Tranh chấp về giống lúa nếp N

Một phần của tài liệu tiểu luận môn sở hữu trí tuệ quyền bảo hộ giống cây trồng ở việt nam (Trang 37)

IV. TÌNH HÌNH TRANH CHẤP GIỐNG CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM 4.1.Tranh chấp về giống quýt hồng Lai Vung

4.3. Tranh chấp về giống lúa nếp N

Giống N97 được Viện KHKT Nông nghiệp Việt nam chọn tạo, giống có TGST ngắn tương đương Nếp IRi352, chịu rét TB khá, khóm gọn, dạng hình đẹp, chống chịu sâu bệnh khá hơn Nếp IRi352, gạo dẻo ngon. Năng suất đạt: 200- 220 kg/sào.

Gần đây, Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển nông nghiệp Hà Nội (HADICO) đã mua bản quyền giống lúa nếp N97 của Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm (thuộc Viện KHKT Nông nghiệp VN). Theo hợp đồng ký kết, HADICO giao trực tiếp cho XN Giống cây trồng Hà Nội độc quyền SX và phân phối giống nếp trên.

Giống N97 được Viện KHKT Nông nghiệp Việt nam chọn tạo

(Ảnh: http://giongvtnncongnghecao.com.vn/San-Pham/901_666/Nep-97.htm.htm)

Thế nhưng, chuyện xảy ra khi Viện CLT-CTP nộp hồ sơ đăng ký văn bằng bảo hộ giống cây trồng để sở hữu bản quyền giống này. Một số đơn vị SX giống cũng gửi đơn đến Văn phòng bảo hộ GCT mới (Cục Trồng trọt) cho rằng giống nếp N97 có

trong danh mục được phép SX-KD, đã được thương mại hóa rộng rãi toàn miền Bắc. Nhiều Cty đã SX hạt siêu nguyên chủng và nguyên chủng bán ra thị trường từ nhiều năm nay. Việc bảo hộ cho giống này trái với Pháp lệnh GCT, sẽ làm ảnh hưởng lớn đến SX-KD của các DN, không đảm bảo quyền lợi của nông dân…

Trên thực tế, một số công ty cây giống ở Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam…đã đóng bao gói giống nếp N97 (1kg) để cung ứng cho vụ xuân tới. Vậy các DN đóng gói kinh doanh giống lúa này có vi phạm bản quyền?

Giống nếp N97 của Viện CLT-CTP đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) công nhận chính thức và đã trồng phổ biến ở miền Bắc. Theo công ước của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ GCT mới (UPOV) thì giống được bảo hộ phải có tính mới.

Cụ thể, điều 159 công ước UPOV quy định: “GCT được coi là tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của GCT đó chưa được người có quyền đăng ký quy định tại điều 64 (đăng ký quyền đối với GCT) hoặc người được phép của người đó bán hay phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác GCT trên lãnh thổ VN trước ngày nộp đơn đăng ký một năm”.

Về nguyên tắc trong trường hợp này Văn phòng bảo hộ GCT vẫn nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ giống N97 của Viện CLT-CTP để thẩm định và làm thủ tục tiếp theo cấp văn bằng. Nhưng trong quá trình thẩm định nếu phát hiện các chứng cứ xác định giống nếp N97 không phải là giống có tính mới thì sẽ đình chỉ và hủy bỏ hiệu lực bảo hộ GCT. Các đơn vị phản đối việc bảo hộ giống nếp N97 phải đảm bảo chứng cứ cụ thể (có hóa đơn của Viện CLT-CTP xuất bán giống N97 trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ 1 năm, tức không đảm bảo tính giống mới) thì Văn phòng sẽ dừng ngay việc xúc tiến cấp văn bằng.

Những năm gần đây rất nhiều giống lúa thuần đã được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức nhưng chưa đăng ký bảo hộ. Khi giống đã SX đại trà, DN mặc nhiên khai thác kinh doanh rộng rãi thì tác giả giống đó chỉ có “kiện củ khoai”, bởi chưa làm bảo hộ cho “con đẻ” của mình; mà giống nếp N97 là một điển hình.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn sở hữu trí tuệ quyền bảo hộ giống cây trồng ở việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w