Xây dựng các phương pháp phù hợp

Một phần của tài liệu skkn mối nguy và biện pháp phòng chống tai nạn trong nhà trường (Trang 33)

Trong thực tế, khá nhiều sự cố xảy ra do từ một phương pháp tiến hành không phù hợp. Việc áp dụng các phương pháp phù hợp trong tiến trình hoạt động không những đem đến hiệu quả cao trong công việc mà còn góp phần giảm thiểu những tổn thất đáng tiếc. Dưới đây là một số phương pháp đề nghị nhằm hướng đến sự phù hợp, ngăn ngừa những tổn thất, rủi ro.

- Trước khi thực hiện bất cứ một công việc lớn/nhỏ, để tránh rủi ro, cần phải xây dựng kế hoạch, trong đó có đảm bảo thời gian, lực lượng và các phương tiện phù hợp. Không nên chỉ làm theo kinh nghiệm, càng không nên làm tùy hứng, qua loa, đại đùa.

- Trong quá trình thực hiện, cần tập trung vào kiểm soát quy trình hơn là để mất nhiều thời gian, công sức cho việc xử lý hậu quả. Sự kiểm soát được thực hiện ở từng công đoạn sẽ góp phần đảm bảo cho sản phẩm phù hợp với chuẩn. Đây gần như là nguyên tắc bất di bất dịch cho các nhà sản xuất nếu không muốn giảm sút lợi nhuận. Trong lĩnh vực giáo dục, điều này càng hết sức quan trọng. Bởi lẽ sản phẩm của giáo dục là con người, chỉ có thể đánh giá được một cách chính xác sự phù hợp của sản phẩm con người thông qua sự phù hợp của từng công đoạn trong quá trình đào tạo.

- Kết quả kiểm soát phải được lượng hóa bằng các thang độ đánh giá theo biểu mẫu thống nhất được xây dựng từ các chuẩn quy định và mục tiêu đánh giá phải hướng đến sự phù hợp chuẩn, chỉ ra được các thiếu sót và đề ra biện pháp khắc phục.

- Sự can thiệp kịp thời vào các điểm thiếu sót, yếu kém là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn rủi ro, tổn thất. Trong nhà trường, những yếu kém về chất

lượng, đội ngũ, về cơ sở vật chất, trang thiết bị là những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro khá cao.

- Sự phân công trách nhiệm đúng với chuyên môn, hợp với năng lực là điều kiện đầu tiên để đảm bảo không xảy ra những thiệt hại trong công việc, những tổn thất về tinh thần.

- Trong những trường hợp không có khả năng về chuyên môn thì không nên làm liều. Cách tốt nhất để không gây ra sự cố là hãy tham khảo ý kiến của lãnh đạo, của các nhà chuyên môn, hoặc phải thuê mướn chuyên gia để thực hiện. Chẳng hạn, trong nhà trường đó là những việc như xây dựng mới, mua sắm lớn, sửa chữa quy mô,…

- Trong những tình thế không thành công, thậm chí có khả năng tổn thất, thiệt hại thì cách tốt nhất là phải thay đổi phương pháp, cải tiến cách làm, thay đổi thái độ để đem lại một kết quả khác trước.

- Việc xây dựng một thái độ thân thiện trong công việc và trong các mối quan hệ là hết sức quan trọng, có khi lại góp phần quyết định cho sự thành công. Trong hoàn cảnh bị áp chế về tinh thần thì khó ai có thể hoàn thành tốt công việc; những sai sót, rủi ro, thậm chí là tai nạn đều có thể xảy ra trong tình huống này.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên và cả học sinh trong môi trường học tập là một điều kiện để thiết lập mối quan hệ thân thiện, hạn chế những tổn thất về thể chất và tinh thần.

- Sự công khai, minh bạch, đảm bảo tính khách quan trong công việc sẽ giúp tăng cường năng lực giám sát, phòng ngừa của cả tập thể. Thái độ chủ quan, định kiến rất dễ dẫn đến mắc sai lầm.

- Cuối cùng, việc xử lý thông tin (văn bản đi, đến) trong đơn vị đúng quy trình, kịp thời; các thông tin được lưu trữ đầy đủ, có giá trị pháp lý,… cũng góp phần hạn chế nguy cơ. Cần nhớ là một việc làm không đúng thủ tục, không theo quy định luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.

Một phần của tài liệu skkn mối nguy và biện pháp phòng chống tai nạn trong nhà trường (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w