Nhiệm vụ 2: Theo dõi hồ sơ đối tượng người có công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 36)

- Miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên con gia đình chính sách

e) Chính sách về nhà ở:

2.3.2. Nhiệm vụ 2: Theo dõi hồ sơ đối tượng người có công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

nay, các chính sách đã giúp em hiểu sâu hơn về vai trò thực hiện chính sách và vị trí, ý nghĩa của chính sách không chỉ đối với bản thân người có công với cách mạng mà chính sách còn có vai trò an sinh cả một quốc gia. Từ thực tiễn vai trò to lớn đó đã thôi thúc em hành động sau này khi là một cán bộ chính sách đó là “luôn luôn quan tâm và nhớ ơn đến người có công với cách mạng đã cho chúng em có cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay”. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ giới thiệu chính sách ưu đãi người có công với cách mạng góp phần vào thực hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta đó là đạo lý “Uống nước nhở nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.

2.3.2. Nhiệm vụ 2: Theo dõi hồ sơ đối tượng người có công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

Hồ sơ là là cơ sở để quản lý và thực hiện chính sách đối với đối tượng hưởng chính sách người có công, là căn cứ để tổ chức khai thác phục vụ cho kế hoạch công tác của ngành, là văn bản pháp lý để giải quyết các khiếu nại, tố cáo của đối tượng. Vì vậy, hồ sơ phải được giữ gìn và bảo quản chu đáo, tránh để hư hỏng, mất mát, đồng thời có kế hoạch rà soát, bổ sung đầy đủ các yếu tố giấy tờ để đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ và việc quản lý hồ sơ lâu dài.

-Cơ quan quản lý và lưu giữ hồ sơ là cấp Bộ, cấp Sở (có thể là Huyện nếu được Sở phân cấp).

Kiểm tra hồ sơ đối tượng hưởng chính sách được tiến hành trong việc tra phích hồ sơ, việc tra phích là yếu tố cơ sở cho việc theo dõi quản lý và thực hiện chính sách cho người có công với cách mạng.

Cụ thể đó là em đã được tiến hành đi rút hồ sơ và phân loại hồ sơ tại phòng kho hồ sơ. Ngoài ra, rút hồ sơ của các đối tượng người có công xong em được làm nhiệm vụ tra phích hồ sơ thương binh, tra phích hồ sơ người nhiễm chất độc hóa học, tra danh sách liệt sỹ để phục vụ cho nhiệm vụ lớn đó là “theo dõi hồ sơ”, lúc đầu được chị hướng dẫn tại cơ quan chỉ bảo, trong quá trình tra phích thì cũng được các cô, chú bảo ban thêm, đối với những trường hợp không tra được trên máy phải tra bằng tay tại phòng làm việc của cơ quan, khi tra tay danh sách hồ sơ đối tượng là người có công với cách mạng được đựng trong hộp nhỏ với những vần a,b,c khác nhau.

Trong quá trình tra phích nếu thấy có những thay đổi thì em báo ngay cho cán bộ hướng dẫn xem xét lại đối với trường hợp này.

Trước khi làm những công việc này phải có sổ tay, bút mực ghi chép đầy đủ những thông tin cần thiết.

* Quy trình thực hiện:

Công việc 1: Được tiến hành đến phòng kho hồ sơ cùng với chú Hữu trong cơ

quan thực hiện rút hồ sơ và phân loại hồ sơ tại kho quản lý của cơ quan.

Rút hồ sơ và phân loại các đối tượng người có công với cách mạng là công việc được thực hiện trong kho lưu trữ theo dõi hồ sơ các đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, các hồ sơ đều được quản lý tốt với các giá sắt và quạt thông mát để bảo quản hồ sơ.

Để tiến hành công việc trên thì phải có tiến trình thực hiện các bước công việc như sau:

+ Bước 1: Thu thập thông tin và biết cách rút hồ sơ. Cụ thể để rút được hồ sơ đối tượng thì phải có giấy tờ cần thiết liên quan như danh sách hồ sơ, các tài liệu minh chứng như bản khai của người nhiễm chất độc hóa học, giấy xác nhận y tế cấp tỉnh, biên bản giám định bệnh tật cấp tỉnh, giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền như xã, huyện, tỉnh.

+ Bước 2: Đọc hồ sơ và ghi chép những thông tin liên quan đến đối tượng như họ và tên, quê quán, năm sinh, giám định bệnh tật, đang hưởng trợ cấp… để kiểm tra lại hồ sơ nhằm phục vụ tiến hành tra phích cũng với cán bộ tại cơ quan.

+) Kết quả đạt được trong công việc 1:

+Biết và phân loại được các hồ sơ tại cơ quan đang quản lý, trong đó có 4 kho hồ sơ Kho hồ sơ thương binh, kho hồ sơ bệnh binh, kho hồ sơ liệt sĩ và kho hồ sơ người nhiễm chất độc hóa học

+ Biết được hiện tại phòng người có công thuộc sở lao động thương binh tỉnh Thanh Hóa đang quản lý tất cả các đối tượng người có công hưởng chế độ ưu đãi trên 27 huyện xã khác nhau với tổng số người có công lên tới 8,7 vạn người.

+ Biết cách rút hồ sơ theo thứ tự a,b,c… của từng loại hồ sơ.

