- Các văn bản khác liên quan: Có rất nhiều thứ liên quan, và mỗi địa phương đều có quyền ra các văn bản can thiệp vào cách tính toán Vì vậy nên nhìn
CHƯƠNG 5: DỰ TOÁN NHÀ NƯỚC
Bài 23: Bảng 1 - "Bảng dự toán chi tiết"
Phù, xong. Bạn đã hiểu về cách quản lý của nhà nước. Giờ ta bắt tay vào tính toán cụ thể.
Bảng đầu tiên là "Bảng dự toán chi tiết". Cũng có một vài tên gọi khác như là "Bảng tiên lượng dự toán" hay "Bảng khối lượng dự toán" nhưng tên này được sử dụng phổ biến.
Mẫu bảng này như sau:
Bạn sẽ phải tra đơn giá tỉnh/thành phố nơi xây dựng công trình.
Tuy rằng sau này các bạn làm bằng phần mềm, nhưng để các bạn hiểu được bản chất, các bạn hãy thử tra bằng tay. Nếu các bạn có cuốn đơn giá in thì tốt, còn không mời download file PDF trong file nén tại đây.
Khi tra, bạn sẽ phải tìm nhóm công việc tại mục mục, sau đó căn cứ tính chất công việc để tìm mã hiệu cho đúng.
37 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Công tác đào đắp đất đá cát trang 24
Các bạn chú ý đọc phần thuyết minh, cách tính cự ly vận chuyển, thành phần công việc ... để áp dụng cho đúng.
Phần đào móng cột ở trang 27. Ở đây, các bạn lại phải tra một bảng khác là bảng phân cấp đất ở trang 5 để xác định cấp đất. VD đất cấp 2.
Móng rộng >1m, sâu >1m nên mã hiệu sẽ là AB.11442, ĐG vật liệu và máy TC không có, chỉ có đơn giá nhân công là 52.589đ/m3.
Bạn làm tương tự với các công việc khác, sau đó lấy khối lượng nhân với đơn giá và cộng tổng.
38 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Bạn lưu ý, lúc trước tôi hướng dẫn các bạn tính khối lượng xong rồi mới đưa vào bảng DTCT này. Nhưng trong thực tế, người ta thường kết hợp bảng tính khối lượng vào đây luôn, như mẫu trên
Bài 24: Hì hụi tra đơn giá ... sai
Chúng ta hì hụi tra đơn giá, tính thành tiền. Nhưng buồn thay, nó lại ... sai, như đã phân tích ở bài 18. Và chúng ta sẽ phải điều chỉnh.
Như bạn đã biết ở bài 20, nhân công và máy thi công sẽ được nhân hệ số. Tôi sẽ lên Google để tìm văn bản điều chỉnh của tỉnh Quảng Ngãi.
May quá, có đây rồi. Lương tối thiểu của tỉnh Quảng Ngãi, có 2 khu vực. Tp. Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh, Bình sơn: 1.800.000đ/tháng. Khu vực còn lại: 1.650.000đ/tháng
Hệ số nhân công được điều chỉnh tương ứng là: 4,0 và 3,667. Giả sử công trình chúng ta đang tính nằm ở Tp. Quảng Ngãi, hệ số nhân công sẽ là 4,0
Hệ số máy phức tạp hơn, hướng dẫn rất dài. Nếu bạn làm công trình ở Quảng Ngãi thật sự, bạn đọc kỹ hướng dẫn và ví dụ là làm được. Ở đây, tôi lấy hệ số là 1.727 cho gọn để minh họa.
Nhân công sau điều chỉnh: 6.220.190 x 4 = 24.880.760đ Máy sau điều chỉnh: 105.446 x 1.727 = 182.071đ
Đối với vật liệu, sẽ phức tạp hơn vì chúng ta không thể nhân hệ số (vật liệu có loại tăng nhiều, có loại tăng ít). Vì vậy, chúng ta phải tính lại giá trị vật liệu theo đơn giá thực tế bằng cách:
Bảng 2: Phân tích vật tư, tính xem mỗi công việc sử dụng hết bao nhiêu vật tư. Bảng 3: Tổng hợp vật tư, tổng cộng vật tư dùng cho cả công trình. Sau đó áp giá thực tế (hoặc tính bù giá theo kiểu miền Bắc và miền Trung)
39 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Bài 25: Bảng 2 - "Bảng phân tích vật tư"
Bạn sẽ áp dụng định mức (do nhà nước công bố) để tính xem mỗi công việc sẽ phải sử dụng hết bao nhiêu vật tư các loại.
Bạn đã biết tra đơn giá rồi nên tôi không bắt các bạn tra định mức nữa mà tra giùm luôn cho nhanh.
