Hãy nói về bản thân

Một phần của tài liệu nghệ thuật nói chuyện (Trang 127)

“Chúng ta thoát khỏi sự non nớt và đi đến sự chín muồi, mặt trời sẽ mãi mãi chiếu sáng thế giới của chúng ta”. Khi chúng ta đến phỏng vấn trực tiếp, nhiều khi tự giới thiệu về bản thân còn quan trọng hơn là trình các loại văn bằng, giấy tờ. . làm như vậy sẽ để lại ấn tượng tốt cho người hỏi.

Muốn tự giới thiệu bản thân thành công thì không chỉ dựa vào sự hấp dẫn của giọng nói, thái độ, cử chỉ, lời nói mà còn cần phải suy nghĩ đến thời gian, địa điểm và bầu không khí lúc ấy.

- Hãy nắm lấy cơ hội

Cơ hội tốt chính là không phá tan, ngắt đứt hứng thú của người hỏi, mặt khác nhanh chóng nắm được sự chú ý của đối phương. Khi cần thiết phải chờ đợi thì chờ đợi, đồng thời cần cố gắng biến mình là một người biết lắng nghe người hỏi.

- Cần phải tự tin

Nếu bạn hiểu được người hỏi, khi chủ đề nói chuyện đề cập đến họ thì cần phải khen ngợi đối phương với giọng nói mạch lạc, tự nhiên để đối phương cảm thấy đó là những lời nói chân thật, xuất phát từ đáy lòng, chứ không phải là những lời bợ đỡ, nịnh hót.

- Cần cố gắng thể hiện thân thiện, chân thành và thẳng thắn:

Điều này không những đòi hỏi phải được toát ra tự nhiên từ lời nói của bạn mà còn được thể hiện ở thái độ và ánh mắt.

Bạn cần phải cố gắng tăng thêm ấn tượng sâu sắc, thiện cảm của người hỏi đối với mình bằng lời nói khôi hài.

- Bộc lộ khao khát được làm quen với đối phương để đối phương cảm thấy họ rất quan trọng:

Nếu bạn biết chức vụ của đối phương thì nên xưng hô chức vụ của đối phương lặp lại 2, 3 lần, để thể hiện mình tôn trọng đối phương và rất hân hạnh được làm quen với họ, bạn không nên gọi trực tiếp tên của đối phương. Tất nhiên, khi giới thiệu về bản thân bạn không cần phải giới thiệu đầy đủ quá, đôi khi bạn còn phải để lại một đôi điều để những người khác giới thiệu giúp bạn. Nói chung, điều này còn tùy thuộc vào cách xử lý linh hoạt của bạn.

2. Đừng bao giờ nói những lời như sau

“Trái tim của kẻ ngốc ở mồm, còn mồm của những người thông minh lại ở trong tim”.

Lời nói là công cụ để người xin việc trao đổi tư tưởng, với người tuyển dụng trong khi phỏng vấn trực tiếp, đồng thời đó cũng là con đường chính để người xin việc cởi mở lòng mình, thể hiện kiến thức, trí thông minh, năng lực và khí chất của mình. Lời nói xác đáng, đúng mức thực sự sẽ tăng được sức cạnh tranh của bạn, giúp bạn giành được thành công, ngược lại, những lời nói quá đáng sẽ làm hại hình tượng của bạn, giảm bớt sức cạnh tranh của bạn, thậm chí còn làm bạn thất bại khi phỏng vấn xin việc. Vậy thì khi phỏng vấn xin việc cần phải tránh những điều gì để đạt được thành công?

- Thiếu tự tin

Nổi bật nhất là “Các ngài cần mấy người?” Đối với Công ty tuyển dụng, tuyển thì tuyển, tuyển 10 người cũng là tuyển, vấn đề không phải là tuyển mấy người mà là bạn có sức cạnh tranh, có thực lực đặc biệt hay không. “Các ngài có tuyển nữ hay không?” Cô gái nào hỏi như thế này thì trước hết đã “trừ hao” mất giá trị của bản thân mình, đó là cách thể hiện thiếu tự tin. Công ty tuyển dụng sẽ từ chối ngay những cô gái nhút nhát. “Các ngài có lấy người ngoại tỉnh không?” Một số người ngoại tỉnh do chân thành hoặc sốt sắng tìm việc làm nên vừa gặp người tuyển dụng đã vội hỏi câu này làm cho người ta không nói được lời nào. Không phải là không cần người ngoại tỉnh, cũng phải là là chỉ nhận người ngoại tỉnh, mà còn phải xem tình hình thực tế của bạn có phù hợp với công việc họ cần hay không, để người ta cảm thấy cần phải chấp nhận bạn.

- Nôn nóng hỏi chế độ đãi ngộ

“Chế độ đãi ngộ của các ngài như thế nào?” Họ sẽ nghĩ “Chưa làm việc mà đã nêu điều kiện, huống hồ tôi vẫn chưa nói là đã nhận anh hay chưa?” Nói đến chế độ đãi

ngộ lương bổng không có gì sai cả nhưng cần phải chọn đúng thời cơ, thông thường thì khi họ có ý nhận bạn thì mới lựa lời nêu vấn đề này.

- Không hợp lôgic

Đối phương hỏi “Đề nghị anh kể cho tôi nghe về một lần thất bại của anh”. “Tôi không muốn nhắc đến thất bại trước kia”. Nếu như nói như vậy thì không hợp logic chút nào. Điều này cũng như “Anh có khuyết điểm gì?” “Tôi có thể đảm nhận được mọi công việc”. Như vậy cũng không sát với thực tế.

- Thông báo về người quen:

“Tôi quen ngài. . của Công ty ông”; “Tôi là bạn học của ngài...” ... Người hỏi sẽ ác cảm nếu họ có quan hệ không tốt với người bạn quen, thậm chí còn có khúc mắc thì hậu quả thật tồi tệ.

- Đảo vị trí

Khi kết thúc buổi phỏng vấn, người hỏi sẽ hỏi người xin việc “Anh có điều gì cần hỏi chúng tôi không?” Thế là người xin việc liền hỏi “Công ty của các Ngài kinh doanh có lớn không, Hội đồng quản trị có mấy người?

Dự định phát triển sau này như thế nào?” Người xin việc cần phải xác định đúng vị trí của mình, không nên nêu những câu hỏi vượt ra khỏi cả phạm vi của mình, dễ cho người hỏi thấy ác cảm.

- Hỏi lại

Khi người hỏi nói “Anh muốn mức lương bao nhiêu?” Người xin việc liền hỏi lại “Các ngài dự định trả bao nhiêu?” Hỏi lại như vậy thật mất lịch sự, dễ làm cho người hỏi bực tức.

- Huênh hoang

Có một người học ở nước ngoài về nước xin việc, khi đi phỏng vấn luôn thêm những từ nước ngoài vào cuối câu làm cho người tuyển dụng chóng cả mặt sau nửa tiếng phỏng vấn. Trước khi kết thúc người tuyển dụng đã cho một câu “Anh hãy về nhà đợi tin, bye!”

3. Hãy nắm lấy từng chi tiết của câu nói

“Con người cho rằng lý trí chi phối lời nói, nhưng nhiều khi lời nói lại chi phối lý trí”.

Cho dù kinh nghiệm xin việc của bạn phong phú như thế nào thì đứng trước một công việc mình mong đợi đã lâu, bề ngoài bạn lại tỏ vẻ rất điềm tĩnh, bình thường nhưng trong lòng, không thanh thản chút nào. Thực ra trong khi phỏng vấn có một số chi tiết nhỏ không được coi thường, nếu có thể chú ý những chi tiết ấy thì mong muốn

của bạn mới được thể hiện có hiệu quả, giúp ích trong việc đánh giá bạn, giúp cho không khí phỏng vấn được dễ chịu.

- Phá vỡ im lặng

Buổi đầu phỏng vấn thường là thời gian im lặng do người xin việc không chủ động nói và chờ đợi người tuyển dụng hỏi. Trong quá trình phỏng vấn, người xin việc do quá lo lắng, không nói chuyện nên làm buổi phỏng vấn lâm vào tình trạng khó xử.

Cho dù có người phá vỡ được im lặng, nhưng lời nói, giọng điệu cứng nhắc, thiếu tự nhiên, thì cũng không hiệu quả. Thực ra dù là trước hay trong khi phỏng vấn thì người xin việc nên chủ động nêu ý kiến như vậy mới tạo ấn tượng nhiệt tình, thân thiện với người tuyển dụng.

- Trả lời tích cực

Trong khi phỏng vấn, người tuyển dụng thường xuyên hỏi một số câu hỏi khó làm cho nhiều người xin việc không đỏ mặt tía tai thì cũng tỏ ra cẩn thận, trả lời chung chung, không trả lời trực tiếp câu hỏi của người tuyển dụng. Như “Tại sao trong 5 năm anh chuyển công việc đến 3 lần?” Có người sẽ lấy lý do là công việc khó khăn, không được cấp trên ủng hộ. Nhẽ ra, họ nên nói rằng “qua nhiều công việc khác nhau đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm nên mình đã chín chắn hơn nhiều”.

