0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Những khó khăn

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Ở TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 66 -66 )

- Các quy định về tổ chức bộ máy giữa các ngành tại Sóc Trăng chƣa thống nhất gây ra tổ chức hệ thống bộ máy còn thiếu đồng bộ, thiếu tính liên kết trong cùng địa phƣơng: các cơ quan sự nghiệp và dịch vụ KH&CN đƣợc thành lập và chƣa có sự chỉ đạo thống nhất chung giữa các ngành.

Hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan sự nghiệp và dịch vụ KH&CN, kể cả hệ thống khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngƣ giữa nhiều tỉnh, thành rất khác nhau; ngành KH&CN hầu nhƣ chƣa có cơ quan sự nghiệp và dịch vụ KH&CN ở cấp huyện, hầu hết các trung tâm Ứng dụng và chuyển giao KH&CN, Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN đều mới thành lập, chƣa

67

phát triển. Tiềm lực mọi mặt (cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực, vốn) của các cơ quan sự nghiệp và dịch vụ KH&CN nhìn chung còn rất yếu.

Điều này làm cho năng lực ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN bị hạn chế rất nhiều, không đáp ứng đƣợc nhu cầu to lớn của sản xuất và đời sống.

- Chính sách đầu tƣ chƣa đúng mức, đối với các Trung tâm khi thực hiện chuyển đổi theo Nghị định 115 đều kiến nghị nhà nƣớc phải quan tâm, có chính sách đầu tƣ đúng bảo đảm cho các Trung tâm phát triển.

- Những chính sách về biên chế, về hợp đồng lao động, về tuyển dụng, về đào tạo đối với cán bộ, viên chức ở các trung tâm chƣa rõ ràng hoặc chƣa đƣợc địa phƣơng tổ chức thực thi; những chính sách về tài chính, về đầu tƣ cho các trung tâm còn bất cập, không thể hiện sự quan tâm đầy đủ đến chủ trƣơng ƣu tiên xây dựng và phát triển hệ thống các trung tâm có chức năng Ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh.

- Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn để tiếp nhận chuyển giao, đổi mới công nghệ. Một số quy định tài chính về chi tiêu quá cứng nhắc làm hạn chế các tổ chức ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ đối với các doanh nghiệp. Các đề tài dự án đƣợc phê duyệt thực hiện đều phải tuân thủ theo quy định của luật ngân sách, thanh quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính và Sở Tài chính địa phƣơng do vậy không thể có khoản kinh phí trích ra từ dự án để tự trang trải.

- Cơ chế phối hợp giữa tổ chức ứng dụng tiến bộ KH&CN và chuyển giao công nghệ với các tổ chức thuộc các ngành kinh tế khác trong việc chuyển giao công nghệ chƣa đƣợc hoàn chỉnh. Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, rất nhiều nƣớc trên thế giới đã quan tâm đầu tƣ cho việc hình thành đầu mối chuyển giao công nghệ nhằm hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động quản lý, nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh. Thông qua các đầu mối này các nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau hơn, mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ các nhà quản lý hoạch định chiến lƣợc và chính sách, giúp các nhà nghiên cứu có những hƣớng nghiên cứu đáp

68

ứng nhu cầu của thị trƣờng, đối với doanh nghiệp thì các đầu mối và mạng lƣới này giúp họ dễ dàng tiếp cận công nghệ mới, giảm thiểu thời gian tìm kiếm công nghệ phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Kinh nghiệm một số nƣớc cho thấy việc tạo ra một mạng lƣới thống nhất trên cơ sở kết nối mạng lƣới các địa phƣơng và mạng lƣới các vùng với sự liên kết chặt chẽ giữa các Bộ ngành đã giúp cho việc cập nhật, phổ biến và tập trung đầy đủ thông tin công nghệ, do vậy công việc tìm kiếm, tra cứu và thống kê các yếu tố công nghệ rất nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

- Chính sách hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về công nghệ chƣa đủ mạnh, chƣa giúp đƣợc nhiều cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tìm kiếm công nghệ phù hợp. Kinh nghiệm ở các nƣớc cho thấy, muốn thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, hộ sản xuất đạt hiệu quả cao thì cần phải có chính sách đầu tƣ xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về công nghệ để hình thành một cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa dạng, phong phú đáp ứng yêu cầu chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp và tổ chức khác có nhu cầu.

