Kết quả Kiểm tra biến đổi mô bệnh học của cá bớp bị bệnh mù mắt

Một phần của tài liệu tìm hiểu bệnh mù mắt ở cá bớp (rachycentron canadum linnaeus, 1766 ) nuôi lồng tại khánh hòa (Trang 42 - 47)

Hinh 3.3 Mẫu phết nhuộm gram từ thận (A) và mắt (B)của cá bớp bị mù

7. Kết quả Kiểm tra biến đổi mô bệnh học của cá bớp bị bệnh mù mắt

Biến đổi có thể tìm thấy trên nhiều cơ quan như mắt, gan, thận và tim của cá bệnh Các biến đổi chủ yếu là xuất hiện các ổ hoại tử , tế bào biến dạng, mất cấu trúc.

Ngoài ra trên nhiều tiêu bản mô còn thấy hiện tượng xuất huyết nặng nề ở gan và mắt Trên cá khỏe không phát hiện thấy những biến đổi này

7.1 Biến đổi ở mắt

Biến đổi chủ yếu ở vùng giác mạc và vùng màng trạch sau giác mạc

Xuất hiên các ổ hoại tử ở vùng biểu mô giác mạc, tế bào bị mất cấu trúc, nhân kết đặc bắt màu tím của Hematoxyline

Có hiện tượng viêm và xuất huyết nghiêm trọng ở vùng màng trạch, các điểm xuất huyết nằm tập trung hoạc rải rác trên màng trạch.

Sự tăng sinh tầng colagen của biểu mô giác mạc cũng được phát hiện thấy ở mô mắt của cá bệnh, đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mờ đục của mắt cá

Tiêu bản mô mắt của cá khỏe không thấy các biến đổi nêu trên

Hình 3.8 Giác mạc của cá bị mù và xuất huyết. giác mạc(), các ổ hoại tử ở vùng mô đệm của biểu mô giác mạc(), sự tăng sinh của tầng colagen (vùng vàng), hiện tượng viêm và xuất huyết nghiêm trọng ở màng trạch(vùng xanh) (A); Giác mạc và biểu mô giác mạc của cá khoẻ (B); Sự xuất huyết ở màng trạch, mũi tên  chỉ các điểm xuất huyết (C).

A

B C

Hình 3.9 Gan có hiện tượng xuất huyết() ,xung huyết() và hình thành nhiều không bào (A);Các ổ hoại tử ở gan cá bớp () (B) với sự

hiện diện của vi khuẩn ở bên trong ổ hoại tử khi xem ở độ phóng đại 1000x(C); Mô gan cá bớp khỏe (D)

7.2 Biến đổi ở gan

Những biến đổi ở gan cỏ bớp bệnh khỏ rừ ràng với cỏc hiện tượng:

Các điểm xuất huyết nằm rải rác trên khắp tiêu bản mô gan, kèm theo là hiện tượng xung huyết ở mạch máu khiến thành mạch phình to do áp lực khi máu dồn về các mạch máu ở gan

Hình thành nhiều không bào và tế bào gan bị thoái hóa A B

Ở nhiều mẫu mô gan của cá bệnh còn có sự xuất hiện của các ổ hoại tử mà ở đó tế bào bị hủy hoại, mất cấu trúc . Khi xem ở độ phóng đại lớn còn thấy có sự hiện diện của từng đám vi khuẩn trong hoại tử.

Ở mô gan cá khỏe không tìm thấy những biến đổi trên 7.3 Biến đổi ở tim và thận

Ở mô tim, có hiện tượng hình thành các ổ hoại tử ở vùng biểu mô của tim, ở vùng bị hoại tử tế bào bị mất cấu trúc và bắt màu hồng nhọt nhạt của thuốc nhuộm Eosin

Mô thận sau của cá bớp bị mù đặc trưng bởi hiện tượng phì đại và hoại tử nặng nề các ống thận làm cho mất cấu trúc ống thận

Mô tim và thận của cá khỏe không có các hiện tượng này

D

A B

Hình 3.10 Các ổ hoại tử ở biểu mô tim của cá bớp bệnh (A), Ổ hoại tử ở độ phóng đại lớn hơn (B), Cấu trúc ống thận của

cá bớp khỏe (C); Các ống thận của cá bớp bệnh co hiện tượng phì đại() và hoại tử () (D)

Thông tin về các biến đổi mô bệnh học của cá bớp hiện nay còn rất hạn chế.