Công việc 2: Tiến hành tra phích hồ sơ người nhiễm chất độc hóa học

Tra phích hồ sơ người nhiễm chất độc hóa học được tra trên máy của cơ quan Lúc đầu tra được sự hướng dẫn của cán bộ cơ quan sau đó tiến hành công việc một mình, công việc tra phích được tiến hành như sau:

Bước 2: Tìm hồ sơ gồm có họ tên, nạn nhân (trực tiếp hay gián tiếp)

Bước 3: Đang hưởng trợ cấp như: Thương binh, bệnh binh, hưu trí mất sức lao động, trợ cấp khác…

Bước 4: Biểu hiện bệnh: Liệt tâm thần hay thiểu năng trí tuệ

Bước 5: Có tài liệu minh chứng: Bản khai của người nhiễm chất độc hóa học lấy xác nhận y tế cấp tỉnh, biên bản giám định bệnh tật, giấy xác nhận cấp xã huyện hay tỉnh

Bước 6: Phạm vi tìm kiếm: Tỉnh, huyện, xã

Bước 7: Tìm kiếm sau đó sẽ ra kết quả trong việc tra phíc hồ sơ người nhiễm chất độc hóa học tiến hành công việc xong bàn giao lại danh sách tra phích cho cán bộ hướng dẫn xem xét lại.

+) Kết quả đạt được: Tuy thời gian tra phích kéo dài trong 1 tuần. Nhưng với sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn nhiệt tình của cơ quan đơn vị, em đã tra được 164 danh sách hồ sơ người nhiễm chất độc hóa học mà cán bộ đưa cho.

Công việc 3: Tra phích hồ sơ Thương binh:

Đơn giản hơn tra phích hồ sơ người nhiễm chất độc hóa học, tra phích hồ sơ thương binh chỉ cần nhập vào bảng tra phích, đánh mã kí hiệu của phích hồ sơ thương binh là SO3, nhập họ tên người cần tra, quê quán, sau đó nhấn OK xem quá trình tra trên máy có đúng với danh sách hồ sơ quản lý hay không. Nếu trong quá trình tra phích hồ sơ thương binh không được tra trên máy thì tiến hành tra bằng tay.

Cách tiến hành tra danh sách bằng tay đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian mất 4 ngày mới xong, tra bằng tay được tiến hành trong một hộp nhỏ với danh sách cần tra. Ví dụ tra tay danh sách là Trần Thị Lan, quê ở Định yên, Định tường thì rút họ và tên Trần Thị Lan, quê quán ở đó xem có danh sách đó không, nếu có thì bổ sung danh sách vào, còn không thì thôi.

+) Kết quả đạt được: Tra được phích được 97 danh sách ở trên máy và 12 danh sách tra bằng tay, hoàn thành công việc và đưa cho cán bộ hướng dẫn.

Học hỏi được chuyên môn công việc trong cách tra phích, các kỹ năng xử dụng tra phích trong máy tính.

Công việc 4: Tra danh sách liệt sỹ để làm bằng tổ quốc ghi công.

Sau đó, tự thực hiện công việc được giao trên máy tính làm việc tại cơ quan. Tiến trình công việc cụ thể như sau:

- Bước 1: Tìm tên liệt sỹ:

+ Xem liệt sỹ được cấp bằng hay chưa, sau khi có số bằng thì tiến hành tra phích

+ Tra phích xem tên liệt sỹ ở đâu bằng cách nhập vào huyện, xã + Vào phích kí hiệu của liệt sỹ là (SO2)

Bấm đúp vào nơi cần tìm hiện tên liệt sỹ (tên danh sách liệt sỹ có trong hồ sơ mà cơ quan quản lý), tìm số phích, mỗi huyện có một số phích riêng, sau khi tìm số phích tiến hành đi rút hồ sơ phối hợp làm việc cùng cán bộ ở cơ quan.

- Bước 2: Đi rút hồ sơ để kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra về: - Họ và tên liệt sỹ

- Ngày tháng năm sinh - Chức vụ

- Quê quán - Số bằng.

Trong quá trình tra danh sách đúng thì tiến hành làm bằng tổ quốc ghi công do cán bộ tại cơ quan thực hiện.

+) Kết quả đạt được:

Tra được 32 danh sách liệt sỹ, hiểu biết được cách tra danh sách một cách nhanh chóng và thuận tiện.

* Kỹ năng, phương pháp: Để thực hiện nhiệm vụ trên em đã sử dụng phương

pháp quan sát cán bộ cơ quan làm sau đó giúp cán bộ trong thực hiện công việc và nhiệm vụ được giao.Trong quá trình làm để thuận lợi tốt cho công việc được giao em đã sử dụng kỹ năng giao tiếp linh hoạt để thu thập thông tin quan trọng liên quan đến công việc, ngoài ra phải sử dụng thành thạo kỹ năng máy tính linh hoạt phục vụ tốt cho công việc.

* Kết quả đạt được trong thực hiện cho nhiệm vụ “Theo dõi hồ sơ đối tượng người có công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

*) Thực hiện các công việc trên đã giúp em nắm bắt được những thông tin quan trọng trong việc quản lý hồ sơ, nắm bắt được tình hình người có công với cách

mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mà cơ quan đang quản lý.Từ đó là tiền đề cơ sở để em theo dõi hồ sơ một cách thiết thực và chính xác.

Trong quá trình tra phích cùng với quá trình thu thập thông tin em đã biết được hiện tại Phòng đang quản lý tất cả các các hồ sơ người có công với cách mạng trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, từ việc quản lý hồ sơ tỉnh luôn luôn thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng người có công với cách mạng.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w