Tranh chấp về giống bưởi Tân Triều

Một phần của tài liệu tiểu luận môn sở hữu trí tuệ quyền bảo hộ giống cây trồng ở việt nam (Trang 32)

IV. TÌNH HÌNH TRANH CHẤP GIỐNG CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM 4.1.Tranh chấp về giống quýt hồng Lai Vung

4.2. Tranh chấp về giống bưởi Tân Triều

Bưởi Tân Triều vốn là đặc sản có chất lượng cao và hương vị độc đáo trồng tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) với diện tích hiện trên 1.400ha với sản lượng gần 11.000 tấn/năm. Không chỉ trái, các sản phẩm từ bưởi Tân Triều hiện có mặt khắp cả nước, trong các siêu thị lớn mà được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Trước năm 2006, DNTN Quê Hương Tân Triều đã uỷ quyền cho một văn phòng luật sư tại TP.Hồ Chí Minh hoàn tất các thủ tục đăng ký bảo hộ giống bưởi Tân Triều. Ngày 11-12-2006, Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ độc quyền số 97289 cho DNTN Quê Hương Tân Triều – đơn vị làm chủ nhãn hiệu bưởi Tân Triều.

Theo đó, Cục SHTT đã bảo hộ quyền nhãn hiệu Tân Triều cho DNTN Quê Hương Tân Triều ở nhiều mặt hàng liên quan tới trái bưởi như nem bưởi, trái bưởi, rượu bưởi…Và từ cuối 2006, DNTN Quê Hương Tân Triều đã sử dụng nhãn hiệu này trên các sản phẩm của mình, chủ yếu bán ở thị trường trong nước, một số xuất khẩu sang các nước châu Âu.

Tháng 9-2009, Sở Khoa học công nghệ Đồng Nai (KHCN) triển khai dự án “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu”. Theo đó, việc xác lập quyền chỉ dẫn địa lý bưởi Tân Triều tại Cục SHTT Việt Nam sẽ góp phần nâng cao giá trị ưu thế bưởi Tân Triều trên thị trường trong nước và quốc tế. Sau khi hoàn thành, nhãn hiệu bưởi Tân Triều sẽ được xem là thành quả chung của hàng trăm nông dân bưởi Tân Triều, Vĩnh Cửu. Đề án tiến hành khá thuận lợi và giữa năm 2011 thì gần hoàn thành, song Cục SHTT lại cho biết nhãn hiệu “Tân Triều” đã được đăng ký bảo hộ độc quyền, do đó theo quy định không thể xác lập quyền chỉ dẫn địa lý. Cục khuyến khích Sở KHCN và DN bàn bạc thống nhất với nhau.

Nhãn hiệu bưởi Tân Triều nổi danh hiện nay có công lớn của DN Quê Hương Tân Triều.

(Ảnh http://laodong.com.vn/Kinh-te/Vu-tranh-chap-nhan-hieu-buoi-Tan-Trieu-DN-phai-chiu-trach- nhiem/21143.bld)

Sở KHCN và DNTN Quê Hương Tân Triều đã có 3 buổi gặp để bàn hướng giải quyết. Theo Sở KHCN, DN có thể làm đơn bãi bỏ quyền được bảo hộ nhãn hiệu và sau khi được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, DN vẫn có thể sử dụng chung nhãn hiệu này với những nông dân khác. Tuy nhiên, DNTN Quê Hương Tân Triều cho rằng điều này là vô lý khi phải đem “đứa con” hợp pháp của mình ra từ bỏ nó về mặt pháp luật để mọi người sử dụng chung. Mặt khác, đây là tâm huyết của DN trong nhiều năm qua đã khiến trái bưởi Tân Triều làm nên chút ít tiếng tăm khi bán được ở các siêu thị uy tín như Metro, Big C, Co.op Mart…và tham gia nhiều kỳ hội chợ quảng bá và có xuất khẩu sang châu Âu. Vì vậy, việc từ bỏ nhãn hiệu liệu nhãn hiệu có bị mất uy tín hay không? Lợi nhuận và thành quả của DN suốt mấy năm qua có bị thiệt hại sau khi từ bỏ nhãn hiệu?

