GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP IN TÂN VIỆT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ Phần in Tân Việt (Trang 36)

• Sơ lược về Công ty

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN IN TÂN VIỆT

Tên giao dịch : TAN VIET PRINT JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ trụ sở chính : Số nhà 17, C4 tổ 48 khu tập thể Bệnh Viện 198, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, HN.

Điện thoại : 043.9875842 Fax : 043.9875842

Giấy CNDKKD : Số 0103026436 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 26/08/2000.

• Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty CP in Tân Việt.

Ngày 26/08/2000: Được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103026436.

Trụ sở chính đặt tại số nhà 17, C4 tổ 48 khu tập thể Bệnh Viện 198, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Ngày 03/12/2000: Được Cục Xuất bản cấp Giấy phép hoạt động ngành

in số 16/2000/GP-IN-TN, cho phép thành lập nhà xưởng tại CN3, Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Ngày 11/03/2001: Được Sở Văn hoá thông tin cấp Giấy phép hoạt

động ngành in số 01/2002/GP-IN-VHTT, cho phép được in xuất bản phẩm.

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty CP in Tân Việt

Nguồn : Phòng Tổ chức – Hành chính, Công ty CP in Tân Việt

Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

Ban kiểm soát:

Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.

Ban Giám đốc:

Giám đốc là người đại diện pháp luật của Công ty, là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT – CƠ ĐIỆN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÂN XƯỞNG IN OFFSET PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÂN XƯỞNG BAO BÌ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

PHÂN XƯỞNG

hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc và trưởng các bộ phận chức năng là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.

Bộ phận hành chính: Bao gồm các phòng chức năng

♦ Phòng Tổ chức – Hành chính:

- Sắp xếp bộ máy tổ chức nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Xây dựng nội quy, quy chế về công tác lao động, tiền lương.

- Tổng hợp báo cáo, phân tích chất lượng, nguồn nhân lực của Công ty. - Thực hiện chức năng văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, đánh máy, quản lý tài sản, trang thiết bị khối văn phòng; Công tác bảo vệ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh, y tế… . Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý, các giấy phép liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty.

♦ Phòng Kế toán – Tài chính :

- Xây dựng kế hoạch và theo dõi quản lý tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty, tham mưu, đề xuất các biện pháp phát triển nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn của Công ty có hiệu quả.

- Lập và phân tích báo cáo tài chính định kỳ quý, 6 tháng và năm để phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động SXKD của Công ty. Tổ chức điều hành bộ máy kế toán, xây dựng các thủ tục hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ phục vụ công tác kế toán, thống kê của Công ty; Đánh giá mức độ tin cậy và tính toàn diện của các thông tin tài chính.

- Tham mưu cho Giám đốc về việc kiểm soát hiệu quả chi phí đối với các hoạt động của Công ty.

♦ Phòng Kế hoạch kinh doanh

- Chịu trách nhiệm định hướng, lập kế hoạch phát triển SXKD chung toàn Công ty.

tích kỹ thuật thị trường, có kế hoạch tiếp thị bán hàng đối với từng thị trường phù hợp theo thời điểm.

- Quản trị các phần hành công nghệ thông tin toàn Công ty. Tổ chức và thực hiện các công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh Công ty. Thiết lập các mối quan hệ mật thiết với khách hàng nhằm mở rộng thị trường và nâng cao năng lực SXKD của Công ty.

♦ Phòng Kỹ thuật – Cơ điện

- Quản lý việc sử dụng máy móc, thiết bị trong hoạt động SXKD của Công ty.

- Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa, lắp đặt máy móc, thiết bị điện, nước trong Công ty, đảm bảo phục vụ sản xuất liên tục, an toàn và độ bền của máy móc, thiết bị.

- Thực hiện chức năng nghiên cứu để sản xuất sản phẩm mới, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới hiện đại, tiên tiến; Cải tiến, nâng cấp và mua sắm, trang bị thêm máy móc, thiết bị cho Công ty nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

- Tổ chức tốt hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm cho từng công đoạn sản xuất, từng sản phẩm để đảm bảo hàng hóa bán ra đạt chất lượng.

- Tổ chức tốt hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm cho từng công đoạn sản xuất, từng sản phẩm để đảm bảo hàng hoá bán ra đạt chất lượng.

Bộ phận sản xuất: Bao gồm các xưởng sản xuất

- Xưởng sản xuất bao bì : Sản xuất các loại bao bì carton 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp; các loại hộp, thùng carton cao cấp theo yêu cầu của khách hàng.

