- Các văn bản khác liên quan: Có rất nhiều thứ liên quan, và mỗi địa phương đều có quyền ra các văn bản can thiệp vào cách tính toán Vì vậy nên nhìn
CHƯƠNG 7: DỰ TOÁN DỰ THẦU
Bài 49: Dự toán dự thầu
Xong phần dự toán, giờ chúng ta chuyển qua phần dự toán dự thầu.
Với các dự án tư nhân và nước ngoài thì thường dự toán với dự thầu (và sau này cả thanh quyết toán khi triển khai thi công) luôn có cùng cách tính toán (kiểu dự toán thực tế như đã trình bày ở bài 10-15). Như vậy mới dễ dàng kiểm tra và rút kinh nghiệm (VD: Dự toán tính sai, khi dự thầu phát hiện ra - rút kinh nghiệm; dự thầu vẫn còn sai, khi thi công phát hiện ra - rút kinh nghiệm)
Nhưng với các dự án nhà nước thì dự toán và dự thầu chẳng ăn nhập gì với nhau.
- Dự toán thì làm theo 4 bước: Dự toán chi tiết - Phân tích VT - Tổng hợp VT - Tổng hợp DT
- Dự thầu thì gần giống kiểu tư nhân và nước ngoài: Chỉ có 1 bảng Dự toán duy nhất (với đơn giá là đơn giá tổng hợp). Tuy nhiên, đa số trường hợp bắt phải phân tích đơn giá (để chứng minh đơn giá đó là đúng - không như công trình tư nhân và nước ngoài, không cần phải chứng minh đơn giá).
Hiện nay, công việc mời thầu, dự thầu, chấm thầu các công trình nhà nước được quy định ở Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn luật đấu thầu, Thông tư 01/2010/TT-BKH quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu (quy mô lớn), Thông tư 02/2010/TT-BKH quy định cho HSMT (quy mô nhỏ)
Các bạn đọc kỹ nội dung để vận dụng sao cho có lợi nhất. Sau đây tôi chỉ nêu những ý chính:
- Các công trình có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên bắt buộc phải tuân thủ quy định của nhà nước về đấu thầu.
- Tất cả định mức, đơn giá dự thầu đều là của nhà thầu, không phải định mức đơn giá nhà nước (đúng theo tinh thần nhà nước không quản nữa - từ sau năm 2007)
- Phần giá dự thầu lập theo các mẫu hướng dẫn trong các phụ lục của TT01/2010/TT-BKH và TT02/2010/TT-BKH
Hướng dẫn của nhà nước thì như vậy, nhưng khi tham gia dự thầu, các bạn phải đọc thật kỹ hồ sơ mời thầu. Trong thời buổi khó khăn hiện nay, có công trình đăng báo mời thầu là cả vài chục nhà thầu mua hồ sơ. Vì vậy, những người soạn thảo hồ sơ mời thầu, tuy vẫn phải tuân thủ quy định nhưng thường đưa vào những chi tiết rất oái oăm, hay nói đúng hơn là gài rất nhiều thứ để loại những người cần loại.
77 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
- Mẫu 8A: Biểu tổng hợp giá dự thầu. Thường là tổng hợp các hạng mục (lấy tổng từ mẫu 8B)
- Mẫu 8B: Biểu chi tiết giá dự thầu. Chỉ đơn giản là lấy khối lượng x đơn giá ra thành tiền mà thôi (giống dự toán thực tế, nhưng đơn giá phải có phân tích chi tiết ở mẫu 9A và 9B)
- Mẫu 9A: Phân tích đơn giá dự thầu (đối với đơn giá XD chi tiết). Chiết tính chi tiết đơn giá từng công việc
- Mẫu 9B: Phân tích đơn giá dự thầu (đối với đơn giá XD tổng hợp). Tính đơn giá cho một nhóm công việc (các nhóm có nhiều công việc ở mẫu 9A)
- Mẫu 10: Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu. Nếu có tính thì thuyết minh trong bảng này. Thường thì lấy giá thực tế và không cần tính. Nhưng bảng này có điểm hết sức quan trọng, là phải nhập đủ nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu. Thiếu cái này là bị loại ngay.
Chú ý: Nhiều người chưa rành việc đấu thầu, thấy dọa là "sai một chữ cũng bị loại" nên cứ phải đè ra tính cho đủ cả 2 mẫu 9A và 9B cho bằng được. Thực ra mẫu 9B chỉ sử dụng cho trường hợp lập đơn giá cho một nhóm công việc, chẳng hạn đào đất - chuyển ra bãi đổ - chở đi đổ (với những công trình như thủy điện có thể có cả chục đầu công việc) nên người ta gom nhóm lại cho đơn giản. Với những công trình dân dụng bình thường thì chỉ mẫu 9A là đủ.
