Quặng Sn thành tạo trong các loại hình nguồn gốc sau:
1. Mỏ pegmatit chứa casiterit
Loại này thường có quy mô nhỏ, hàm lượng Sn trong quặng nghèo dưới 0,1%. Casiterit cộng sinh với berin, tantalit, columbit. Chúng là nguồn cung cấp vật liệu để tạo mỏ sa khoáng. Việt Nam gặp ở Kim Cương (Hà Tĩnh), ngoài casiterit còn có tantalit và columbit.
2. Mỏ casiterit skarno
Loại hình này ít phổ biến, thường liên quan với granit pocfia. Casiterit xâm tán trong skarno - granat, diopxit, tremolit, clorit, epidot, fluorit,..., lẫn sulfur, pyrit, pyrotin, sfalerit, chancopyrit, stanin và khoáng vật Bi. Thân quặng thường có dạng vỉa thay thế trao đổi; mạch không đều; dạng ống.
3. Mỏ nhiệt dịch
a. Mỏ nhiệt dịch nhiệt độ cao:
- Thành hệ thạch anh - casiterit - greizen liên quan đến xâm nhập granit loại sâu và vừa, các tập hợp khoáng vật là:
+ Thạch anh, octocla, anbit, casiterit.
+ Thạch anh, topa, muscovit, fluorit, casiterit.
+ Thạch anh, topa, fluorit, lepidolit, vonframit, casiterit. Thân quặng có dạng ổ hoặc dạng mạch bất kỳ.
- Thành hệ sulfur - casiterit: Liên quan với granodiorit xâm nhập nông, có giá trị công nghiệp lớn gồm: Casiterit - tuamalin - sulfur sắt. Thành phần khoáng vật casiterit, tumalin, pyrotin, arsenpyrit, clorit.
b. Mỏ nhiệt dịch nhiệt độ trung bình: Gồm 2 thành hệ: - Thành hệ silicat - casiterit: có 2 kiểu:
+ Quặng silicat - casiterit nguồn gốc nhiệt dịch sâu gồm có: tuamalin, clorit, pyrotin, casiterit, arsenopyrit, sfalerit, chancopyrit, một ít vonfram, seelit.
+ Quặng silicat - casiterit nguồn gốc á phun trào thường chứa tuamalin, clorit, fluorit, casiterit, bismutin, monazit.
- Thành hệ sulfur - casiterit thường đi cùng với thành hệ silicat - casiterit. Dựa vào độ sâu thành tạo và mối liên quan với đá xâm nhập, chia ra 2 kiểu:
+ Kiểu quặng hoá liên quan với xâm nhập nhỏ có nguồn gốc dưới sâu. + Kiểu quặng hoá liên quan với đá phun trào.
Thành phần quặng ngoài thạch anh, casiterit còn gặp arsenopyrit, pyrotin, sfalerit.
4. Sa khoáng casiterit
Bao gồm sa khoáng eluvi, deluvi, aluvi là nguồn cung cấp Sn cho công nghiệp hiện nay (70% lượng Sn khai thác trong sa khoáng). Có giá trị nhất là sa khoáng bồi tích.
Do casiterit dòn nên khi vận chuyển đi đi xa dễ bị vỡ. Các sa khoáng thường nằm ở gần mỏ Sn gốc (cách 5 - 8 km), càng cách xa mỏ gốc quặng càng nghèo.