Tranh chấp đẩy lên cho Cục

Xem xét lại tiến trình đăng ký bảo hộ của DN cho thấy, năm 2005 UBND tỉnh đã có văn bản số 8331 ngày 23-12-2005 về việc “Không chấp nhận cho sử dụng địa danh Tân Triều, Biên Hoà” làm nhãn hiệu hàng hoá. Theo nội dung văn bản này thì tỉnh không chấp thuận cho DNTN Quê Hương sử dụng tên địa danh “Tân Triều, Biên Hoà” như nhãn hiệu hàng hoá hay yếu tố cấu thành nhãn hiệu hàng hoá để nộp đơn dăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cũng theo văn bản này, DN chỉ được phép

sử dụng địa danh Biên Hoà, Tân Triều gắn trên sản phẩm bưởi với điều kiện sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ từ địa bàn huyện Vĩnh Cửu và đạt yêu cầu về phẩm chất, chất lượng do Hội làm vườn huyện Vĩnh Cửu và cơ quan quản lý quy định. Tuy nhiên, UBND tỉnh từ chối mà DN vẫn làm thủ tục đăng ký ở Cục SHTT thì rõ ràng DN đã sai. Tuy nhiên, không hiểu do nhầm lẫn hay do không biết rằng Tân Triều là địa danh (theo Luật SHTT, cá nhân hay tập thể muốn đăng ký một tên địa phương làm nhãn hiệu thì phải được sự cho phép của chính quyền địa phương) mà Cục SHTT đã cấp văn bằng bảo hộ chính thức cho DNTN Quê Hương vào cuối năm 2006 và nhãn hiệu này trên thực tế đã được sử dụng hợp pháp trong mấy năm vừa qua.

Cuộc chiến nhãn hiệu bưởi Tân Triều đã lộ ra nhiều vấn đề cần làm ngay trong quy định của pháp luật.

(Ảnh: http://laodong.com.vn/Kinh-te/Vu-tranh-chap-nhan-hieu-buoi-Tan-Trieu-DN-phai- chiu-trach-nhiem/21143.bld)

Còn về Sở KHCN, không rõ biết hay không biết mà năm 2009 vẫn tiến hành thực hiện đề án “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Tân Triều huyện Vĩnh Cửu”, trong khi nhãn hiệu “Tân Triều” đã được cấp bằng và sử dụng. Cũng theo Luật SHTT thì chỉ dẫn địa lý sẽ không thể được xác lập khi trùng với một nhãn hiệu đã được bảo hộ. Do đó, hai cơ quan nhà nước mâu thuẫn với nhau. Sau khi không thoải thuận được với DN, Sở KHCN đã gửi đơn lên Cục SHTT nhờ giải quyết.

Kết quả

Cục SHTT đã rà soát lại toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc cấp 2 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “Tân Triều” theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 97289 và 117217 cho DNTN Quê Hương Tân Triều.

Theo Cục SHTT, DN đã thông qua người đại diện (gọi tắt là người nộp đơn) làm thủ tục đăng ký với cục. Trong đơn đã mô tả nhãn hiệu “Tân Triều” là tên người nộp đơn chứ không phải tên địa danh, đồng thời đăng ký nhãn hiệu này cho các sản phẩm liên quan đến bưởi. Trong khi đó, trước khi đăng ký với Cục nhãn hiệu này, DN đã xin phép nhưng UBND tỉnh Đồng Nai thông báo bằng văn bản không cho phép DN sử dụng tên địa danh “Tân Triều” làm nhãn hiệu độc quyền cho riêng mình.

Theo quy định của Luật SHTT và các văn bản liên quan thì khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Tân Triều”, DN phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu thông tin liên quan đến nhãn hiệu; nhưng DN đã không cung cấp 2 thông tin quan trọng gồm: “Tân Triều” là tên địa danh liên quan đến vùng sản xuất bưởi có tiếng tại Đồng Nai; DN đã không được UBND tỉnh Đồng Nai cho phép đăng ký sử dụng nhãn hiệu này.

