Thực trạng cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụn g, chuyển giao tiến bộ

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 43)

2.2.3.1. Thực trạng cơ chế chính sách qua văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đối với hoạt động khoa học và công nghệ của các Trung tâm có chức năng chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Thực trạng về cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống ở nƣớc ta hiện nay:

- Nhà nƣớc có chính sách, biện pháp khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tích cực chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm phát triển KT- XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Tổ chức, cá nhân chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN để đổi mới quản lý KT-XH, đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế, tín dụng và các ƣu đãi khác.

- Nhà nƣớc tạo điều kiện để tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN chuyển giao, ứng dụng rộng rãi tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.

- Chủ sở hữu, tác giả và ngƣời chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN thành công kết quả đƣợc hƣởng lợi ích do việc ứng dụng kết quả này vào sản xuất và đời sống theo hợp đồng KH&CN và theo quy định của pháp luật.

Các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách, hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm khuyến công là những đơn vị trực thuộc Sở KH&CN, Sở NN&PTNT và Sở Công thƣơng. Đây là đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc, các Trung tâm thực hiện các cơ chế hoạt động theo các quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp.

44

Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của địa phƣơng, một số Trung tâm đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế hoạt động khác nhau.

Đối với tỉnh Sóc Trăng các Trung tâm đều là đơn vị sự nghiệp có thu nên đều là đối tƣợng tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ.

Khi triển khai hoạt động của mình, các Trung tâm đều đƣợc thực hiện các quy định của pháp luật về các cơ chế, chính sách áp dụng thống nhất trong cả nƣớc. Tuy nhiên, đối với từng địa phƣơng, từng ngành cũng có sự khác nhau về cơ chế, chính sách áp dụng đối với các Trung tâm do ngành mình quản lý.

Tuy vậy tại Thông tƣ số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 115 cũng đã đề cập tới các chính sách ƣu đãi khi các đơn vị tiến hành chuyển đổi:

- Nguyên tắc ƣu đãi về tài chính đối với các tổ chức KH&CN chuyển đổi: Các tổ chức KH&CN khi chuyển đổi sang loại hình tổ chức tự trang trải kinh phí hoạt động đƣợc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đƣợc hƣởng những ƣu đãi về tài chính nhƣ doanh nghiệp mới thành lập và ƣu đãi khác theo quy định của Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời vẫn đƣợc hƣởng những ƣu đãi về tài chính đối với hoạt động KH&CN theo các quy định hiện hành.

- Trong thời gian quá độ chuyển đổi và sau khi chuyển đổi, tổ chức KH&CN chuyển đổi có thực hiện hoạt động KH&CN, lập báo cáo tài chính, thuyết minh rõ mức tăng trƣởng bình quân trong 3 năm của đơn vị, trình cơ quan chủ quản xác nhận và đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định hỗ trợ đầu tƣ phát triển trong phạm vi nguồn vốn đầu tƣ phát triển giao hàng năm cho Bộ, ngành và địa phƣơng.

- Điều kiện để xét hỗ trợ đầu tƣ phát triển là mức tăng trƣởng của đơn vị đƣợc tính trên cơ sở mức nộp ngân sách nhà nƣớc và tăng trƣởng từ 10%/năm trở lên trong 3 năm liên tục. Đối với tổ chức KH&CN chuyển đổi,

45

có sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực đƣợc ƣu đãi về thuế, mức nộp ngân sách đƣợc tính cả phần thuế đƣợc miễn giảm để làm căn cứ tính tốc độ tăng trƣởng.

- Khoản kinh phí hỗ trợ đầu tƣ phát triển theo tiêu chí tăng trƣởng chỉ đƣợc sử dụng để đầu tƣ cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức KH&CN.

Ngoài kinh phí hỗ trợ đầu tƣ phát triển đƣợc cấp theo tiêu chí tăng trƣởng này, tổ chức KH&CN chuyển đổi vẫn đƣợc hƣởng các dự án đầu tƣ nhƣ các tổ chức KH&CN khác.

Theo quy định các Trung tâm nhƣ: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Khuyến nông, Khuyến công đều là đơn vị sự nghiệp có thu nên đều là đối tƣợng tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ.

