- Các văn bản khác liên quan: Có rất nhiều thứ liên quan, và mỗi địa phương đều có quyền ra các văn bản can thiệp vào cách tính toán Vì vậy nên nhìn
1. Link công thức.
Trong công thức của công việc số 4 và số 5, số lượng cọc giống nhau, chiều dài giống nhau. Ta sẽ link công thức bằng cách bấm dấu "=" ở ô G19 rồi bấm chọn ô G16 [Enter]. Làm tương tự hoặc copy công thức cho các ô khác.
Điểm lợi của việc này là khi thay đổi (VD thay đổi số lượng hoặc chiều dài cọc) thì tất cả các số liệu liên quan sẽ thay đổi, mình không phải sửa thủ công nữa. Ở trong ví dụ tính cọc khoan nhồi này, có tới 7-8 công việc liên quan tới nhau có thể link công thức. Khi thiết kế thay đổi, chỉ cần sửa 1 số là tất cả sẽ thay đổi theo, vừa nhàn nhã vừa tránh được sai sót (trước kia nhiều khi có 8 số liên quan, ngồi sửa được 7 số, sót 1 số).
Trong thực tế có rất nhiều khối lượng có liên quan tới nhau, như ván khuôn và bê tông cột, đà, sàn (có bê tông thì link công thức để tính ván khuôn rất nhanh); khối lượng xây, tô; khối lượng matit sơn nước với khối lượng tô ...
59 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
Nếu bạn lập các công thức chuẩn thì khi thay đổi, tất cả sẽ chạy theo và bạn khỏi phải suy nghĩ nhiều.
Chính vì vậy, tôi mới nói tôi đã tiết kiệm được tới 30-40% thời gian làm dự toán.
2. Tính toán trực tiếp: Như ở ví dụ này, tôi phải nội suy đơn giá khoan cọc nhồi
Thực ra, việc nội suy này chưa hẳn đã chính xác, nhưng vì đơn giá nhà nước chỉ có cọc D800 là nhỏ nhất nên buộc phải chấp nhận cách này (nội suy đơn giá theo tiết diện cọc)
- Ô G15 tôi nhập công thức tính tiết diện cọc D800 =0.4*0.4*pi() - Ô H15 tôi nhập công thức tính tiết diện cọc D350 =0.175*0.175*pi() - Ô I15 tôi nhập công thức tính tỷ lệ tiết diện cọc =H15/G15
Dòng 14 (công việc số 3) tôi chọn đơn giá cọc D800, khối lượng là 0 để làm đơn giá chuẩn. Sau đó, ở ô T15, tôi nhập công thức =T14*I15, tương tự với nhân công và máy.