Những biển đổi mô bệnh học của cá bớp bị bệnh mù mắt được phát hiện trong nghiên cứu này khá giống với các biến đổi ở các loài cá khác bị nhiễm streptococcus iniae đã được thông báo từ các nghiên cứu trước, cụ thể :

Theo N. Suanyuk và ctv 2010, các biến đổi mô bệnh học của cá chẽm (Lates calcarifer) và cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) được tìm thấy gan, lách, tim, mắt và não với các biểu hiện như : Gan có hiện tượng viêm và xung huyết, tế bào gan bị thoái hóa,hoại tử nặng nề và hình thành nhiều không bào; Sự hình thành các u hạt và thoái hóa mô mắt được quán sát thấy ở cá chẽm bệnh;Ở mô tim thấy sự xâm nhập của một số lượng lớn tế bào lympho và các trung tâm đại thực bào, kèm theo đó là sự tăng sinh biểu mô tim; mô não của cá bệnh có hiện tượng bao vây của tế bào lympho quanh vùng bị tổn thương.

Ở cá rô phi sông Nile, tiêu bản mô bệnh học của cá bị nhiễm S.iniae quan sát thấy có sự xuất huyết và viêm ở nhiềm cơ quan nhưng chủ yếu tập trung ở mắt, màng não và thận (R. P. Pereravà ctv,1998)

Trong nghiên cứu này các biến đổi tìm thấy ở các cơ quan như gan, thận, mắt và tim có biểu hiện tương tự như các nghiên cứu trước đó đã đề cập ở trên. Riêng ở mô não của cá bớp bị bệnh mù mắt trong nghiên cứu này không quan sát thấy có sự biến đổi, dù theo các nghiên cứu trước cá bệnh do S.iniae thường quan sát thấy có tổn thương ở não, đặc biệt là hiện tượng viêm màng não .

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Kết Luận

Cá bớp nuôi lồng bị bệnh mù mắt tại khu vực Khánh Hòa có các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng : màu sắc đen tối, cá bơi lờ đờ không định hướng, thể hiện các mức độ tổn thương ở khác nhau mắt ( mắt lồi, mờ đục, xuất huyết mắt, hoại tử mắt); giải phẫu nội quan thấy hiện tượng sưng to phần đuôi thận, gan xung huyết xuất huyết, thường thấy hiện tượng xuất huyết trong nội quan.

Chủng vi khuẩn phân lập được từ cá bớp bệnh là một loại cầu khuẩn, gram (+), xếp cặp hoặc chuỗi , chủng này được định danh có các đặc điểm sinh vật và hóa học tương tự vi khuẩn Streptococcus iniae là tác nhân gây bệnh mù mắt ở cá bớp nuôi lồng tại Khánh Hòa . Thí nghiệm cảm nhiễm ngược xác định độc lực của vi khuẩn S.iniae cho thấy LD50 trong 10 ngày thí nghiệm đối với cá bớp giống là 3,18x106 tb/ml, cá thí nghiệm nhiễm bệnh có các dấu hiệu bệnh lý tương tự như cá bị bệnh ở các lồng nuôi.

Kết quả kháng sinh đồ cho thấy chủng cầu khuẩn S. iniae nhạy cảm với 6 loại kháng sinh Amoxylin, Norfloxacin, Gentamycin, Cefalecine, Erythromycin, Doxyciline nhưng kháng mạnh với Nalidixic acid.

Biến đổi mô bệnh học của cá bớp bị bệnh mù mắt được tìm thấy ở mô mắt, mô gan, mô thận và mô tim. Các biến đổi chủ yếu là hiện tượng hoại tử, viêm, xuất huyết các tổ chức mô; ở các ổ hoại tử tế bào bị thoái hóa và mất cấu trúc. Nhiều tiêu bản mô còn phát hiện thấy từng đám vi khuẩn dạng chuỗi ở ngay trong ổ hoại tử

Một phần của tài liệu tìm hiểu bệnh mù mắt ở cá bớp (rachycentron canadum linnaeus, 1766 ) nuôi lồng tại khánh hòa (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)