Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn

Một phần của tài liệu tìm hiểu bệnh mù mắt ở cá bớp (rachycentron canadum linnaeus, 1766 ) nuôi lồng tại khánh hòa (Trang 33)

Từ 100% (n=20) mẫu cá bệnh đều phân lập được vi khuẩn. Không phân lập được vi khuẩn từ cá khỏe.

Trên 65% (n=13) đĩa thạch TSA mọc một loại khuẩn lạc nhỏ, trắng đục, mọc chậm (đường kính KL nhỏ hơn 1mm sau 24h nuôi cấy), vi khuẩn này không mọc trên TCBS; Những đĩa thạch còn lại mọc 3 loại khuẩn lạc khác, mọc nhanh và luôn chiếm ưu thế.

A B

Hinh 3.3 Mẫu phết nhuộm gram từ thận (A) và mắt (B)của cá bớp bị mù. Trên mẫu phết có sự hiện diện của vi khuẩn dạng cầu xếp cặp hoặc chuỗi,bắt màu gram (+), vi khuẩn nằm rải rác hoặc tập trung thành đám

Hình 3.4 Khuẩn lạc của chủng vi khuẩn Streptococcus iniae trên môi

trường BA bổ sung 5% máu cừu và mẫu soi tươi của vi khuẩn trên khi được nuôi trong môi trường TSB

Tất cả các chủng vi khuẩn có dạng khuẩn lạc khác nhau đều được kiểm tra đặc điểm hình thái, gram, đặc điểm khuẩn lạc, oxidase, catalase. Kết quả cho thấy các chủng vi khuẩn có khuẩn lạc nhỏ màu trắng đục (chủng Streptococcus sp) có đặc điểm hình thái, gram giống với vi khuẩn phát hiện ưu thế trong tiêu bản phết gan, mắt, thận và não.

Chọn 2 chủng vi khuẩn Streptococcus sp để kiểm tra đặc điểm sinh hóa bằng test API Strep kết hợp với một số phản ứng sinh hóa truyền thống như Mannitol di động, khả năng chịu muối, oxidase, catalase.

Với kết quả định danh bằng phương pháp sinh hóa chúng tôi cho rằng đây là vi khuẩn Streptococcus iniae.

Đặc điểm của chủng vi khuẩn Streptococcus iniae phân lập được

Trên môi trường Blood Agar có bổ sung 5% máu cừu và 2% NaCl vi khuẩn có khuẩn lạc nhỏ (0,5-1mm sau 24h nuôi cấy), màu trắng đục, hơi lồi, mép trơn, thể hiện khả năng dung huyết alpha, beta.

Vi khuẩn Gram (+), oxidase(-), catalase(-) Không di động

Không sinh bào tử

Có khả năng tấn công tế bào máu

Esculin(+), VP(-), Hippurate(-), Arginine (+)

Không phát triển ở độ mặn 6,5% và trong điều kiện nhiệt độ 45oC Chuỗi có hiện tượng kéo dài khi nuôi cấy trong môi trường lỏng ( TSB)

Đặc điểm của chủng vi khuẩn phân lập từ cá bớp bệnh mù mắt nuôi lồng tại Khánh Hòa có độ tương đồng cao với chủng S.iniae phân lập từ cá chẽm bệnh tại Thái Lan (N. Suanyuk và ctv, 2010) chỉ sai khác 2 đặc điểm là Hippurate ((+/-) và (-)) và khả năng dung huyết (alpha và beta). Đối với vi khuẩn S.iniae được đề cập trong hệ thống phân loại của Bergey thì chủng này cũng sai khác 2 đặc điểm là Hippurate ((+/-) và (-)) và Pyrrolidonyl arylamidase ((+) và (-)). Do đó chủng vi khuẩn phân lập nhiều từ các mẫu gan, thận, mắt và não của cá bớp bị mù mắt được định danh là chủng vi khuẩn

Streptococcus iniae.