Bài 50: Hai cách phân tích đơn giá dự thầu
Như phân tích ở bài trước, với những công trình bình thường chỉ cần làm mẫu 9A là đủ. Bạn thành thạo mẫu 9A thì có thể đọc thêm để làm mẫu 9B nếu cần thiết. Ở đây, tôi chỉ hướng dẫn bạn mẫu 9A thôi.
Phân tích đơn giá dự thầu theo mẫu 9A cũng có 2 kiểu:
Kiểu 1: Vật liệu theo đơn giá thực tế, nhân công và máy thi công theo đơn giá tỉnh/thành phố nhân với hệ số. Cách này tương đương với Dự toán nhà nước cách 1
Kiểu 2: Cả vật liệu, nhân công và máy thi công đều theo đơn giá thực tế. Cách này tương đương với dự toán nhà nước cách 3.
Khác với các phần mềm khác, dự toán nhà nước và dự toán dự thầu thường sai lệch, đôi khi sai lệch nhiều, với Excellent! giá trị dự thầu luôn đúng bằng giá trị dự toán. Vì thực ra bản chất là dự thầu hay dự toán đều giống nhau, chỉ khác là dự toán thì tính cho toàn bộ công trình, dự thầu thì phân tích cho từng công việc mà thôi.
Với Excellent! sau khi đã làm được dự toán thì chỉ cần bấm 1 nút là tự động phần mềm tính thành dạng dự toán dự thầu. Vì vậy, thường khi làm dự thầu, tôi làm dự toán trước, sau khi cân chỉnh số liệu xong xuôi (VD: muốn dự thầu với
78 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
giá 50 tỷ chẳng hạn thì căn chỉnh dự toán cho đúng con số mong muốn) thì mới bấm nút để chuyển sang dạng dự thầu.
Phân tích đơn giá dự thầu kiểu 1
Vật liệu áp giá thực tế, nhân công và máy lấy đơn giá tỉnh/thành phố nhân hệ số Phân tích đơn giá dự thầu kiểu2
79 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Cả vật liệu, nhân công, máy thi công đều áp giá thực tế
Bài 51: Cưỡi ngựa xem hoa (tiếp theo)
Như đã nói ở bài trước, chúng ta sẽ làm dự toán trước, sau khi xong dự toán sẽ chuyển thành dạng dự thầu.
Như vậy, chúng ta cũng sẽ làm qua 4 Sheet: DuToan - PhanTich - HaoPhi - THDT. Sau khi căn chỉnh giá trị dự toán ở bảng THDT phù hợp rồi mới chuyển qua Sheet DGTH (Đơn giá tổng hợp) để bấm nút chạy phân tích đơn giá chi tiết. Khi in sẽ in các bảng sau:
- Biểu tổng hợp giá dự thầu (mẫu 8A): Phải làm thêm bảng này. Bảng này chỉ là một Sheet Excel bình thường rồi link tổng các hạng mục từ Sheet DuToan (mẫu 8B) sang.
80 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
- Biểu chi tiết giá dự thầu (mẫu 8B): Sử dụng Sheet DuToan với đơn giá tổng hợp lấy từ Sheet DGTH (mẫu 9A).
81 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
- Phân tích đơn giá dự thầu (mẫu 9A): Sử dụng Sheet DGTH, link định mức từ Sheet PhanTich, giá vật tư nhân công máy từ Sheet HaoPhi và tính thêm các chi phí theo quy định.
82 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
- Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu (mẫu 10): Sử dụng Sheet HaoPhi. Bảng này đặc biệt chú ý Quy cách xuất xứ phải phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nếu không sẽ bị loại.
83 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Các Sheet PhanTich và THDT chỉ để tính toán trung gian, không cần in.
Lưu ý: Tùy hồ sơ mời thầu mà số hiệu mẫu có thể khác nhau. Trong hướng dẫn về hồ sơ mời thầu của Bộ Kế hoạch Đầu tư thì đánh số là 8A-8B-9A-10, nhưng trong gói thầu mà tôi làm ví dụ ở trên thì các mẫu trước họ cắt giảm nên đánh số là 6A-6B-7-8.
Bài 52: Sheet DuToan (Bảng chi tiết giá dự thầu)
Bạn phải làm 2 việc chính trong bảng này: Chọn đơn giá và nhập khối lượng. Trong hồ sơ mời thầu sẽ có bảng tiên lượng (khối lượng) mời thầu.