Bạn lấy khối lượng công việc, nhân với định mức để được khối lượng vật tư hao phí.
Sau đó, bạn cộng dồn vật liệu lại để được bảng tổng hợp vật tư sử dụng cho công trình.
Lưu ý: Tất nhiên, các dự toán thực sự sẽ có rất nhiều công việc. VD: Bê tông, xây, tô, ốp, lát ... đều sử dụng xi măng. Lúc đó, bạn sẽ phải cộng dồn tất cả xi măng lại thì mới có khối lượng xi măng dùng cho cả công trình.
40 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Bài 26: Bảng 3 - "Bảng tổng hợp vật tư"
Bạn cộng tổng khối lượng vật tư ở bảng "Phân tích vật tư sang"
Bây giờ, bạn sẽ tra đơn giá thực tế.
Tôi lại vào Google để download bảng giá vật tư thực tế. Đã download được bảng giá tháng 6
41 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Bạn lưu ý 2 điểm:
- Giá trong bảng giá này đã có thuế nên bạn phải lấy giá /1.1 để ra giá trước thuế.
- Cát thì ghi là giá tại Tp. Quảng Ngãi nên chỉ cần /1.1 là xong, nhưng đá thì ghi là ở mỏ đá Bình Đông nên phải cộng thêm cước vận chuyển.
42 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Có thể một số vật tư không tìm thấy trong bảng giá của Sở XD. Bạn phải tìm báo giá bên ngoài hoặc lấy nguồn từ chứng thư thẩm định giá hoặc hóa đơn. Cách tính tổng giá trị vật tư thực tế này phổ biến ở khu vực tp. HCM và các tỉnh miền Tây. Miền Bắc và miền Trung thường tính kiểu "bù giá" tức là chỉ tính phần chênh giữa giá đã tính trong đơn giá và giá thực tế mà thôi.
Giá trị vật tư thực tế sẽ bằng tổng TT vật liệu (ở bảng 1) cộng với bù giá vật liệu:
6.964.293 + 6.351.388 = 13.315.681
Bạn thấy rằng giá trị vật liệu tính theo 2 cách này gần như tương đương nhau, sai lệch không đáng kể do sai số tính toán mà thôi.
43 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Một lưu ý nữa, bảng này dùng để tính chênh lệch giá vật tư, nên những vật tư nào không có chênh lệch (ví dụ ở trên là nước) bạn có thể không cần nhập cả giá gốc và giá thực tế luôn. Tức là nếu nền kinh tế vận hành đúng theo "Kinh tế kế hoạch", giá vật tư không thay đổi thì chúng ta không cần bảng này!
Bài 27: Vật liệu khác
Ở bài trước, các bạn thấy có sự sai lệch giữa cách tính giá trị vật tư thực tế và bù giá.
Tuy không nhiều, nhưng nó luôn luôn xảy ra.
Lúc trước, để đơn giản, tôi giải thích là do sai số. Nhiều khi có các bạn thắc mắc, tôi lười cũng trả lời đại như vậy cho xong.
Thực ra, sai số đó luôn luôn xảy ra là do cái "Vật liệu khác" VD: Với công tác xây tường
Vật liệu khác tính theo %. Khi tính theo kiểu vật tư thực tế thì có thể tính được giá trị vật liệu khác, nhưng khi tính kiểu bù giá thì không kiểu gì tính được phần bù giá của vật liệu khác. Do vậy giá trị tính theo 2 cách luôn luôn chênh lệch. Về giá trị vật liệu khác, một số phần mềm không tính được nên bỏ luôn. Thực ra, với những công trình đấu thầu thì cũng không quan trọng lắm, nhưng với những công trình giao thầu thì tính thêm được đồng nào tốt đồng đó (miễn là
44 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
đúng theo quy định). Vì vậy, những công trình được giao thầu thì bắt buộc phải tính vật liệu khác (VD công trình 300tr thì cũng được 2-3tr uống bia chứ bộ). Minh họa cách tính vật liệu khác trong phần mềm dtPro Excellent!
Vật liệu khác được tính chung trong bảng PTVT. Đầu tiên, áp giá vật tư để tính tổng đơn giá vật tư. Sau đó nhân với khối lượng và định mức vật liệu khác sẽ được giá trị vật liệu khác của công việc đó. Cộng tổng sẽ được giá trị vật liệu khác cho toàn công trình.
Bài 28: Bảng 4 - "Tổng hợp dự toán"
Ở các bài trước, bạn tính được giá trị vật liệu, nhân công, máy thi công thì mới chỉ là những chi phí trực tiếp. Để triển khai công trường còn cần thêm các chi phí như: chi phí quản lý, lợi nhuận nhà thầu, chi phí chuẩn bị (cổng hàng rào thẻ bảng tên đồng phục bảo hộ ...).
