Không nên tự khoe khoang trước mặt bạn bè

Một phần của tài liệu nghệ thuật nói chuyện (Trang 85)

“Không có từ nào được sử dụng rộng rãi như từ bạn bè, và cũng không có gì quý giá bằng tình bạn chân chính”. Những người thích khoe khoang, khoác lác không thể kết bạn với ai được, vì họ luôn tự đánh giá mình quá cao, coi thường tất cả, không buồn để ý đến ý kiến của người khác. Họ luôn muốn được làm bạn với những người biết nịnh nọt và nghe lời mình. Mọi người có thể tôn trọng nhưng không muốn gần họ. Những người như vậy nếu làm kinh doanh sẽ cho rằng không ai bằng họ; nếu làm nghệ thuật, họ sẽ cho rằng mình là bậc thầy của mọi người. Nói chung, những người có trình độ không tùy tiện nói về mình, càng không bao giờ tự khoe khoang. Họ hiểu

rằng, mọi người xung quanh đều hiểu rõ về sự nghiệp của mình, không cần thiết phải nói.

Chúng tôi khuyên bạn không nên tự khoe khoang, tốt nhất bạn nên tỏ ra khiêm tốn, có thể bạn cho rằng mình là người vĩ đại nhưng chưa chắc người ta đã nghĩ vậy, không nên tự mình nịnh mình. Tự đề cao tính quan trọng của sự nghiệp tức là đã gián tiếp khoe khoang bản thân. Thực chất người ta cũng tôn trọng bạn, nhưng họ sẽ thấy bạn là người không ra gì khi nghe những lời nói huênh hoang của bạn.

Đừng bao giờ cố ý làm khó dễ cho người ta. Có một số người thích bày tỏ ý kiến, trái ngược với mọi người. Nếu bạn nói là đen thì người ta sẽ cố nói là trắng, nhưng nếu lần sau bạn nói là trắng thì ngược lại người ta sẽ nói đó là đen, những người này luôn luôn cố ý bày tỏ ý kiến khác với mọi người. Giống như những người đi đến đâu cũng lớn tiếng phụ họa với người khác, họ không trung thực, dễ bị mọi người coi thường. Nói chuyện là một cách để giúp bạn đối nhân xử thế. Bản thân việc nói chuyện không phải là mục đích của chúng ta, không ai muốn làm một người giỏi ăn nói bị mọi người ghét bỏ. Bạn không nên đi đến đâu cũng trổ tài tỏ ra mình là người ăn nói tài giỏi, làm mọi người chán ghét. Ăn nói giỏi cần trung thực và thể hiện linh hoạt chứ không phải là để khoe khoang mình, mượn cớ để khen ngợi mình.

Bạn lập tức phản đối ngay ý kiến của đối phương phủ nhận sạch trơn ý kiến của họ thì không nên chút nào. Trước hết bạn nên nói rõ bạn đồng ý với họ về điểm nào, vấn đề nào, sau đó mới chỉ ra điểm khác nhau giữa ý kiến của mình và của đối phương. Như vậy, đối phương chấp nhận và thay đổi theo ý kiến của bạn. Không nên sổ toẹt mọi ý kiến của bạn bè. Nếu bạn xóa bỏ hết mọi ý kiến của bạn bè thì hai người nói chuyện không thể hòa hợp được, rất khó tiếp tục câu chuyện. Dù khoảng cách giữa ý kiến của hai người khác nhau nhiều hay ít, xung đột mạnh hay không, chúng ta cũng cần thể hiện thái độ muốn thương lượng, bàn bạc. Hơn nữa, bạn cần tin rằng dù khó khăn đến đâu mọi người cũng sẽ có được những suy nghĩ gần giống nhau để hai bên không rơi vào hoàn cảnh khó xử.

Bạn có thể nói bất cứ điều gì nhưng không nên tỏ ra quá hiểu biết về những gì mình chưa biết chắc chắn. Bạn biết bao nhiêu thì nói bấy nhiêu, không ai đòi hỏi bạn phải là một quyển sách bách khoa toàn thư. Ngay cả những người có học vấn uyên thâm vẫn có những điều không biết. Do vậy, thẳng thắn thừa nhận những gì mình không biết không có gì xấu hổ, ngược lại còn làm cho người ta thấy những điều bạn nói rất có giá trị tham khảo, không khoe khoang, không giả tạo. Với những người xa lạ, bạn không nên khoe khoang về cuộc sống riêng tư của mình, như bạn thành công như thế nào? giàu có ra sao? con bạn tuyệt vời thế nào?... Đừng bao giờ nói về khuyết điểm, thất bại của bạn bè ở những nơi công cộng, càng không nên thường xuyên lặp lại những chủ đề này, cũng không nên đi đến đâu cũng than thở, trách móc luôn mồm, đây không phải là cách hay để giành lấy sự cảm thông của người khác.

“Tâm sự với bạn bè không cần phải để ý, nhưng đối với mặt với kẻ thù thì cần phải luôn luôn phòng bị. Khi ở bên bạn bè chúng ta có thể cởi bỏ bớt quần áo, nhưng khi ra trận thì cần phải mặc thêm áo giáp”.

Khen ngợi bạn bè không những là bí quyết thành công làm tăng thêm tình bạn, khơi dậy sức mạnh tình bạn mà còn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Lời khen có ảnh hưởng tích cực đối với chính mình và đối phương. Khi được khen đối phương cảm thấy vui vẻ còn chúng ta thì thoải mái. Đáng tiếc hiện nay mọi người không chú ý nhiều đến điều đó. Họ không nhận ra rằng những câu khen ngợi của mình có thể đem lại niềm tin và tình cảm chân thành của đối phương.

Đại văn hào Shakespear đã nói “Những lời khen ngợi chính là đồng lương của chúng ta”. Xét về ý nghĩa này, mỗi con người đều là người chi trả “lương” cho người khác. Bạn nên khảng khái chi trả loại “lương” này cho bạn bè mình một cách thoải mái. Bình thường chúng ta hay nghe thấy những lời than vãn gì? Đó không phải là “mệt quá” hoặc là “khổ quá”, mà là “làm nhiều như vậy mà không được ai khen lấy một câu”. Những lời oán thán này đã nói rõ một vấn đề những người này muốn được trả “lương” mà những người phát “lương” lại quá keo kiệt.

Có người đã nói, khen ngợi là một khoản đầu tư có lãi, chỉ cần suy nghĩ cẩn thận thì sẽ nhanh chóng có được những khoản đền bù ngoài tưởng tượng. Câu nói này rất có lý nhưng mang nhiều ý nghĩa thực dụng. Không nên khen ngợi đơn thuần chỉ vì mong muốn được đền bù, khen ngợi là cách để nối liền tình cảm, thể hiện sự thấu hiểu, cũng giống như mỉm cười. Như Mark đã nói “Mỗi lời khen có thể giúp chúng ta sống thêm hai tháng”.

Khen ngợi mà chúng tôi muốn nói đó là những câu khen ngợi chân thành, thật lòng, chứ không phải là những lời nói đền đáp giả tạo, và cũng không phải là những lời a dua, nịnh bợ. Không phải ai ai cũng biết khen ngợi một cách chân thành, có một số người không muốn khen ngợi người khác là vì:

- Lần đầu tiền tiếp xúc với người ta, quan hệ giữa hai người vẫn còn quá xa lạ, không hiểu rõ về người ta thì làm sao khen ngợi người ta được;

- Do người ta đã được đánh giá thành công quá cao, chúng ta cần gì phải khen ngợi nữa;

- Lần đầu tiên tiếp xúc với người khác giới, nhất là với những cô gái trẻ trung xinh đẹp, dù thấy họ là cô gái xinh đẹp, nhưng nếu nói ra những lời khen ngợi như vậy e rằng sẽ bị mọi người cho là có ý đồ xấu;

- Có người quá bình thường, quá nhiều tật, dù có chút ưu điểm nhưng quá nhỏ, khen ngợi những người này không có ý nghĩa gì;

- Với những người phục vụ, không cần thiết phải bày tỏ thái độ hài lòng của mình với sự phục vụ của người ta, vì họ làm tốt đến đâu cũng chỉ để kiếm tiền. Họ làm tốt

nhiệm vụ của mình là lẽ đương nhiên, không cần thiết phải cảm ơn hay tỏ ra hài lòng với họ;

- Có quan hệ tốt với nhau, đôi bên đã thân quen nhau thì không cần phải khen ngợi nhau, không cần thiết phải bày tỏ yêu thương, khen ngợi nhau. Ngược lại nếu làm không tốt có khi lại dễ xa nhau;

- Với cấp trên, mình không thể tùy tiện khen ngợi sếp, sếp thực sự có nhiều điểm để khen ngợi nhưng nếu mình nói sếp tốt thì sẽ bị mang tiếng là người nịnh bợ, lấy lòng sếp.

Tại sao lại có nhiều người nghĩ như vậy? Đó là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, không hiểu ý nghĩa của việc khen ngợi, hoặc là hiểu với ý nghĩa rất tầm thường, dường như chỉ khi nhờ cậy hoặc lấy lòng người ta thì mới có ý thức khen ngợi người ta, còn những người thẳng thắn, chân thành, thật thà thì không cần phải làm những trò này;

Thứ hai, vì không nắm bắt được nghệ thuật khen ngợi, sợ mình sẽ nói lỡ lời hoặc hiểu nhầm rằng khen ngợi không có ý nghĩa gì;

Thứ ba, do mất cân bằng tâm lý, có tính ghen ghét người khác và ham hư vinh, quyết không khen ngợi những người có chức cao hơn mình, thành công hơn mình, không thèm để ý với những người kém mình;

Thứ tư, những người thật thà, chất phác, đối xử cẩn thận với mọi người, ngại khen ngợi người khác, đồng thời, hay suy nghĩ, để ý đến những suy nghĩ không tốt của người khác đối với mình;

Thứ năm, có những người chỉ muốn được người khác khen, không bao giờ nghĩ rằng người ta cũng muốn được mình khen, đặc biệt là những người có tâm lý tự ti. Dù họ ít nhiều đã nghĩ đến đòi hỏi của người khác nhưng vì cảm thấy địa vị của mình thấp, lời nói không được coi trọng, nên họ nghĩ có khen ngợi ai cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Cách suy nghĩ của chúng tôi chưa hẳn đã đúng nhưng bạn nên biết, khen ngợi làm người ta nhận thức được giá trị của chính mình, có thể tăng thêm được tính tự tin của cá nhân. Mỗi thành tích nhỏ bé của mình được người khác chú ý thì sẽ làm cho mình tự tin để bước vào những công việc khó khăn, vất vả.

7. Phê bình bạn bè có thiện ý

“Một người bạn thực sự là người vui mừng với thành công của bạn chứ không phải tâng bốc bạn, kịp thời ủng hộ, giúp đỡ bạn khi bạn gặp bất hạnh hoặc đau khổ, phê bình và khuyên bảo bạn khi bạn có khuyết điểm hoặc mắc sai lầm”. Trái với khen ngợi là phê bình. Từ xưa đến nay người ta vẫn nói “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Vì sao vậy?. Đó là do việc phê bình xuất phát từ hai nguyên nhân:

Một là, người phê bình không hiểu rõ được hoàn cảnh khó xử và nguyên nhân gây ra sai lầm của đối phương nên làm người nghe cảm thấy ấm ức;

Hai là, người phê bình đã tỏ ra uy quyền, ngầm cho với đối phương biết hành vi của người ta thật ngốc, thật dốt nên làm đối phương có ác cảm.

Muốn có những lời phê bình thân thiện, hữu nghị bạn nên tránh hai sai lầm nêu trên, hãy chú ý đến cách thức và nghệ thuật phê bình.

Những người có hành động sai lầm, làm việc sai sót luôn có xu hướng bảo vệ tính tự trọng của mình. Nếu đối phương đe dọa, chỉ trích cách suy nghĩ của họ là vớ vẩn, hành động thiếu cẩn thận thì họ cảm thấy tính tự trọng của mình cũng bị tổn thương. Khi ấy, xu hướng bảo vệ của họ càng mạnh và họ sẽ có phản ứng “bịt tai không nghe”. Phê bình người ta không phải là cách để trút bỏ bực dọc của mình, phải biết nhường nhịn người ta. Nếu phê bình không có nghệ thuật thì kết quả sẽ ngược lại.

Một lần, Chủ nhiệm Lý tức giận đi vào văn phòng và ném toẹt bản báo cáo lên bàn của thư ký Vương, mọi người trong văn phòng đều lặng người trước hành động đó. Chủ nhiệm Lý nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt để dậy bảo cậu Vương nên quát to: “Cậu xem đi, làm ngần đấy năm mà viết một bản báo cáo cũng không xong. Báo cáo này mà đến tay giám đốc thì chúng ta khó giữ nổi cái chức của mình. Sau này, làm việc phải suy nghĩ nhiều hơn, làm việc phải hăng say hơn”. Nói rồi chủ nhiệm phủi tay đi ra để lại thư ký Vương ngạc nhiên, lúng túng. Chủ nhiệm Lý nghĩ rằng sau việc này chắn chắn hiệu quả công việc của văn phòng sẽ tốt hơn, nhưng hóa ra kết quả không được như mong muốn, mọi người đều trốn tránh chủ nhiệm, nếu có việc họ thường lấy lý do đang bận, có việc đang phải làm gấp. Khi ấy chủ nhiệm Lý mới nhận ra mình đã có hành động thiếu sáng suốt. Do đó, chúng ta cần phải học cách phê bình đầy tình người và lôi cuốn.

Nếu bạn xen những lời phê bình vào những lời khen ngợi chân thành thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Kỳ thi đã kết thúc, môn vật lý của Vĩ rất kém, còn các môn khác cậu làm rất tốt. Bố mẹ cậu đã gọi cậu đến nói chuyện rất dễ chịu: “Vĩ à, lần này con thi có tiến bộ, bố mẹ rất vui. Nhưng nếu con cố gắng hơn nữa thì kỳ thi vật lý lần sau chắc chắn sẽ được điểm cao hơn”. Cậu bé vui mừng trước những lời khen ngợi, đồng thời cũng nhận ra rằng mình cần phải cố gắng hơn, luyện tập nhiều hơn môn vật lý.

Bạn thử nghĩ, nếu bố mẹ của Vĩ nói một cách khác, nếu không thêm một từ “nhưng”: “.. Nhưng nếu con cố gắng hơn nữa thì kỳ thi vật lý lần sau sẽ được điểm cao hơn”. Có thể sẽ làm cho cậu bé thấy đó là những lời phê bình chứ không phải là những lời khen ngợi để rồi buồn bã chán nản, như vậy không có ích cho học tập. Nhiều khi biến phê bình thành những hành động không lời lại có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Một lái xe kể rằng: Hôm đó anh lái xe vi phạm luật lệ giao thông nên bị giữ lại. Anh cảnh sát giao thông đã đưa cho anh một tấm thẻ, anh nghĩ rằng đó là hóa đơn

phạt nhưng cầm lấy thì đó là một tấm thẻ có in dòng chữ “lái xe an toàn là hạnh phúc của bạn và mọi nhà”. Anh cảm thấy rất xấu hổ, chủ động xin lỗi anh cảnh sát. Anh nói: “18 năm làm lái xe đây là lần đầu tiên thấy họ phạt như vậy”. Lời phê bình mang tính cảm hóa này rất hấp dẫn và đầy tình người, sẽ làm người ta vui vẻ sửa chữa khuyết điểm. Khi phê bình nên cố gắng tránh làm tổn thương đến lòng tự trọng của đối phương, nên phê bình với giọng nói bình tĩnh, thái độ chân thành, không nên nói những câu châm chọc. Đối phương sẽ không có lý do từ chối những lời phê bình của bạn vì họ cảm nhận được thiện ý và tình hữu nghị trong những lời phê bình đó.

Mọi người thường nói “Tai to là có phúc”, chúng tôi sẽ không bình luận câu nói này đúng hay sai nhưng bạn đi đến đền chùa nào cũng thấy tai tượng Phật rất to. Tai họ to là có phúc phận, vì biết lắng nghe ý kiến của người khác. Chúng ta không như vậy, chúng ta thích nghe những lời hoa mỹ, không muốn nghe những lời chướng tai. Có tai chỉ để nghe những lời dễ nghe nên tai của chúng ta rất nhỏ. Khổng Tử đã nói “Trong ba người đi ấy tất có một người là thầy của tôi”. Một người chỉ cần dám học hỏi, biết lắng nghe ý kiến của người khác, không sợ phê bình thì nhất định sẽ học được rất nhiều điều. Chúng ta thường nói đến khả năng phán đoán, đó là khả năng biết lắng nghe ý kiến của người khác để có quyết định lựa chọn đúng đắn.

Chương 5: Nghệ thuật trò chuyện xã giao

“Đời là một bài thơ, chúng ta hãy tự viết lên nó” Rovid Livingstone 1. Bạn có biết nói chuyện không?

“Nếu tư tưởng làm biến chất ngôn ngữ thì ngôn ngữ cũng có thể làm biến chất tư tưởng”.

Tôi hay có cảm giác: Sau khi nói chuyện trên trời dưới biển, vui vẻ cùng bạn bè, thì bỗng nhiên nghĩ ra mình vẫn có vài câu thú vị chưa nói ra và trong lòng cảm thấy tiếc nuối. Vậy là tôi tự hỏi: Mình có biết nói chuyện không?

“Mình có biết nói chuyện không?” Câu hỏi này thoạt nghe rất ấu trĩ nhưng rất phức tạp.

“Người biết nói chuyện” là người giỏi ăn nói, người có thể bày tỏ tư tưởng, tình

Một phần của tài liệu nghệ thuật nói chuyện (Trang 85)