0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN MỐI NGUY VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN TRONG NHÀ TRƯỜNG (Trang 43 -43 )

- Phòng chống tai nạn, thương tích trong nhà trường là một công tác có thể nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta - nghĩa là rất nhiều tai nạn, thương tích có thể phòng tránh được - nếu lãnh đạo đơn vị, giáo viên, gia đình và các học sinh ý thức rõ tầm quan trọng, biết nhận diện mối nguy và có biện pháp phòng ngừa, khắc phục. Do vậy, hiệu trưởng cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong đơn vị.

- Hãy cảnh giác trước tất cả mối nguy! Đừng nói chuyện đó không thể xảy ra. Đừng cho rằng những chi tiết nhỏ thì không cần quan tâm. Những vật cố định đều có khả năng xảy ra rủi ro. Những vật di động, các hoạt động đang

diễn ra đều có nguy cơ rủi ro. Những thay đổi luôn tiềm ẩn rủi ro. Cần phải có phương án phòng ngừa, khắc phục.

- Không phải bất kỳ lỗi sai nào cũng đều dẫn đến rủi ro, tổn thất nhưng nguyên nhân thì không được bỏ qua. Không phải tất cả các nguyên nhân cùng dẫn đến hậu quả giống nhau. Có những nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân không trực tiếp, trong đó sẽ có nguyên nhân dẫn đến tổn thất và rủi ro.

- Hàng năm, để hạn chế tai nạn xảy ra trong nhà trường, bên cạnh các nội dung theo kế hoạch phải thực hiện, hiệu trưởng cần tiến hành các chương trình mục tiêu nhằm đảm bảo an toàn trường học. Chẳng hạn:

+ Giữ gìn sức khỏe học đường, giữ gìn vệ sinh môi trường (do hội Chữ thập đỏ đảm nhiệm).

+ Tư vấn tâm lý – kỹ năng (do công đoàn cơ sở và Đoàn Thanh niên đảm nhiệm).

+ Thực hiện an toàn giao thông (do Đoàn Thanh niên đảm nhiệm). + Tổng kiểm kê tài sản, thiết bị (do Tổ hành chánh đảm nhiệm).

Công tác phòng chống tai nạn, thương tích trong nhà trường là một việc làm thường xuyên. Vì tính chất hệ trọng của nó, với vai trò chủ chốt, hàng năm, hiệu trưởng cần triển khai thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc, bài bản, trong đó đặc biệt chú ý huy động tất cả các lực lượng cùng tham gia. Một khi đối tượng vận động đã trở thành chủ thể thực hiện thì chắc chắn là các công việc sẽ được tiến hành một cách tự giác, tích cực./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, Hà Nội, 2009.

2. Dự án SREM, Quản trị hiệu quả trường học, Hà Nội, 2009. 3. Dự án SREM, Quản lý nhà nước về giáo dục, Hà Nội, 2009. 4. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Đà Nẵng, 2006.

5. Nguyễn Thị Minh Phương (chủ biên), Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường trung học phổ thông, Hà Nội, 2009.

6. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.Hồ Chí Minh, Một số vấn đề về quản lý hành chính nhà nước, Tài liệu lưu hành nội bộ, TP.Hồ Chí Minh, 2010.

PHỤ LỤC

1. Quyết định số 197/2001/QĐ- TTg ngày 27/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách Quốc gia phòng chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002-2010

2. Thông tư liên tịch số 10/2002/TTLT-BGD&ĐT-BCA ngày 22/3/2002 của liên Bộ GD&ĐT-Công an về công tác bảo vệ an ninh – trật tự trong trường học và cơ sở giáo dục.

3. Quyết định số 46/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

4. Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông.

5. Quyết định số 17/2008/QĐ-BYT ngày 28/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng đến năm 2010.

6. Công văn số 155 /BNTGT ngày 31/7/2013 của UBND Đồng Nai về Thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng nhà trường an toàn.

7. Văn bản số 25 /BATGT ngày 24/6/2013 của UBND Huyện Thống Nhất về Kế hoạch phòng chống tai nạn, thương tích trong nhà trường năm học 2013-2014.

Một phần của tài liệu SKKN MỐI NGUY VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN TRONG NHÀ TRƯỜNG (Trang 43 -43 )

×