Nội dung chính của Nghị định số 115 bao gồm:

- Tự chủ về xây dựng và thực hiện nhiệm vụ:

Lần đầu tiên, vấn đề sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đƣợc đặt ra trong hoạt động của tổ chức KH&CN, trong đó quy định rõ việc đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhƣ một doanh nghiệp.

Khi đã hoạt động nhƣ một doanh nghiệp, tổ chức KH&CN cũng sẽ đƣợc bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nghĩa là cũng có quyền quyết định xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị; đƣợc liên doanh, liên kết sản xuất với mọi tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nƣớc; đƣợc trực tiếp mời chuyên gia nƣớc ngoài vào làm việc và cử cán bộ ra nƣớc ngoài công tác.

Ngoài ra, các tổ chức KH&CN chuyển đổi sẽ đƣợc tự xác định nhiệm vụ KH&CN và xây dựng các kế hoạch thực hiện mà trƣớc đây thƣờng do cơ quan chủ quản quyết định.

46

Nghị định 115 sẽ làm thay đổi căn bản phƣơng thức cấp kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc: thay vì cấp theo ngân sách nhƣ trƣớc đây, nay các tổ chức KH&CN sẽ đƣợc cấp theo nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao, đặt hàng hoặc thông qua đấu thầu, tuyển chọn nhiệm vụ.

Một điểm quan trọng là các tổ chức KH&CN sẽ đƣợc Nhà nƣớc giao quyền sử dụng tài sản cho sản xuất kinh doanh và nghiên cứu khoa học, chi phí khấu hao tài sản cố định sẽ đƣợc để lại đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị.

- Tự chủ về tổ chức và biên chế:

Ngoài một số quyền tự chủ nhƣ: thủ trƣởng tổ chức KH&CN đƣợc quyết định việc thành lập, giải thể các tổ chức trực thuộc theo nhu cầu và hiệu quả công việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trƣởng, cấp phó của các tổ chức trực thuộc, quyết định hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển khi tuyển dụng viên chức, quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức đối với những ngƣời đƣợc tuyển chọn từ ngạch nghiên cứu viên và tƣơng đƣơng trở xuống, ký hợp đồng làm việc lần đầu đối với số biên chế sau khi đã qua tuyển dụng hàng năm.

Trong đó: Điều 9. Chính sách ưu đãi quy định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tổ chức KH&CN đƣợc quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định này đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi sau đây:

1. Đƣợc Quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nƣớc xem xét, hỗ trợ tín dụng ƣu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ đáp ứng các điều kiện và thuộc đối tƣợng theo quy định.

2. Đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đầu tƣ phát triển với những tổ chức KH&CN đáp ứng đƣợc các điều kiện theo quy định.

3. Đƣợc thanh lý, chuyển nhƣợng tài sản do đơn vị mua sắm từ nguồn kinh phí tự có.

4. Đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng để thực hiện các giao dịch đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.

5. Đƣợc hƣởng các quyền lợi và chính sách ƣu đãi của tổ chức KH&CN và các chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất mới thành lập.

47

6. Đƣợc vay vốn của các tổ chức, cá nhân, vay tín dụng ngân hàng để đầu tƣ mở rộng sản xuất, nâng cao chất lƣợng các hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định; đƣợc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp theo quy định.

7. Đƣợc giao quản lý và sử dụng tài sản của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; đƣợc sử dụng số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị; số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay đƣợc dùng để trả vốn và lãi vay, nếu còn dƣ đƣợc bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

8. Đƣợc góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động KH&CN, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

* Đối với hoạt động khuyến nông có Nghị định Số: 02/2010/NĐ-CP, ngày 08 tháng 01 năm 2010

Trong đó Điều 2 Quy định mục tiêu của khuyến nông:

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngƣời sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng.

- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia khuyến nông.

* Nghị định 134//2004/NĐ-CP, ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn

48

Trong đó: Điều 14. Chính sách Khoa học Công nghệ quy định:

- Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có ứng dụng thiết bị công nghệ mới, vật liệu mới hoặc đầu tƣ vào thiết bị công nghệ tự động hoá, thiết bị công nghệ xử lý nguồn, kiểm soát ô nhiễm, sử dụng năng lƣợng sạch, giảm hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả năng lƣợng, tái tạo nguồn nƣớc công nghiệp đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ thuộc các chƣơng trình kỹ thuật - kinh tế nhƣ: công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và tiết kiệm năng lƣợng.