- Cơ chế, chính sách về tài chính và nhân sự hiện tại còn thiếu và không đồng bộ, chƣa tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp và dịch vụ KH&CN phát triển. Cơ chế quản lý nghiên cứu và triển khai các hoạt động KH&CN hiện nay nói chung còn khá cứng nhắc, nhất là cơ chế quản lý tài chính bất hợp lý và không có tác dụng khuyến khích các cơ quan nghiên cứu tham gia thực hiện các chƣơng trình, dự án triển khai ứng dụng sau đây là một số mô hình tiêu biểu trong hoạt động liên kết viện trƣờng với các doanh nghiệp địa phƣơng. Để thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN cần có các cơ chế, chính sách phù hợp, bảo đảm lợi ích của các bên tham gia, cơ chế, chính sách áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN bao gồm: Cơ chế hoạt động của tổ chức, cơ chế tài chính, chính sách khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát

69

triển công nghệ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng và phát triển thị trƣờng công nghệ; đồng thời thông qua các chính sách thuế, tín dụng, đầu tƣ cơ sở vật chất - kỹ thuật và thông tin KH&CN để thúc đẩy hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ.

Nhà nƣớc có chính sách, biện pháp khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tích cực ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đổi mới quản lý KT-XH, đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế, tín dụng và các ƣu đãi khác. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình động viên các thành viên ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất.

Nhà nƣớc tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống. Chủ sở hữu, tác giả và ngƣời ứng dụng thành công kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đƣợc hƣởng lợi ích do việc ứng dụng kết quả này vào sản xuất và đời sống theo hợp đồng KH&CN và theo quy định của pháp luật.

Cơ chế quản lý của các tổ chức KH&CN cũng không ngừng đƣợc đổi mới. Pháp luật quy định, các tổ chức KH&CN có quyền: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tiến hành hoạt động KH&CN đã đăng ký; ký kết hợp đồng KH&CN; đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về KH&CN; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ KH&CN; thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ KH&CN, doanh nghiệp trực thuộc; hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động KH&CN và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; đƣợc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

70

chuyển giao, chuyển nhƣợng kết quả hoạt động KH&CN theo quy định của pháp luật; công bố kết quả hoạt động KH&CN theo quy định của pháp luật. Đồng thời pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của các tổ chức KH&CN trong hoạt động của mình. Nghĩa vụ của các tổ chức bao gồm:

+ Thực hiện hợp đồng KH&CN đã ký kết, nhiệm vụ KH&CN do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tƣ phát triển KH&CN và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nƣớc;

+ Góp phần xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN của đất nƣớc; + Bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoạt động KH&CN trong tổ chức mình; giữ bí mật KH&CN theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.

Kết luâ ̣n chƣơng 2

Trong giai đoạn 2008-2012 nhiều đề tài/dự án đƣợc nghiên cứu triển khai, nhiều mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN đƣợc thực hiện trên địa bàn các huyện, thành phố, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Sóc Trăng.

Hàng năm, các ngành nhƣ: NN&PTNT (Trung tâm khuyến nông-khuyến ngƣ tỉnh; Trung tâm giống cây trồng tỉnh), Công thƣơng (Trung tâm khuyến công tỉnh); KH&CN (Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN),… đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển và khuyến khích các Trung tâm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN; tập huấn chuyển giao tiến bộ KH&CN; hội nghị; hội thảo; tuyên truyền thông tin KH&CN (thông qua tập san KH&CN, các ấn phẩm của Sở Nông nghiệp; Sở Công thƣơng,... chƣơng trình phát thanh truyền hình về khuyến nông, khuyến ngƣ; KH&CN,...) đã tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thành tựu, tiến bộ KH&CN đến đông đảo ngƣời dân trên địa bàn các huyện và thành phố.

71

Hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN của các Trung tâm luôn đƣợc quan tâm và đẩy mạnh tập trung vào một số lĩnh vực nhƣ: Công nghệ sinh học, lai tạo giống lúa mới, xây dựng mô hình trình diễn, mô hình sản xuất giống, hoàn thiện quy trình sản xuất,… Hoạt động của các Trung tâm đang dần trở thành “cầu nối” giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các hợp tác xã, các hộ nông dân trên địa bàn các huyện trong việc tập hợp, phổ biến, ứng dụng tiến bộ KH&CN và chuyển giao công nghệ vào thực tiến sản xuất. Cơ chế quản lý và hoạt động đối của các Trung tâm đang từng bƣớc đƣợc đổi mới. Bên cạnh, sự quan tâm đầu tƣ có hiệu quả của UBND tỉnh, các ngành chủ quản cũng đã tích cực vào cuộc và đã giúp cho năng lực quản lý, hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN của các Trung tâm ngày càng tăng lên.

Hoạt động của các Trung tâm đang dần khẳng định đƣợc quyền tự chủ trong việc tổ chức và hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo, và gắn kết với tình hình thực tiễn tại các huyện và thành phố.