- In sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm, nhãn sản phẩm, bao bì, giấy tờ quản lý kinh tế - xã hội, tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích; tờ rơi, tờ gấp; lịch các loại dướng dạng xuất bản phẩm.

- Xưởng sản xuất giấy : Sản xuất giấy các loại, đáp ứng nhu cầu sản xuất bao bì carton của phân xưởng Bao bì và bán ra thị trường.

• Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Công ty CP in Tân Việt hoạt động trên cơ sở pháp lý Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103026436 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26/08/2000 quy định ngành, nghề kinh doanh:

- Các loại tập san, tạp chí chuyên ngành. - Các loại lịch, tờ rơi, tờ bướm.

- Catalogue giới thiệu sản phẩm. - Các loại nhãn hàng hóa.

- Các loại hộp giấy, bao bì sau in.

♦ Sản phẩm hàng Carton

- Carton tấm các loại.

- Các sản phẩm bao bì từ carton.

♦ Sản xuất, kinh doanh, mua bán, xuất nhập khẩu các loại giấy, nguyên

liệu giấy và vật tư ngành in.

2.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CP IN TÂN VIỆT

Kết quả hoạt động SXKD

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động SXKD từ năm 2007 – 2011

Đơn vị : Triệu đồng

Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Chênh lệch lợi nhuận (%) 2007 35980,7 32476,1 3504,6 2008 36142,8 32583,7 3559,1 1,6 2009 38950,6 35237,7 3712,9 4,3 2010 41506,1 37600,7 3905,4 5,2 2011 43001,2 38689,1 4312,1 10,4

Hình 2.2 : Kết quả hoạt động SXKD từ năm 2007 – 2011

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên, ta thấy :

Lấy năm 2007 làm mốc thì ta thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2011 ( 10,4 %), là do tốc độ tăng lên của chi phí thấp hơn tốc độ tăng lên của doanh thu nên lợi nhuận tạo ra tăng dần. Điều đó cũng cho thấy mức độ tăng đầu tư cho SXKD của Công ty, áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến và mua sắm lắp đặt thêm những loại máy móc hiện đại nhằm thay thế sức lao động con người để tăng năng suất. Điển hình năm 2011 Công ty mở rộng thêm quy mô sản xuất và nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, đồng thời các chi phí như : chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp,chi phí tồn kho, chi phí sản xuất… được tiết kiệm tối đa nên doanh thu tăng mạnh so với năm 2010.

 Qua đó ta có thể nhận định sơ bộ rằng hoạt động SXKD của Công ty

đang trên đà phát triển, bộc lộ những khả năng mở rộng SXKD tốt trong tương lai. Lợi nhuận của Công ty biến động tăng qua các năm thông qua việc tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí kết hợp với tăng đầu tư cho quá trình SXKD.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Hiện nay, quy mô và năng lực sản xuất của Công ty ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hóa công nghệ, tự chủ trong SXKD kết hợp đầu tư cho dịch vụ sau này.

-Các loại máy móc thiết bị mà Công ty dùng để sản xuất ra sản phẩm là các hệ thống máy chuyên dùng cho ngành sản xuất bao bì màng ghép phức hợp, gồm có các hệ thống máy như sau :

-Hệ thống máy in ống đồng sản xuất tại Đài Loan theo công nghệ của Đức và Nhật gồm có : 7 bộ phận in, chỉnh và chồng màu tự động, công suất 200m/phút, in được trên các màng OPP, MCPP, PE, AL…

-Hệ thống máy ghép được sản xuất tại Hàn Quốc theo công nghệ của Mỹ và Nhật có thể ghép được nhiều loại màng với nhau thành màng ghép phức hợp công suất 180m/phút.

-Hệ thống máy chia được sản xuất tại Hàn Quốc công suất 250m/phút dùng để chia các loại màng phức hợp thành cuộn nhỏ theo yêu cầu.

-Hệ thống máy làm thành phẩm túi bao bì : Làm được nhiều loại túi đa dạng như : túi ép 03 biên, túi dán lưng, dán hông, túi Ziper, túi đứng với công suất 60 túi/phút cho mỗi máy.

-Hệ thống máy làm thành phẩm giấy : Gồm có máy bế hộp, máy tạo vân giấy và máy làm lịch, ép nhũ vàng.