Nhiều nghiên cứu cũng đã báo cáo rằng vi khuẩn Streptococcus iniae gây bệnh ở cá thường kèm theo các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng như: màu da đen tối, lồi mắt, đục mắt, xuất huyết… cụ thể như sau:

Bệnh streptococcosis là một nhóm bệnh thường xảy ra ở người và các động vật có xương sống khác. Một số tác nhân gây ra bệnh này gồm : Streptococcus parauberis, S.iniae, S.dificilis, Lactococcus garvieae, L.piscium và Vargococcus salmoninarum

(Mata và ctv,2004)

S.iniae lần đầu tiên được phân lập trên cá heo nước ngọt ở vùng amazon(Inia-

geoffrensis) (Pier và Madin, 1976). Dấu hiệu bệnh lý lâm sàn của bệnh do S.iniae gây ra khác nhau ở nhiều loài cá nhưng các dấu hiệu thường gặp nhất gồm : màu da đen tối, cá bỏ ăn, lồi 1 hoặc cả 2 mắt, đục mắt, xuất huyết gốc vây (Perera và ctv, 1994; Bromage và ctv, 1999; Eldar và ctv,1999; Colorni và ctv, 2002).

Trên cá bớp Streptococcus iniae được báo cáo là gây bệnh mù mắt ở giai đọan cá giống và cá nuôi thương phẩm (E. M.Leano và ctv, 2008; Chiau và ctv,2004).

N. Suanyuk và ctv, 2010 cũng đã thông báo dấu hiệu bệnh lý chính của cá chẽm và cá rô phi đỏ bị nhiễm S.iniae ngoài tự nhiên gồm có: Bỏ ăn, mắt lồi và mờ đục, cá mất thăng bằng, bơi lờ đờ không định hướng. Một số cá có màu da đen tối, tích dịch trong xoang cơ thể, xuất huyết nội tạng, gan nhợt nhạt và thận sưng to.

Test 1ST10 Bergey 2 S.ini- ae Test 1 ST10 Bergey 1 S.ini- ae Gram + + + Alpha- Galactosidase - ND - Hình dạng tế bào Cầu, chuỗi Cầu, chuỗi Cầu, chuỗi Beta- Glucuronidase + ND + Catalase - - - Beta- Galactosidase - ND - Oxidase - - - Alkaline phosphatse + ND +

Voges Proskauer - ND - Ribose + + +

Dung huyết Alpha,

beta

Alpha,

beta Beta Arbinose ND ND - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mọc ở 10oC ND + ND Mannitol + + + Mọc ở 45oC - - - Sorbitol - - - Mọc ở pH9.6 ND - - Lactose - - - Mọc ở 6.5% NaCl - - - Trehalose + + + Hippurate +/- - - Inulin - - - Esculin + + + Raffinose - - - Arginine + ND + AMD + ND + Pyrrolidony arylamidase + - + Glycogen + ND +

+/- : dương yếu ND : không kiểm tra

1

ST10 : Chủng Streptococcus sp phân lập từ cá bớp nuôi lồng bị bệnh mù mắt ở Khánh Hòa

2

S.iniae : Streptococcus iniae phân lập từ cá chẽm bệnh tại Thái Lan (Naraid Suanyuk và ctv, 2010)

Bảng 3.3 So sánh đặc điểm của chủng S.iniae phân lập được từ cá bớp bệnh mù mắt tại Khánh Hòa với vi khuẩn S. iniae từ các nghiên cứu trước

Trong một nghiên cứu về bệnh do Lactococcus garvieae và Streptococcus iniae gây ra trên cá hồi cầu vồng (Oncorhychus mykiss), 20 mẫu cá bệnh bị nhiễm S.iniae được

mẫu), mắt mờ đục (17/20 mẫu) và lồi (17/20 mẫu) . Cá bệnh được thu về phòng thí nghiệm để nghiên cứu vi khuẩn và mô bệnh học (A.Eldar,.Ghittino,1996)

Các dấu hiệu bệnh lý của cá bớp bị mù mắt được nuôi lồng tại Khánh Hòa hoàn toàn tương tự với dấu hiệu bệnh lý của cá bớp và các loài cá khác bị nhiễm

Streptococcus iniae từ các nghiên cứu nêu trên, bên cạnh đó vi khuẩn phân lập từ cá

bớp bị mù có đặc điểm giống với vi khuẩn Streptococcus iniae. Từ đó có căn cứ để nghi ngờ chủng vi khuẩn tựa Streptococcus iniae này là tác nhân chính gây ra bệnh mù mắt ở cá bớp nuôi lồng tại Khánh Hòa nên thí nghiệm cảm nhiễm ngược được tiến hành.

Một phần của tài liệu tìm hiểu bệnh mù mắt ở cá bớp (rachycentron canadum linnaeus, 1766 ) nuôi lồng tại khánh hòa (Trang 33)