Khi triển khai hoạt động của mình, các Trung tâm đều đƣợc thực hiện các quy định của pháp luật về các cơ chế, chính sách áp dụng thống nhất trong cả nƣớc. Tuy nhiên, đối với từng địa phƣơng, từng ngành cũng có sự khác nhau về cơ chế, chính sách áp dụng đối với Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN do mình quản lý.

2.2.3.2. Đánh giá chính sách nhà nước đối với hoạt động thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ vào sản xuất và đời sống

* Những thuận lợi

Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, các Trung tâm đã quan tâm đầu tƣ cho việc hình thành đầu mối chuyển giao công nghệ nhằm hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động quản lý, nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh. Thông qua các đầu mối này các nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau hơn, mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ các nhà quản lý hoạch định chiến lƣợc và chính sách, giúp các nhà nghiên cứu có những hƣớng nghiên cứu đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, đối với doanh nghiệp và những hộ sản xuất kinh doanh thì các đầu mối và mạng lƣới này giúp họ dễ dàng tiếp cận công nghệ mới, giảm thiểu thời gian tìm kiếm công nghệ phù hợp với hoạt động kinh doanh.

Hệ thống văn bản quy định về chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN nói chung ngày càng đƣợc hoàn chỉnh và đi vào thực tiễn cuộc sống. Trong lĩnh vực ứng dụng tiến bộ KH&CN và chuyển giao công nghệ, Luật

49

chuyển giao công nghệ là văn bản pháp lý cao nhất đƣợc Quốc hội khoá X thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ Việt Nam ra nƣớc ngoài, từ nƣớc ngoài vào Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nƣớc; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.

Để hƣớng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ. Căn cứ quy định của

Chính phủ, một số Bộ, ngành đã ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các quy định về chuyển giao công nghệ, nhƣ: Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ 200/2009/TT-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ; Bộ KH&CN ban hành Thông tƣ số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 04 năm 2009 hƣớng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tƣ.

* Những khó khăn

- Các quy định về tổ chức bộ máy giữa các Trung tâm ở địa phƣơng chƣa thống nhất gây ra tổ chức hệ thống bộ máy còn thiếu đồng bộ, thiếu tính liên kết, các cơ quan sự nghiệp và dịch vụ KH&CN đƣợc thành lập và phát triển chƣa có sự chỉ đạo thống nhất chung giữa các bộ, ngành Trung ƣơng, UBND tỉnh và các Sở ban ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do vậy, hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan sự nghiệp và dịch vụ KH&CN, kể cả hệ thống khuyến nông, khuyến ngƣ, khuyến công còn nhiều bất cập.

Ngành KH&CN hầu nhƣ chƣa có các cơ quan sự nghiệp và dịch vụ KH&CN ở cấp huyện.

Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN thuộc Sở KH&CN quản lý chƣa thực sự phát triển. Tiềm lực mọi mặt (cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực,

50

vốn) nhìn chung còn rất yếu. Điều này làm cho năng lực ứng dụng tiến bộ KH&CN và chuyển giao công nghệ bị hạn chế rất nhiều, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của các Trung tâm còn rất thiếu thốn, nhà thực nghiệm mới bắt đầu đƣợc đầu tƣ xây dựng.

- Cán bộ đều mới đƣợc tuyển dụng thiếu kinh nghiệm và thiếu năng lực trong lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN. Vấn đề tƣ vấn và dịch vụ trong lĩnh vực KH&CN còn rất hạn chế, hiện tại chƣa thực hiện đƣợc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động KH&CN.

- Những chính sách về biên chế, về hợp đồng lao động, về tuyển dụng, về đào tạo đối với cán bộ, viên chức ở các Trung tâm chƣa rõ ràng hoặc chƣa đƣợc tổ chức thực thi; những chính sách về tài chính, về đầu tƣ,...cho các trung tâm còn bất cập, không thể hiện sự quan tâm đầy đủ đến chủ trƣơng ƣu tiên xây dựng và phát triển hệ thống các Trung tâm nhằm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN của tỉnh.

- Nhiều doanh nghiệp, các hợp tác xã, hộ nông dân cá thể thiếu vốn để

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 43)