45 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Chi phí vật liệu lấy ở bảng tổng hợp vật tư (bảng 3). Trường hợp tính theo kiểu bù giá thì lấy ở tổng thành tiền vật liệu (trong bảng 1) cộng với bù giá vật liệu ở bảng 3.
Chi phí nhân công và máy thi công lấy ở bảng 1 rồi nhân hệ số. Trực tiếp phí khác được tra ở thông tư 04 (bảng 3.7 trang 47)
Chi phí chung (CP quản lý) và thu nhập chịu thuế tính trước (lợi nhuận) cũng ở TT04, bảng 3.8 trang 49.
Chi phí lán trại tạm tra ở trang 10, mục 1.1.5
Bài 29: Bảng 5 - "Tổng dự toán"
Bảng này dùng để tổng hợp giá trị dự toán các hạng mục (nếu công trình có nhiều hạng mục), tính thêm chi phí thiết bị (nếu có), chi phí tư vấn và QLDA, chi phí dự phòng.
46 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Nếu bạn làm ở đơn vị thi công thì chỉ cần giá trị tổng cộng ở bảng Tổng hợp dự toán mà thôi, vì đó là số tiền mà CĐT sẽ thanh toán cho đơn vị thi công. Nhưng nếu bạn làm ở ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế ... thì sẽ phải tính bảng này.
Bảng này dễ, các bạn chỉ cần tra đúng định mức và làm theo mẫu.
Nói chung, bảng này không có mẫu nào thống nhất, mỗi đơn vị lại có cách làm riêng. Mẫu này chỉ mang tính gợi ý. Bạn hãy làm theo đúng mẫu của đơn vị bạn.
Bài 30: Một số cách tính khác
Như vậy, bạn đã biết để tính được dự toán phải làm 5 bảng.
Nhân công, Máy TC và các chi phí khác tính giống nhau, riêng vật liệu thì có 2 cách tính:
47 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Cách 1 - Áp giá vật tư thực tế: Không sử dụng tổng tiền vật liệu theo đơn giá, tính tổng khối lượng vật liệu và áp giá vật liệu thực tế. Cách này phổ biến ở khu vực Tp. HCM và miền Tây nam bộ.
Cách 2 - Bù giá vật tư: Sử dụng tổng tiền vật liệu theo đơn giá (ở bảng 1) sau đó tính thêm phần chênh lệch giá giữa giá trong đơn giá và giá thực tế. Cách này phổ biến ở miền Bắc và miền Trung.
Nói chung, đây là 2 cách làm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều cách làm khác. Tôi xin nêu thêm 2 cách hay dùng hiện nay nữa.
Cách 3 (Theo hướng dẫn ở TT18/2008/TT-BXD): Áp giá thực tế cho cả vật liệu, nhân công, máy TC.
- Ở bảng 1: Không cần tra đơn giá nữa, chỉ dùng để tính khối lượng (tên có thể đổi thành Bảng tính khối lượng thay vì Bảng dự toán chi tiết)
- Bảng 2: Phải phân tích cả vật liệu, nhân công và máy thi công (thay vì chỉ phân tích vật liệu)
- Bảng 3: Tổng hợp cả vật liệu, nhân công, máy thi công và áp giá thực tế (thay vì chỉ có vật liệu)
- Bảng 4: Vật liệu lấy theo vật liệu thực tế như cách 1, nhân công và máy TC cũng lấy theo thực tế luôn (không phải lấy theo đơn giá rồi nhân hệ số)
Tóm lại cách 3 này tương tự như cách 1 nhưng sẽ tính giá thực tế cho cả vật liệu, nhân công và máy thi công và hoàn toàn không cần sử dụng tới đơn giá nữa.
Cách 4: Tính lại đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công
Cách này thường được các đơn vị ngành giao thông sử dụng. Có lẽ do đặc thù ngành giao thông là các công trình trải dài qua các địa phương nên nhiều khi cùng một con đường, cùng một thiết kế nhưng nếu bên này trên địa phận tỉnh này, bên kia trên địa phận tỉnh kia thì khi áp đúng đơn giá địa phương theo quy định chắc chắn đơn giá/md sẽ khác nhau.
Vì vậy, họ chọn cách làm là tính lại đơn giá theo giá vật liệu, nhân công, máy TC thực tế (tương tự như cách tính Bộ đơn giá).
Bài 31: Các công việc không có trong đơn giá
Bộ đơn giá tuy đã rất dày nhưng cũng không đủ tất cả các công việc. Trong thực tế bạn sẽ gặp rất nhiều công việc không có trong bộ đơn giá. Có 3 trường hợp như sau: