1.3 Các loại hình mỏ công nghiệp chủ yếu của Au

Một phần của tài liệu Bài giảng khoáng sản : Đại cương (Trang 59)

Vàng gặp trong các mỏ sulfur Cu - Ni dung ly, mỏ skarno, mỏ nhiệt dịch, biến chất và sa khoáng. Trong đó 3 loại hình sau là loại hình công nghiệp có giá trị nhất.

1. Mỏ vàng skarno

Quy mô không lớn, ít phổ biến, vàng liên quan với sulfur (pyrit và pyrotin), gặp ở Mexico, Mỹ, Brazin, Triều Tiên.

2. Loại hình mỏ nhiệt dịch - Mỏ nhiệt dịch nhiệt độ cao:

Có thành hệ thạch anh - sulfur (pyrit, arsenpyrit) - Au, nằm trong đá biến chất và granitoid tuổi tiền cambri. Thân quặng dạng mạch đơn giản, phức tạp. Điển hình là các mỏ ở Ấn Độ (mỏ Colac), Brazin, Canada, Thụy Điển (Boliden).

- Mỏ nhiệt dịch nhiệt độ trung bình: Gồm có 3 thành hệ sau:

1- Thành hệ thạch anh - sulfur - Au: Phổ biến ở nhiều nơi. Quặng gồm thạch anh, pyrit, arsenopyrit, galenit, sfalerit, seelit, các muối Pb, quặng đồng xám, đôi khi có telua Au. Đá cạnh mạch quặng bị biến đổi: berezit hoá, thạch anh hoá. Thân quặng dạng mạch, mạng mạch, yên ngựa

2- Thành hệ sulfur - Au (Canxedoan chứa Au): Vàng dạng vi hạt tập trung trong pyrit và các sulfur khác (đa kim), đồng xám. Quặng loại tổng hợp (Cu, Pb, Zn, Au, Ag, Se, Te, Cd, Co) phổ biến. Ở Việt nam có mỏ Au Na Pái và Kim Bôi.

3- Thành hệ barit - Au: Ít phát triển trong đá phun trào. Quặng gồm barit, xâm nhiễm sulfur pyrit, chancopyrit, vàng tự sinh hạt mịn.

- Mỏ nhiệt dịch nhiệt độ thấp thuộc thành hệ vàng - bạc "tuổi trẻ":

Liên quan với xâm nhập nhỏ, phun trào riolit, daxit, andezit tuổi Neogen (hay còn gọi là thành hệ propilit chứa Au - Ag). Thành phần quặng gồm thạch anh (canxedoan), cancit, barit, electrum, pyracgirit, acgentit, teluaru Au - Ag. Loại mỏ này phát triển trong vàng đai núi lửa Thái Bình Dương, dãy Catpat. Điển hình là các mỏ ở Mỹ, Mexico, Columbia, Philipin, Nhật, đông bắc Liên Xô.

3. Mỏ sa khoáng vàng

Quan trọng nhất là sa khoáng biển và aluvi. Những năm trước đây sa khoáng là nguồn chủ yếu khai thác vàng. Hiên nay nó cung cấp 15 - 20% tổng lượng vàng khai thác.

4. Mỏ vàng trong cuội kết biến chất tiền Cambri

Mỏ được thành tạo do quá trình bào mòn các thành hệ tầng chứa Au và Uran có tuổi AK. Các vỉa cuội kết chứa Au trong phần trên là có giá trị hơn cả.

Thành phần khoáng vật: Các khoáng vật "nguyên sinh" lắng đọng cùng với cuội kết là cromit, kim cương, zircon, ilmenit, corindon, granat. Các khoáng vật thứ sinh là pyrotin, chancopyrit, pyrit, sfalerit, galenit có liên quan với hoạt động nhiệt dịch. Ngoài ra còn gặp khoáng vật U, Co, Ni. Vàng ở dạng xi măng hoặc cùng với pyrit trong các mạch nhỏ xuyên qua xi măng của cuối kết.

Điển hình là mỏ vàng - uran Vitvatecxran ở Nam Phi, đây là mỏ vàng lớn nhất thế giới.

Một phần của tài liệu Bài giảng khoáng sản : Đại cương (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w