2.3.THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CP IN TÂN VIỆT

2.1.1. Nguồn nhân lực tại Công ty CP in Tân Việt

Trong điều kiện SXKD hiện nay của Công ty CP in Tân Việt , định hướng phát triển trong tương lai đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động theo nguyên tắc đúng người, đúng việc. Đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Công tác quản trị nguồn nhân lực gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau như : Lập kế hoạch nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, trả công lao động, đảm bảo các chế độ đãi ngộ khác,… Do đó trước khi đề xuất các giải pháp hoàn thiện cần phân tích tổng thể nguồn nhân lực tại Công ty CP in Tân Việt.

2.1.1.1.Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ

Đây là hình thức phân công lao động dựa vào vai trò, chức năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động. Đội ngũ lao động của Công ty CP in Tân Việt được chia thành 2 nhóm chính : lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

Bảng 2.2 : Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ của Công ty (2011)

Đơn vị : người

Chỉ tiêu Lao động

trực tiếp

Lao động gián tiếp

Cộng Quản lý kinh tế kỹ thuật CBCNV Bộ máy lãnh đạo Số lượng (Người) 185 6 9 5 205 Tỷ trọng (%) 90,2 3 4,4 2,4 100

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty CP in Tân Việt

Hình 2.3 : Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ của Công ty (2011)

Qua bảng trên ta thấy :

Lao động sản xuất trực tiếp chiếm phần lớn tổng lao động toàn Công ty (90,2%) do Công ty có 3 phân xưởng sản xuất nên cần thu hút nhiều lao động. Lực lượng này bao gồm những công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm của Công ty. Đây là đội ngũ lao động đặc biệt quan trọng vì họ quyết định trực tiếp đến tiến độ sản xuất, số lượng và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Công ty cần đặc biệt quan tâm đến đội ngũ này thông qua các chế độ đãi ngộ, nhằm kích thích tinh thần làm việc tích cực của họ.

ty, lực lượng này hoạt động trong các phòng ban, bao gồm bộ máy lãnh đạo, CBCNV, các quản lý kinh tế kỹ thuật ( trưởng, phó các phòng ban, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật) và thực hiện những nhiệm vụ rất quan trọng đối với Công ty (lập chiến lược nguồn nhân lực, nghiên cứu sáng tạo các sản phẩm mới, nghiên cứu và phát triển thị trường,...). Do đó Công ty cần duy trì ổn định lực lượng lao động này, có các chính sách đào tạo phát triển và lương thưởng hợp lý để tăng trình độ và giữ chân nhân viên giỏi.

2.1.1.2. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo và bộ phận công tác

Bảng 2.3 : Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo và bộ phận công tác (2011)

Đơn vị : người

Bộ phận công tác

Trung

cấp Cao đẳng Đại học Cao học

Tổng cộng Ban GĐ 0 0 3 3 6 Phòng TC- HC 0 1 3 1 5 Phòng KHKD 0 1 3 0 4 Phòng KTTC 0 0 4 0 4 Phòng KTCĐ 0 0 7 1 8 PXSX 106 60 12 0 178 Tổng số 106 62 32 5 205 Tỷ lệ (%) 51,7 30,2 15,6 2,5 100

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty CP in Tân Việt

Hình 2.4 : Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo (2011)

Lực lượng lao động trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (51,7%) và trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ tương đối khá (30,2%) vì Công ty CP in Tân Việt có 3 PXSX nên cần thu hút nhiều lao động, mà công việc tại đây không đòi hỏi công nhân phải có trình độ cao vì hầu hết các hoạt động sản xuất được thực hiện bằng máy móc tự động, công nhân chỉ cần được học qua một quá đào tạo cơ bản là có thể vận hành máy móc trơn tru, nên thích hợp với công nhân trình độ trung cấp và cao đẳng. Lao động trình độ đại học (15,6%) được Công ty phân bố khá đều từ các phòng ban xuống các PXSX để thực hiện các nhiệm vụ phòng ban cũng như công tác quản lý phân xưởng, đây là lực lượng có tri thức cao sẽ giúp Công ty nâng cao năng lực và hiệu quả SXKD. Ngoài ra Công ty còn thu hút được lao động có trình độ học vấn cao như thạc sỹ và tiến sỹ (2,5%), làm việc trong ban lãnh đạo Công ty và rải rác tại các phòng ban, lực lượng lao động này thường nắm các vị trí cao như Giám đốc, trưởng phòng, phó phòng…

Nhìn chung đây là một cơ cấu khá phù hợp với đặc điểm của một công ty SXKD các sản phẩm ngành in như Công ty CP in Tân Việt.

2.1.1.3.Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi

Bảng 2.5 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính (2011)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ Phần in Tân Việt (Trang 36)