Văn bản không đồng ý cho DN của UBND tỉnh Đồng Nai, nơi nhận là DN chứ không phải Cục. Thế nên, cục đã không có thông tin và văn bằng bảo hộ mà cục cấp do hành vi thiếu trung thực của DN.

Doanh nghiệp phải tự gánh hậu quả?

Dẫn quy định tại các điều 100, 105 Luật SHTT và thông tư 01/2007, Cục SHTT khẳng định, DN và người đại diện phải chịu mọi hậu quả phát sinh do việc khai báo, cung cấp thông tin không trung thực gây ra trong quá trình giao dịch với cục, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.

Việc Cục SHTT viện dẫn các quy định pháp luật để chứng minh trách nhiệm thuộc DN không phải thiếu cơ sở. Tuy nhiên, vấn đề mới lại đặt ra: Theo Luật SHTT và thông tư hướng dẫn, thì Cục SHTT là cơ quan có trách nhiệm thẩm định hình thức cũng như nội dung đơn của DN trước khi hạ bút.

Tuy nhiên, hành lang pháp lý và quy trình thẩm định theo luật lại rất sơ sài. Cụ thể, nếu đơn hợp lệ về hình thức, việc công khai để tránh tranh chấp chỉ dừng ở việc công bố trên công báo SHCN được ấn hành hằng tháng và ai muốn biết phải bỏ tiền đặt mua. Trường hợp có người thứ ba có ý kiến tranh chấp thì Cục mới xem xét. Giữa “một rừng” thông tin cũng như “rừng” các phương tiện thông tin và hàng trăm, hàng ngàn DN mọc ra rồi “bốc hơi” nhanh mỗi ngày như hiện nay, liệu có bao nhiêu người, bao nhiêu DN - kể cả cơ quan công quyền - kịp tiếp cận được các thông tin công bố trên công báo SHCN?

Sau khi “lọt” về hình thức, sẽ đến quy trình thẩm định nội dung đơn (6 tháng) để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không. Đây là khâu vô cùng quan trọng, nhưng quy định lại cũng chỉ thể hiện sự lệ thuộc vào sự trung thực của người nộp đơn khi cung cấp tài liệu, mà không nêu cụ thể quy trình đối chứng của cơ quan chức năng (lấy ý kiến của địa phương nơi DN đóng trụ sở nơi có chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu...).

Với quy trình thẩm định gần như lệ thuộc vào sự “trung thực” của DN nêu trên, lại giữa thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, thì liệu còn bao nhiêu vụ nữa phải “chữa cháy” thay vì “phòng, chống cháy”?

Ngày 29/2/2012, Cục trưởng Cục SHTT Tạ Quang Minh chính thức ký Quyết định số 327 huỷ bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Tân Triều” của Doanh nghiệp tư nhân Tân Triều. Hiện Sở KHCN Đồng Nai đã nộp đơn đăng ký xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi “Tân Triều” và Cục SHTT đã ban hành quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Thương hiệu bưởi Tân Triều được xem là thành quả chung của nông dân.

(Ảnh: http://giaoduc.edu.vn/news/hoat-dong-713/dong-nai-huy-bo-giay-chung-nhan-

dang-ky-nhan-hieu-buoi-tan-trieu-182993.aspx)

Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một thức tế là trong suốt 6 năm qua, DNTN Quê Hương Tân Triều đã có công lớn trong việc đưa nhãn hiệu bưởi Tân Triều nổi danh như hiện nay. Điều này là không thể phủ nhận. Vì vậy, theo Sở KH&CN Đồng

Nai, khi Đề án “Xác lập quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Tân Triều huyện Vĩnh Cửu” được chứng nhận, doanh nghiệp này hoàn toàn có thể sử dụng chung tên “Tân Triều” với nông dân.

Đằng sau vụ việc này, cần thấy rằng hàng trăm hộ nông dân trồng bưởi Tân Triều vẫn là những người phải chịu thiệt thòi khi mà thương hiệu của họ bị "chậm chân” trên đường vươn ra thế giới.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn sở hữu trí tuệ quyền bảo hộ giống cây trồng ở việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w