Sự nghiệp và trước tác của dòng họ:

Một phần của tài liệu luận văn Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 48)

Dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn là một dòng họ lớn. Người bắt đầu làm nên sự nghiệp làm rạng danh gia tộc, được tôn là Thủy tổ của

dòng họ là Đàm Thận Huy. Dòng họ vinh dự có nhiều người đạt danh vọng cao. Nhưng điều đáng nói nữa là những người phụ nữ của dòng họ cũng làm nên sự nghiệp đáng ghi nhận.

Đàm Thận Huy (1463-1526):

Đàm Thận Huy : vốn là người thông minh, khí khái, học giỏi, thơ hay. Năm 1486: đỗ Tam giáp Tiến sỹ khoa Canh Tuất (1490) đời Lờ Thỏnh Tụng , niên hiệu Hồng Đức thứ 21

Năm 1495: được cử vào hội Tao đàn nhị thập bát tú.

Năm 1509: Cụ theo vua Tương Dực khởi nghĩa, được thăng Thượng thư, phong tước Lõm Xuyờn bỏ. Sau đó cụ Đàm Thận Huy làm quan thượng thư trải nhiều bộ (bộ Lễ, bộ Hình, …), từng phụng mạng sang sứ nhà Minh.

Năm Mậu Dần: thăng Thiếu Bảo và vào điện Kinh Diên giảng sách cho vua. Năm Nhâm Ngọ (1522) Mạc Đăng Dung tiếm ngôi vua, Đàm Thận Huy lúc này đã về trí sỹ, nhận được huyết chiếu của vua, bốn cựng các ông Nghiờm Bá Ký, Hà Phi Bằng, Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Hữu Nghiêm, mộ được hơn 6 nghỡn quõn, dựng cờ đánh Mạc nhưng việc không thành.

Năm 1526, Đàm Thận Huy đã tuẫn tiết tại Thọ Thành-Yờn Thế.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung chính thức lên ngôi vua, cho rước hài cốt cụ về quê, ban sắc và tặng tước hầu, nhưng sắc ấy về đến thôn Cổ Châu (nay thuộc Vân Hà- Đông Anh-Hà Nội) thì bùng cháy.

Năm Cảnh Trị (1666) tặng phong tước Lõm Xuyờn hầu, vua Lê Huyền Tôn còn bao phong cụ là Tiết nghĩa Đại vương và ban thụy là Trung Hiến, Năm Bính Ngọ nhà vua cho bộ Công về xây đền thờ tại quê hương và ban 3 chữ “Tiết Nghĩa Từ”, phong Thượng đẳng phúc thần, con cháu được ghi là Tiết nghĩa công thần tôn, được miễn sưu thuế và hưởng ấm thụ.

được thăng thưởng nhiều lần, được giữ nhiều trọng trách trong triều đình. Dưới đây là những mỹ hiệu, chức danh của cụ được các đời Vua ở nhiều triều đại phong hoặc truy tặng:

* KIỆT TIẾT DỰC VẬN, TÁN TRỊ CÔNG THẦN, ĐẶC TIẾN KIM TỬ, VINH LỘC ĐẠI PHU, LẠI BỘ THƯỢNG THƯ, TRI CHIấU VĂN QUÁN TÚ LÂM CỤC, HÀN LÂM VIỆN THỊ, CHƯỞNG HÀN LÂM VIỆN SỰ, NHẬP THỊ KINH DIấN, THIẾU BẢO LÂM XUYấN BÁ.

Ngày 18/1/1988 Bộ Văn hóa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận cụ là danh nhân văn hóa và nơi thờ cụ là di tích lich sử-văn hóa (Quyết định số 28-VH/QĐ ) vào sổ danh mục di tích lịch sứ số 250, đón Bằng Công nhận Di Tích Lịch Sử-Văn Hóa ngày 22/2/1990.

Trước tác Đàm Thận Huy để lại: Về địa lý - văn hóa có cuốn Phụng sứ an đài tổng ca. Về văn xuôi có tác phẩm Sĩ hoạn châm qui, hiện lưu tại viện Hỏn Nụm. Về thơ có nhiều bài trong các tập Minh Lương Cẩm Tú, Hải Môn Lữ Thứ, Quỳnh Uyển Cửu Ca đều có thơ của cụ. Ngoài ra Đàm Thận Huy cũn cú tập thơ riêng là Mặc Trai thi tập, nhưng nay đã thất truyền . Đặc biệt, trong số những sách vở cụ để lại cũn cú những bài thơ trao đổi với ông em là Đàm Thận Giản.

Trong tập thơ Minh Lương Cẩm Tú, Đàm Thận Huy có 3 bài thơ họa 3 bài thơ của vua Lờ Thỏnh Tụng là: Tư gia tướng sĩ, Anh tài tử và Lục Vân động đều viết khi Vua đem quân đi đỏnh Chiờm Thành.