Hệ thống văn bản quy định về chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ KH&CN ngày càng đƣợc hoàn chỉnh. Tại Sóc Trăng đã ban hành các văn bản liên quan để quy định việc phân công, phân cấp về quản lý việc chuyển giao công nghệ áp dụng đối với các tổ chức, đơn vị khoa học công nghệ thuộc địa bàn quản lý.

Bên cạnh đó các quy định về tổ chức bộ máy giữa các Trung tâm tại Sóc Trăng chƣa thống nhất gây ra tổ chức hệ thống bộ máy còn thiếu đồng bộ, thiếu tính liên kết trong cùng địa phƣơng: các cơ quan sự nghiệp và dịch vụ KH&CN đƣợc thành lập và chƣa có sự chỉ đạo thống nhất chung của UBND tỉnh. Điều này làm cho năng lực ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN bị hạn chế rất nhiều, không đáp ứng đƣợc nhu cầu to lớn của sản xuất và đời sống.

Những chính sách về biên chế, về hợp đồng lao động, về tuyển dụng, về đào tạo đối với cán bộ, viên chức ở các trung tâm chƣa rõ ràng hoặc chƣa

72

đƣợc địa phƣơng tổ chức thực thi; những chính sách về tài chính, về đầu tƣ... cho các trung tâm còn bất cập, không thể hiện sự quan tâm đầy đủ đến chủ trƣơng ƣu tiên xây dựng và phát triển hệ thống các trung tâm có chức năng ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh.

Nhiều doanh nghiêp thiếu vốn để tiếp nhận chuyển giao, đổi mới công nghệ. Một số quy định tài chính về chi tiêu quá cứng nhắc làm hạn chế các tổ chức ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ đối với các doanh nghiệp. Các đề tài dự án đƣợc phê duyệt thực hiện đều phải tuân thủ theo quy định của luật ngân sách, thanh quyết toán theo quy định của Bộ tài chính và Sở tài chính địa phƣơng do vậy không thể có khoản kinh phí trích ra từ dự án để tự trang trải.

Chính sách hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về công nghệ chƣa đủ mạnh, chƣa giúp đƣợc nhiều cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tìm kiếm công nghệ phù hợp.

Để thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN cần có các cơ chế, chính sách phù hợp, bảo đảm lợi ích của các bên tham gia, cơ chế, chính sách áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN bao gồm: Cơ chế hoạt động của tổ chức, cơ chế tài chính, chính sách khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng và phát triển thị trƣờng công nghệ; đồng thời thông qua các chính sách thuế, tín dụng, đầu tƣ cơ sở vật chất - kỹ thuật và thông tin khoa học và công nghệ để thúc đẩy hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ.

73

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT XÂY DƢ̣NG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐI ̣A BÀN

HUYỆN Ở TỈNH SÓC TRĂNG 3.1. Bối cả nh của giai đoa ̣n phát triển

3.1.1. Bối cả nh quốc tế và trong nước

* Bối cảnh quốc tế

- Xu thế phát triển mạnh mẽ của KH&CN trên thế giới: Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại với sự phát triển của các công nghệ cốt lõi của hệ thống công nghệ mới là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ chế tạo vật liệu và năng lƣợng mới đang tạo ra cho nhân loại những hệ thống sản xuất, hệ thống giao thông và trao đổi hoàn toàn mới, làm thay đổi căn bản không chỉ những xã hội công nghiệp, mà cả những xã hội nông nghiệp. Cùng với quá trình gắn kết giữa KH&CN, mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh cũng ngày càng phát triển. Quá trình từ phát minh khoa học đến sáng chế, phát triển công nghệ và đƣa vào ứng dụng trong sản xuất ngày càng rút ngắn. KH&CN đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, động lực số một cho phát triển KT- XH. Tiềm lực KH&CN ngày càng trở thành lực lƣợng nòng cốt của sức sản xuất xã hội. Ý thức rõ đầu tƣ vào KH&CN là đầu tƣ mang lại nhiều lợi nhuận, nhiều quốc gia đã giành ƣu tiên đầu tƣ phát triển KH&CN và nâng cao hiệu quả của KH&CN phục vụ phát triển KT-XH.

Hợp tác về KH&CN đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Kinh nghiệm của những nền kinh tế thành công cho thấy, nếu biết cách tranh thủ và tận dụng những ƣu thế của các quan hệ hợp tác quốc tế, nếu có một chính sách KH&CN đúng đắn trong chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ thì quãng thời gian tiến hành công nghiệp hoá có thể rút ngắn. Xu thế trên đây

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Ở TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 66 -66 )

×