84 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Bạn chọn đơn giá và nhập khối lượng.Cách chọn đơn giá, nếu bạn quên, vui lòng xem lại bài 37
Về khối lượng, bạn nhập đúng như khối lượng mời thầu. Trường hợp phát hiện khối lượng chênh lệch thì phải làm bảng riêng chứ không được đưa chênh lệch vào bảng này (xem khung màu đỏ phía trên).
Về đơn giá, tuy bạn chọn được mã hiệu đơn giá nhà nước rồi nhưng phải căn cứ vào hồ sơ mời thầu để tính đơn giá cho đúng. Chẳng hạn ở ví dụ này có 2 vấn đề:
- Đơn giá là đơn giá tổng hợp (khung màu xanh). Trong hồ sơ mời thầu này chỉ có khối lượng bê tông, không có khối lượng ván khuôn. Vì vậy đơn giá phải tính làm sao cho đủ cả giá của ván khuôn trong đó. Hệ thống nước tương tự. Họ
85 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
ghi như vậy có nghĩa là bên thi công phải tính làm sao để phải bao được việc xin phép đấu nối ...
- Biện pháp thi công (các công tác phục vụ thi công): Công trình này làm 2 hầm, phải có hệ shooring và khoan giếng hạ mực nước ngầm. Nhưng khối lượng mời thầu không có 2 công việc này. Như câu cuối ở khung màu xanh thì các công việc này cũng phải tính vào đơn giá dự thầu.
Các vấn đề này tôi sẽ đưa vào một bài lưu ý riêng.
Trong trường hợp bằng cách nào đó bạn có được file khối lượng (có cả mã hiệu), bạn có thể copy vào bảng này rồi bấm nút [Lấy TB] (lấy toàn bộ đơn giá, định mức cho công việc). Lưu ý Paste Special ... value để không làm mất định dạng cell.
86 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Sau khi copy, bạn phải lưu ý rà soát lại với khối lượng mời thầu vì đôi khi file mình xin được có những sai lệch. Như ở ví dụ trên, công tác vận chuyển đi đổ tính đúng phải có 3 mã hiệu (1km đầu, từ km2-km7, trên 7km) nhưng ở hồ sơ mời thầu họ chỉ để 1 công tác. Hoặc ở file dự toán có tính ván khuôn và công tác giàn giáo bao che nhưng hồ sơ mời thầu không có.
Sau khi rà soát công việc và khối lượng xong, bấm nút [Lấy TB] chỗ khoanh màu đỏ
Bài 53: Khối lượng dự thầu
Hầu hết các hồ sơ mời thầu đều quy định là nếu nhà thầu phát hiện khối lượng chưa chính xác thì phải lập bảng riêng, không được tính phần sai khác này vào giá dự thầu.
Khi bạn làm hồ sơ thầu, nhất thiết phải kiểm tra lại khối lượng mời thầu. Tùy dạng hợp đồng mà mình có thể điều chỉnh cho phù hợp:
- Trường hợp hợp đồng đơn giá cố định, thanh toán theo khối lượng: Sai khác khối lượng không quan trọng lắm vì đằng nào khối lượng cũng được thanh toán theo thực tế. Trừ trường hợp sai khác quá lớn, ảnh hưởng quá nhiều tới tổng giá trị công trình thì phải đề xuất để CĐT xem xét tính lại cho phù hợp.
- Trường hợp hợp đồng theo trọn gói, không điều chỉnh (bút sa gà chết) thì bắt buộc phải tính toán lại cẩn thận khối lượng. Tôi đã gặp trường hợp thiếu khối
87 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
lượng không phát hiện ra, tới khi đi đàm phán hợp đồng mới biết phải bỏ của chạy lấy người, mất bảo lãnh dự thầu vì nếu làm thì còn lỗ nhiều hơn.
Nói chung, khi đấu thầu, các nhà thầu rất ngại việc đề xuất những khối lượng dư/thiếu. Vì vậy, chỉ những trường hợp sai khác quá lớn, ảnh hưởng nhiều tới giá dự thầu thì họ mới xét.
Khi kiểm tra khối lượng dự thầu, bạn làm theo nguyên tắc như sau:
- Rà soát kiểm tra các đầu công việc. Nếu thiếu đầu công việc thì phải tìm hiểu xem:
+ Công việc đó có được coi là biện pháp, đã bao gồm trong công việc khác hay không.
+ Công việc đó có nằm trong gói thầu này hay không hay nằm trong gói thầu khác.
