thực sự đem lại hiệu quả mòi trường rất lớn. Sử dụng hợp lý thuốc BVTV có tác dụng duy trì sư càn bang sinh thái đổng ruộng, giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi. Ngoài ra việc phát triển rau an toàn còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường đất, nước, không khí ở vùng sản xuất, ngăn chặn nạn ò nhiễm môi trường do việc quá lạm dụng, sử dụng phán bón và thuốc trừ sâu độc hại, góp phần quản lý, giám sát việc lưu thông và phân phối thị trường thuốc BVTV. Như vậy, việc phát triển sản xuất rau sạch là một định hướng đúng đắn trong muc tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và báo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Các hợp tác xã sản xuất rau an toàn bước đầu hoạt động có hiệu quả, đã cung cấp được các dịch vụ cần thiết cho sản xuất. Người sản xuất có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất RAT, cũng đã ý thức được tầm quan trọng cúa sán xuất RAT đối với đời sống và môi trường. Tuy nhiên tiêu thụ sản phẩm vẫn là vấn đề rất khó khăn đối với các HTX và người sản xuất RAT, chưa thúc đẩy được ngành RAT phát triển .

2. Đất trồng rau ngoại thành Hà nội có tính chất nền tương đôi khác nhau, hàm lượng hữu cơ và các chất dinh dưỡng tổng số không cao. Hầu hết các mẫu có nitơ tông số ở mức trung bình đến khá. Một số mẫu của xã Minh Khai rất nghèo NTS (0.03 - 0,04%). Hai xã của huyện Đông Anh có nhiều mẫu giàu NTS (0,21 - 0,52cỉ-) hơn các nơi khác. Hàm lượng photpho tổng số ở các khu vực nghiên cứu khác nhau nhiều. Đất canh tác của Nam Hồng và Minh Khai giàu Pts hơn ở hai xã kia, trung bình khoang 0,20 - 0,23%. Một số mẫu đất vụ đông xuân của xã Vân Nội lại nghèo PTS (0.02 - 0,05%). Trong khi hầu hết các mẫu đất đều giàu Pts thì hàm ỉượng KTS lại ở mức nghèo. Chỉ có đất Yên Mỹ có hàm lượng KTS trung bình (giá trị trung binh qua 2 vụ là 1,19 - 1,22%). Kts trong đất huyện Đông Anh rất thấp so với 2 xã kia, trung bình 0,07 - 0,2%. Hàm lượng nitơ và kali dẻ tiêu dao động từ mức nghèo đến khá, thap nhai la dal vụ hè thu xã Yên Mỹ (3,09mg/100g đất) trong khi đó hàm lượng kali dễ tiêu rất cao, dao động từ 37,59 mg/100g đất (vụ hè thu xã Yên Mỹ) đẽn 142,66 mg/ỈOOg đâì (vụ đông xuân xã Nam H ồ n g ). N, p, K dễ tiêu trong đất trồng vụ đông xuân cao hưn nhiều so với vụ hè thu.

3. Hàm lượng kim loại nạng Cu, Pb, Zn. Mn di động trong đất dao động trong khoảng rộng, đất vụ hè thu cao hơn vụ đông xuân. Các mẫu đất có dấu hiệu ó nhiễm Cd di động ở mức nhẹ, hàm lượng Cd2+ dao động từ 0,943 - 1,553 ppm.

4. Nước tưới có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, hàm lượng N. p trong nước tưới vụ đòng xuân cao hon nhiều so với vụ hè thu trước. Một số mẫu nước tưới của xã Yên Mỹ và Nam Hồng có hàm lượng COD và BOD, vượt tiêu chuấn đối với nước mặt (COD trung bình của nước vụ hè thu xã Nam Hồng là 36mg/l và xã Yên Mỹ là 43 mg/ỉ, BOD5 trong nước tưới vụ hè thu xã Yên Mỹ là 33,4 mg/1).

5. Hàm lượng kim loại trong nước tưới rất thấp, trong đó Cu. Pb, Zn thấp hơn hàng trăm lần so với tiêu chuẩn.

6 . Các mẫu rau phân tích không có dấu hiệu ô nhiễm KLN Cu. Pb, Cd. Hàm lượng Cu dao động từ 0,056 - 1,61 lppm, Pb trong khoảng 0,003 - 0.01 lppm. nho hơn nhiều so với ngưỡng cho phép. Tuy nhiên rau cãn tãy của xã Minh Khai có hàm lượng Cd đúng bằng giá trị giới hạn theo tiêu chuẩn của FAO (0,02ppm). Hầu hết các loai rau

đều có dư lượng N O 3' vượt từ 1,2 đên 3 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh lý, các loại rau ăn lá tích luỹ NO3" nhiều hơn rau ăn quả và củ. Trong nghiên cứu chưa có điều kiện để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau. thông tin về tình hình sử dụng thuốc BVTV được thu thập thông qua phong vấn người dân và cán bộ hợp tác xã. Trên địa bàn nghiên cứu có đến hàng chục loại thuốc BVTV được sử dụng, chủ yẽu có nguồn gốc từ thảo mộc. Các hộ sản xuất đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc sử dụng hợp lý thuốc BVTV để bảo vệ inỏi trường và sức khoẻ cộng đồng. Hợp tác xã đã quản lý việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau và có cán bộ kỹ thuật để hỗ trợ người dân phòng tránh sâu bệnh kịp thời.

7. Các mẫu đất, nước và rau lấy ở khu vực chưa được công nhận sản xuãt RAT của xã Minh Khai chưa có dấu hiệu nhiễm bẩn so với các vùng khác. Tuy nhiên mẫu rau cần tây ở đây có hàm lượng Cd và Cu cao hơn các mẫu khác, gần với ngưỡng cho phép.

8. Qua điều tra thực trạng tình hình sản xuất, tiêu thụ RAT và phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng của đất, nước tưới cho thấy: 2 xã của huyện Đông Anh đầu tư khá đồng bộ về cơ sở hạ tầng để phục vụ chuyên canh rau, nguồn nước tưới thuận lơi. Mạng lưới tiêu thụ sản phấm ở xã Vân Nội tương đối ổn định để người dân yên lam san xuất. Tuy nhiên đất trồng rau xã Vân Nội có dinh dưỡng thấp hơn các khu vực khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước một số vùng ven đô sản xuất rau của Hà Nội và đề xuất giải pháp tổng hợp sản xuất rau an toàn (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)