Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu skkn mối nguy và biện pháp phòng chống tai nạn trong nhà trường (Trang 39)

Đây là bước thể hiện rõ nhất vai trò quản lý, chỉ đạo của người hiệu trưởng. Kế hoạch khi đã xây dựng hoàn chỉnh cần được triển khai trong toàn đơn vị, triển khai đến từng đối tượng một cách cụ thể dưới nhiều hình thức: phổ biến trong cuộc họp cơ quan, niêm yết trên bảng thông báo, gửi đến từng tổ trưởng,… Không được triển khai qua loa, đại đùa với quan niệm là tất cả đã thể hiện trên văn bản. Không chỉ phổ biến nội dung những công việc cần làm. Hiệu trưởng cần xác định rõ phương thức thực hiện, định hướng cách thức thực hiện và lưu ý các vấn đề khác như: thời gian tiến hành, các phương tiện,… Làm như vậy sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công của kế hoạch.

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn, thương tích trong nhà trường thực chất là tiến hành các hoạt động để phòng ngừa, khắc phục các sự cố có thể xảy ra:

- Trường phải có cổng, hàng rào bao quanh khuôn viên, bố trí người trực cổng thường xuyên.

- Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho học sinh ra khỏi khuôn viên trường. Cổng trường phải đảm bảo “sạch, đẹp, an toàn”.

- Phải có biển báo để cảnh báo cho các loại phương tiện cơ giới lưu thông gần khu vực trường học.

- Tổ chức tốt việc đưa đón học sinh qua đường sau giờ tan học để đảm bảo an toàn giao thông cho các em.

- Tuyên truyền, hướng dẫn học sinh chấp hành tốt luật an toàn giao thông. - Trường phải có biện pháp kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm an toàn giao thông.

b) Phòng ngã

- Sân trường, lối đi bằng phẳng; khu vệ sinh phải giữ sạch sẽ, không trơn trượt.

- Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.

- Không cho học sinh học tập, sinh hoạt, chơi ở những khu vực không an toàn, có nguy cơ dẫn đến tai nạn; có biện pháp xử lý, loại bỏ ngay các địa điểm có nguy cơ dẫn đến tai nạn.

- Những cây trong khuôn viên trường cần có biển báo hoặc rào chắn để học sinh không leo trèo.

- Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải kịp thời thay thế, sửa chữa. - Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

c) Phòng ngừa bạo lực trong trường học

- Giáo dục ý thức cho các học sinh không gây gổ, đánh nhau trong và ngoài khuôn viên trường.

- Có biện pháp xử lý thích hợp trong việc ngăn ngừa học sinh giao du, tiếp xúc với các đối tượng xấu ngoài xã hội (kết hợp việc theo dõi giáo dục học sinh và phối hợp với chặt chẽ với gia đình và chính quyền địa phương).

- Ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp học sinh tụ tập, cấu kết thành băng nhóm xúc phạm đến tinh thần và thân thể của các bạn học.

- Không cho học sinh mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí.

- Xây dựng tập thể, lớp tự quản, đoàn kết.

d) Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc và các chất gây nghiện

- Phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, an toàn điện cho các học sinh.

- Bố trí người túc trực tại phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh khi thao tác.

- Có biện pháp tuyên truyền, giáo dục học sinh về các chất gây nghiện; xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng hoặc dụ dỗ, lôi kéo và cưỡng ép người khác sử dụng các chất gây nghiện.

- Hoá chất phải cất giữ cẩn thận, đúng quy định; không để học sinh tiếp xúc lâu ngày với các hoá chất có độc tính cao.

e) Phòng ngừa đuối nước

- Trường gần ao hồ, sông suối phải lưu ý các vấn đề như: Có hàng rào ngăn cách. Học sinh di chuyển bằng ghe, thuyền phải đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Trường có thuyền, phao và các vật dụng cứu sinh.

- Giếng, bể nước và các vật dụng chứa nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.

g) Phòng ngừa điện giật

- Hệ thống điện trong trường, lớp phải an toàn; không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.

- Dụng cụ điện ở phòng thí nghiệm phải đảm bảo an toàn trước khi cho học sinh thực hành.

h) Phòng ngừa ngộ độc thức ăn

- Có biện pháp xử lý việc bán quà bánh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong và ngoài khuôn viên trường.

- Đối với các trường có tổ chức bán trú bếp ăn phải đảm bảo vệ sinh, thực phẩm tươi, sạch, nước uống phải đảm bảo vệ sinh, lưu mẫu thức ăn đúng quy định.

- Tổ chức việc kiểm tra thường xuyên việc bán thức ăn, quà bánh trong khuôn viên trường.

i) Thực hiện tốt các biện pháp sơ cấp cứu:

- Trường có trang bị tủ thuốc sơ cấp cứu.

- Thực hiện có hiệu quả các công tác hội Chữ thập đỏ.

Đối với học sinh nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học ở các lớp đầu cấp có thể trạng phát triển chưa đầy đủ, nhận thức chưa cao, lại hiếu động, tò mò, hay nghịch, phá; nên ngoài các nội dung nêu trên cần chú ý một số vấn đề sau:

- Giáo viên phải chú ý, quan tâm, trông nom các cháu, không để các cháu đi vệ sinh một mình hoặc chơi, đùa ở những khu vực có nguy cơ tai nạn tiềm

- Phải đặt khỏi tầm với của trẻ các vật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như: dược phẩm các loại, bảng điện, dây điện, cầu dao, ổ cắm điện,...

Một phần của tài liệu skkn mối nguy và biện pháp phòng chống tai nạn trong nhà trường (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w