Những điểm phù hợp

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 44)

- Quy mô, cơ cấu đối tượng: a) Số lượng:

3.1.Những điểm phù hợp

d) Hiện trạng vấn đề liên quan đến chính sách:

3.1.Những điểm phù hợp

Thực tập là một công việc thiết thực, không chỉ giúp sinh viên như em nói riêng mà toàn thể sinh viên nói chung được hòa mình vào thực tế, được kiểm nghiệm kiến thức đã học bằng vốn sống thực tiễn mà còn hình thành nhân cách và bản lĩnh của một nhân viên công tác xã hội thực thụ trong tương lai.

Trong quá trình thực tập tại Phòng người có công – Sở Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích và giúp em học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện thêm những kỹ năng, phương pháp, cách thức làm việc sau này. Khi được giao các công việc tại cơ quan em có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về nội dung cũng như những lĩnh vực hoạt động của phòng.

Thực tập là cơ hội để em có thể áp dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn công việc, nhất là trong quá trình tra phích hồ sơ đối tượng người có công nhờ được trang bị kiến thức môn tin học ở trường mà công việc thực hiện về thao tác máy của em thuận lợi hơn. Tuy rằng trong công việc đánh máy đòi hỏi phải có kỹ năng và kỹ thuật thao tác nhanh nhẹn, nhưng với sự cố gắng và học hỏi em đã hoàn thành tốt công việc được giao.

Khi thực hiện các nhiệm vụ, công việc được giao, quá trình làm việc đã giúp em giải quyết và biết cách xử lý tình huống xảy ra, đó là nhờ vào sự giúp tận tình của các thầy, các cô trong khoa khoa học xã hội trang bị cho em những kiến thức cơ bản và bổ ích về cách giải quyết vấn đề trong quá trình đào tạo môn học “công tác xã hội cá nhân” và “công tác xã hội nhóm” tùy từng tình huống công việc cụ thể mà có cách giải quyết sao cho phù hợp nhất, đồng thời trước khi đến cơ sở thực tập em đã được trang bị cho mình về kỹ năng giao tiếp khi đến cơ quan và ý thức làm việc trong cơ quan khi học môn “nhập môn khoa học giao tiếp đã học trong nhà trường”.

Tuy rằng, mới đầu đến cơ sở thực tập môi trường làm việc khác với môi trường học tập ở nhà trường nên em đang còn e ngại, nhưng sau em đã thể hiện được giao tiếp hòa đồng với mọi người trong cơ quan và tiến trình thực hiện công việc của em rất thuận lợi khi được các cô, các chú, anh, chị trong cơ quan nhiệt tình giúp đỡ. Ngoài ra, vừa được thực hành với công việc được giao, em còn có cơ hội phát huy khả năng tự học, nghiên cứu tài liệu, biết cách thu thập được nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho viết báo cáo một cách sát thực tại đơn vị mà mình thực tập. Em cảm thấy đi thực tập tại cơ quan vừa được làm công việc, vừa được nghiên cứu tài liệu chuyên môn liên quan đến công việc em thấy rất phù hợp và bổ ích hơn là quá trình học thụ động trong nhà trường và ít được đi thực hành công việc thực tế chuyên ngành xã hội học mà em được học.

Qúa trình thực tập ở cơ quan tuy rất ngắn chỉ có 2 tháng nhưng đó là khoảng thời gian quý giá tạo điều kiện cho em học tập, học hỏi giữa lý thuyết đi đôi với thực hành như vậy nó sẽ trở nên thiết thực hơn là học nhiều lý thuyết về chuyên ngành trong đào tạo, được làm các công việc được giao ở cơ quan giúp cho em năng động hơn, học hỏi được nhiều hơn không chỉ về chuyên môn công việc mà cả về cách thức làm việc và ý thức trong công việc đạt hiệu quả cao. Đồng thời em có cơ hội quan sát, hiểu được yêu cầu của nghề nghiệp và tự đánh giá ưu nhược điểm của bản thân.

Sau đợt thực tập ở Phòng người có công – Sở Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa được sự giúp đỡ tận tình của cơ quan, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu tài liệu chuyên môn cùng với thực hành công việc được giao em cảm thấy mình trưởng thành lên rất nhiều không chỉ kiến thức được học trong nhà trường mà cả ngoài thực tế khi được làm việc và thể hiện năng lực của mình, em thấy mình yêu nghề hơn, tự tin hơn, và có kinh nghiệm hơn.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 44)