- Khéo léo khi nêu câu hỏi với người tuyển dụng

Trong khi phỏng vấn nhiều khi có cái không nên hỏi thì người xin việc lại hỏi, cái cần hỏi thì không hỏi. Một số người xin việc còn ngắt lời của người tuyển dụng để nêu câu hỏi, như vậy thật không nên. Một số người trước khi phỏng vấn chưa chuẩn bị kỹ nên đến lúc được hỏi thì hỏi những câu vớ vẩn, không phù hợp. Trên thực tế, một người biết nêu câu hỏi sẽ tỏ rõ khả năng tư duy, biểu đạt của mình, người tuyển dụng sẽ rất chú ý đến những người này.

- Không “lôi kéo làm quen”.

Đa số những người tuyển dụng đều có trình độ nghiệp vụ nhất định, họ ghét những người xin việc có hành động lôi kéo làm quen. Trong khi phỏng vấn quan hệ của hai người quá thân mật hoặc quá xa cách đều được đánh giá bởi người tuyển dụng. Lôi kéo làm quen quá mức về mặt khách quan cũng gây trở ngại cho người xin việc nói về kinh nghiệm và tài năng của mình trong khi phỏng vấn. Cách làm thông minh nhất của người xin việc là hãy lấy một hai ví dụ có thật nhằm khen ngợi Công ty mình đến xin việc để đối phương thấy mình thực sự thích Công ty của họ.

- Khéo léo rút lui

Nhiều người xin việc không biết đặt dấu chấm hết cho buổi phỏng vấn của mình như thế nào. Họ không biết phải làm thế nào là vì họ vui mừng vì xin được việc hoặc chán nản vì thất bại. Thực ra, khi kết thúc phỏng vấn bạn hãy nói rõ những hiểu biết

của bạn về vị trí bạn xin làm, hãy nói thật nhiệt tình cho đối phương biết bạn rất thích công việc ấy và hỏi xem công ty sắp xếp công việc ấy như thế nào, cuối cùng hãy bắt tay tạm biệt người tuyển dụng với nụ cười trên môi để tỏ lòng cảm ơn họ.

4. 10 vấn đề cần lưu ý khi phỏng vấn

Đa số những người xin việc thành công hay thất bại đều được quyết định bởi thể hiện của họ khi phỏng vấn. Đúc kết kinh nghiệm của nhiều người xin việc, chúng tôi rút ra 10 vấn đề sau rất phù hợp với bất cứ một người xin việc nào mong muốn xin được việc.

- Bạn là người như thế nào?

Khi phỏng vấn bạn cần nói nhanh, rõ ràng, ngắn gọn trong 2 phút về sơ yếu lý lịch của mình. Sau đó = hãy chứng minh bạn là người cẩn thận, tài giỏi, có chí tiến thủ trong công việc ra sao. Bạn cần phải cho người ta có ấn tượng tốt về bạn.

- Tại sao bạn muốn làm việc này

Khi họ hỏi bạn như vậy, nhất định bạn không được do dự, mà nên quả quyết, thẳng thắn rằng: Công việc này rất quan trọng đối với Công ty. Người ta hỏi bạn câu này để kiểm tra khả năng phán đoán, thái độ nói chuyện của bạn ra sao, hơn nữa họ muốn biết rõ về động cơ xin việc của bạn. Bạn cố ý trả lời giả tạo sẽ không có lợi cho bạn.

- Bạn có thể làm được những gì cho chúng tôi

Người ta hỏi bạn câu này để kiểm tra bạn có nhận thức đầy đủ về Công ty họ hay không, xem bạn có khả năng gì và nói chuyện ra sao. Nếu bạn hiểu rõ về Công ty họ thì trả lời câu hỏi này rất dễ dàng. Nếu bạn trả lời khách quan, toàn diện, đúng vấn đề thì bạn sẽ được người ta quan tâm, chú ý.

- Bạn có những ưu điểm gì

Với câu hỏi này bạn phải cẩn thận, nhưng cũng không được đánh mất cơ hội thể hiện mình. Bạn có thể nói về hứng thú, lòng nhiệt tình, làm việc quyết đoán, ý chí kiên cường. . của mình. Thời gian phỏng vấn có hạn, bạn cần phải thể hiện được những ưu điểm chính của mình và hãy làm cho đối phương có ấn tượng thực sự.

