Chọn tải cho khối, nguồn của tải là nguồn 12V, 5V,
3.1.2. THI CÔNG MẠCH IN( BOARD)
Sau khi vẽ, kiểm tra chạy thử trên phần mềm Proteus và cắm test thử trên panel chúng em tiến hành vẽ sơ đồ nguyên lý trên Eagle với 7 khối (khối nguồn, khối cảm biến, khối điều khiển trung tâm, khối chọn chế độ, khối hiển thị, khối DS1307, khối công suất). Mạch được đi board thành 2 khối (khối hiển thị và khối chọn chế độ được gộp vào một board, các khối khác trong cùng một board điều khiển).
Sau khi chúng ta đã vẽ xong mạch in thì việc làm board có thể thực hiện theo các phương án sau:
• Phương án 1
Tự in mạch thủ công bằng bàn là nghĩa là chúng ta vẽ mạch xong. Đem in ra giấy decan sau đó dùng bàn là là lên fip đồng sau đó dùng dung dịch FeCl3 ăn mòn. Cách này độ chính xác không cao, chỉ dùng cho các mạch in ít đường tín hiệu, đi một lớp. Với mạch của chúng ta rất nhiều
đường qua chân linh kiện kích thước nhỏ và hai lớp. Vì vậy không thể áp dụng cách này để làm mạch được.
• Phương án 2
Làm mạch bằng phương pháp in lưới. Nghĩa là sau khi đã vẽ mạch xong, chúng ta đem in lưới lên mạch in, sau đó cũng dùng dung dịch ăn mòn. Cách này độ chính xác cao hơn, đồng thời nếu chúng ta thi công board có kích thước lớn và số lượng nhiều thì có thể giảm bớt giá thi công mạch. Nhưng cũng không thi công được mạch 2 lớp, và không phải là cách tối ưu nhất.
• Phương án 3
Phương án này là phải dùng đến các máy chuyên dùng thi công mạch in, đây là cách thi công mạch có độ chính xác cao nhất, ít hư hỏng, thi công được mạch nhiều lớp với đường mạch với kích thước rất nhỏ. Về thẩm mĩ rất đẹp và chuyên nghiệp. Với yêu cầu phức tạp của mạch chúng em đã chọn phương án này để thi công mạch, tuy nhiên giá thành cho phương án này khá cao.