+ Nếu không, đề xuất với CĐT để bổ sung thêm công việc đó vào khối lượng dự thầu (bảng riêng).
- Rà soát kiểm tra các khối lượng có giá trị lớn trước và cẩn thận. Vì những sai sót ở các công việc này sẽ ảnh hưởng nhiều tới giá trị công trình. Với những công việc có giá trị nhỏ, có thể kiểm tra nhanh vì sai sót ở những công việc này cũng không ảnh hưởng nhiều tới giá trị công trình.
- Rà soát kiểm tra các công việc có đơn vị (100m2, 100m3). Những công việc này hay bị sai khối lượng (quên chưa /100) hoặc nhiều khi người làm mời thầu cố tình sai.
Mẹo: Trường hợp hợp đồng theo đơn giá cố định, khối lượng theo thực tế, nếu phát hiện những khối lượng chưa chính xác thì những khối lượng nào dự kiến sẽ giảm để giá thật thấp (khi giảm sẽ bị giảm ít), những khối lượng nào dự kiến sẽ tăng sẽ để giá thật cao (tăng sẽ được tăng nhiều)
Bài 54: Các đơn giá gộp
Trước kia, khối lượng mời thầu thường được copy nguyên xi khối lượng dự toán được duyệt. Nhưng hiện nay, rất nhiều hồ sơ mời thầu yêu cầu gộp các đơn giá vào cho gọn, dễ quản lý.
- Ván khuôn thường được coi là biện pháp để đổ BT nên người ta bỏ khối lượng ván khuôn. Khi bạn tính đơn giá BT phải cộng thêm chi phí cho ván khuôn. - Giàn giáo trong, giàn giáo và bao che bên ngoài cũng hay bị loại bỏ. Bạn sẽ phải phân bổ vào đơn giá của các công việc liên quan.
- Công tác vận chuyển lên cao cũng hay bị loại bỏ. Bạn cũng phải phân bổ vào các công việc.
88 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
- Một số công tác thuộc biện pháp cũng hay bị loại bỏ. VD: hệ shoring, khoan giếng và vận hành hạ mực nước ngầm ... Bạn cũng phải phân bổ vào các công việc liên quan.
Nguyên tắc chung là bạn cố gắng phân bổ vào các công việc làm trước (sẽ được thanh toán trước)
Đây là một ví dụ về việc phân bổ giá ván khuôn vào công tác bê tông.
Ở ví dụ trên, tôi tính cứ mỗi m3 BT dầm hao phí là 10.6m2 ván khuôn.
Ghi chú: Trước năm 1998 (lúc đó sử dụng định mức 56) thì ván khuôn được gộp trong BT tương tự như cách tính trong ví dụ này. Sau định mức 1242 mới tách công việc ván khuôn riêng.
Bài 55: Sheet PhanTich - Sửa định mức và phân tích hao phí
Tương tự như làm dự toán, bạn có thể bấm F10 để sửa định mức cho 1 công việc hoặc F9 để phân tích toàn bộ công trình và sửa định mức luôn thể.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu theo cách 1 (vật liệu thực tế, nhân công và máy theo đơn giá nhân hệ số) thì chỉ cần phân tích vật liệu.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu theo cách 2 (cả vật liệu, nhân công và máy đều theo đơn giá thực tế) thì phải phân tích cả vật liệu, nhân công và máy TC. Vui lòng xem lại bài 45 để biết lựa chọn phân tích vật liệu hay tất cả VL, NC, M.
89 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
1. Về nguyên tắc, định mức cũng như giá hao phí là do bạn chào chứ không phải áp dụng đơn giá nhà nước. Vì vậy, nếu công việc nào tính ra đơn giá quá bất hợp lý so với thị trường thì bạn nên sửa cho phù hợp.
2. Nguyên tắc khi sửa định mức (và cả giá hao phí) là công tác nào làm trước (VD với công trình dân dụng là phần thô) thì để giá cao, công tác làm sau (hoàn thiện) để giá thấp.
3. Với những công tác cần phân bổ thêm các hao phí, bạn chèn thêm dòng và tính toán nhập định mức cho phù hợp. Bạn xem lại bài trước để biết cách đưa ván khuôn vào công tác bê tông. Với các công tác khác làm tương tự.
Bài 56: Sheet HaoPhi - Bảng giá hao phí thực tế
Ở bảng này, bạn nhập giá thực tế bình thường. Chỉ nhắc lại là bạn phải nhớ quy cách xuất xứ của vật liệu phải theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu cách 1 thì bảng này chỉ có vật liệu.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu cách 2 thì bảng này có cả vật liệu, nhân