- Bạn có những nhược điểm gì

Câu hỏi này đúng là một chậu nước lạnh hắt vào người bạn, người ta đang muốn tìm hiểu khả năng tự kiềm chế của bạn. Bạn không được nói “Tôi không nhớ nổi mình đã thất bại những gì”. Câu trả lời này cho thấy bạn là người không dám đối diện với sự thực, sẽ bị người ta nghĩ là người không thành thật. Cách tốt nhất là thể hiện ưu điểm để nói lên nhược điểm của bạn. - Bạn không thích mẫu người lãnh đạo như thế nào: Hãy nhớ không được bàn luận gì đến lãnh đạo. Vì ở Công ty nào mà chẳng có lãnh đạo bị mọi người ghét, có thể người ấy đang ngồi trước mặt bạn. Nếu bạn thẳng

thắn trả lời thì đúng là đã rước họa vào thân. Bạn có thể chọn một nhà lãnh đạo nổi tiếng mà mình sùng bái để nhanh chóng chuyển vấn đề “Tôi thích những người lãnh đạo giỏi, có sức lôi cuốn, luôn biết phê bình cấp dưới đúng lúc, đúng chỗ”.

- Bạn có những thành tích gì đáng tự hào

Với những câu hỏi như thế này mà bạn im lặng không nói tức là bạn chỉ là một người bình thường, tốt nhất bạn hãy nêu vài ví dụ và sau đó nói với người tuyển dụng “Những điều đó dù có được coi là thành tích hay không thì đều không có gì là đáng tự hào”. Như vậy người tuyển dụng với cảm thấy bạn là người thẳng thắn và khiêm tốn.

- Bạn muốn được trả lương bao nhiêu

Nếu bạn cho rằng đây là một câu hỏi cần trả lời thẳng thì tốt nhất nên tự tin đề cao giá trị bản thân mình, nhưng không nên đề quá mức, điều này phải dựa vào chính bản thân bạn.

- Bạn muốn hỏi gì không

Bạn cần phải biết rằng câu hỏi thông minh là phải gây ấn tượng sâu sắc đối với người ta, không thể trả lời là “không có”. Thông minh, nhạy bén được tích lũy trong cuộc sống hàng ngày, không phải lúc nào bạn thích nói thì nói. Bạn có thể hỏi sơ qua về Công ty cũng như là công việc mà người ta muốn bạn làm nếu như bạn được nhận vào làm.

- Vì sao cho rằng bạn thích hợp với công việc này:

Khi trả lời câu hỏi này bạn cần phải nói những lời mang đậm tính triết lý, sâu sắc để người ta biết được năng lực, kinh nghiệm, kiến thức của bạn và làm bạn thấy tự tin hơn.

Có thể bạn sẽ gặp phải một số câu hỏi không muốn trả lời hoặc không biết trả lời, khi ấy thì bạn cần phải dũng cảm, thẳng thắn thừa nhận hoặc là từ chối thẳng thừng, chỉ như vậy thì bạn mới tránh lâm vào hoàn cảnh khó xử. Người tuyển dụng cũng có thể hỏi một số câu hỏi bạn không thể trả lời được với mục đích là để xem xét tâm lý của bạn như thế nào. Khi ấy bạn từ chối dứt khoát là cách làm thông minh và cũng thể hiện được lập trường của mình.

Nếu như họ không nhận bạn, nhất là các bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp, thì các bạn cũng không nên lấy làm buồn. Bạn cần phải biết rằng chỉ khi bạn chuẩn bị tốt tâm lý, tự nhiên, thoải mái thì mới có thể thành công được. Đầu xuôi thì đuôi lọt, hãy dũng cảm đối mặt với các tình huống phát sinh để có những câu trả lời đúng.

5. Thẳng thắn nhìn thẳng vào “khuyết điểm”

“Những lời nói tốt đẹp không thể gạt bỏ được một hành vi xấu xa, và một hành vi đẹp không bao giờ bị nhơ bẩn bởi những lời phỉ báng”.

Thừa nhận khuyết điểm không những đem lại hiệu quả tốt cho mình mà còn gây được ấn tượng tốt với người khác. Đa số mọi người không dám nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình không muốn thừa nhận sai lầm. Khi phỏng vấn cũng vậy, có một số người xin việc, nhất là phụ nữ, khi bị nhắc đến khuyết điểm, hoặc vấn đề mình không muốn thì trong tiềm thức luôn có ý phòng ngự, thậm chí còn tức giận vì xấu hổ. Làm như vậy là không đúng, bạn cần biết rằng mình chỉ là người được đề cử, nếu tiếng

Một phần của tài liệu nghệ thuật nói chuyện (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w