Thơ của Đàm Thận Huy rất có khí phách. Vì thế đương thời, vua Lờ thỏnh Tụng khen là: “Thiên hạ đệ nhất danh thi nhõn”. Năm Quang Thiệu thứ 7 đồng thời với Thống Nguyên thứ nhất, Nhâm Ngọ (1522 ) khi ấy Đàm Thận Huy đã về trí sĩ thì nhận được mật chiếu của vua Lờ Chiờu Tụng, đó cùng với em ruột là Hoàng giáp Đàm Thận Giản bàn việc chống Mạc hay phò Mạc. Đàm Thận Huy có bài thơ:

“ THIÊN ĐẠO MINH MINH TRUNG HIẾU MỆNH DANH CỔ KIM NHẤT Lí

HUYNH ĐỆ NGHI HÀNH” Dịch: “Đạo trời sáng suốt

Đẹp tiếng hiếu trung Xưa nay một lẽ Anh em cùng làm”

Cụ em nói “ Anh tôi thực hành như vậy, về sau sẽ lừng tiếng biết bao”

Cụ nói rằng : “ Người bày tôi phải lấy chữ Trung Trinh làm trọng để lại tiếng thơm cho muôn thủa mai sau. Ngày xưa cú vừ thần Lê Lai đã hết lòng trung nghĩa (với Vua) tiếng thơm muôn đời cũn ngỏt mói.

Con cháu nối đời được tắm gọi ơn Vua, gương trung nghĩa ngàn thu vẫn tỏ. Huống chi, đấng văn thần đứng trong triều nội, áo bào rực đỏ lung linh, họ hàng con cháu lại không hết lòng báo quốc hay sao?

Người xưa nói rằng: “Kẻ nào nói xấu ta, ta cũng biết vậy”

Cụ lại nói rằng: “Tu thiên tước: Chính là dạy bảo cho thần tử ngày nay đấy” Cụ em nói rằng: “Việc ấy khó khăn lắm thay”

Cụ lại làm hai bài thơ để khuyên bảo ông em:

Bài 1: - “ THIÊN TRIỀU SƠN ĐỈNH CHIẾM KHOA DANH HUYNH ĐỆ ĐỒNG TRIỀU TÁ THÁNH MINH QUỐC BỘ KỲ KHU PHÙ HẠ ẤP

CƯƠNG THƯỜNG LƯỠNG TỰ NHIỆM TRUNG TRINH” Lược dịch: - “ Khoa danh chót vót sáng non đình

Huynh đệ cùng triều giỳp thỏnh minh Vận nước mỗi ngày thêm sáng tỏ

Bài 2: - “ TỰ CỔ NAN NĂNG TRUNG TRỰC TRẬN

PHƯƠNG DANH HÁCH DỊCH VĨNH TRUNG TỒN VÂN NHƯNG KẾ THẾ CHIấU HUÂN NGHIỆP NGŨ QUẾ TAM Hẩ CÁNH DIỆU MễN”

Lược dịch: “ Từ xưa ai đã hết lòng trung Để lại tiếng thơm mãi lẫy lừng Nối tiếp đời đời huân nghiệp sáng Quế hoố tụ đẹp nếp gia thanh” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụ thường nói: “Làm người bày tôi, phải lấy Trung Nghĩa đặt hàng đầu. Con người mà vẹn Trung, trọn Nghĩa thì tiếng thơm để mãi về sau. Con cháu nghiệp nhà sẽ ngày càng chấn thịnh vậy”

và có thơ rằng : “HUYNH ĐỆ ĐỒNG TRIỀU THẾ KỶ NHÂN HỮU TRUNG HỮU NGHĨA CÁNH SINH XUÂN TỬ TÔN DỊCH THẾ THANH DANH HIỂN

THIấN TẢI CHIấU CHIấU CÁ TRỰC THẦN” Lược dịch: “ Huynh đệ đồng triều có mấy ai

Chữ Trung chữ Hiếu thắm xuân dài Con vinh cháu hiển thanh danh mãi Nghìn thủa vẫn ngời toả ánh mai”

Cụ em nói rằng : “Mỗi khi thân huynh nghẹn ngào nghĩ tới Vua, lại càng liên tưởng tới khí tiết cao cả của ụng Tụ Tử, lại than thở cho ông Văn Thừa tướng hết mực trung thành, vẹn tròn Trung Nghĩa, lý đương nhiên là như vậy: Vậy thì con cháu họ hàng ở thôn xóm sao lại chẳng nghĩ ngợi sao?

Đàm Thận Huy than rằng: “Bầy tôi là ông Mỹ Tử đã chấn hưng Đạo Hạ có muôn vàn khó khăn mà vẫn giành lại được. Ông nhân kiệt phản lại kỷ cương của nhà Đường. Cả hai người danh tiếng không thể nào trùng lặp được, tất nhiên phải khác xa.

Khi cơn bi đến, tất nhiên phải giữ khí tiết như ụng Tụ Tử, phải trọn lòng Trung Nghĩa như Văn Thừa tướng. Người xưa đã như thế ta lại không như thế hay sao. Ta giữ chữ Trung trước là không xấu hổ với mệnh Vua, sau là để lại cho con cháu tấm gương vô cùng trong sáng vậy. Như thế chẳng phải là tốt đẹp hay sao.”

Đàm Thận Giản nghe xong làm bài thơ sau:

“ TẬN TRUNG THỦ NGHĨA NHƯỢNG NGễ HUYNH HẬU NHẬT TRIỀU ĐÌNH BIỂU DỊ DANH

PHƯƠNG ĐỘC KHAM LƯU VI HẬU KẾ BÁT ĐỒNG NGŨ QUẾ DIỆU MễN SINH” Dịch: “Xin nhường Trung Nghĩa để thân huynh

Tiếng lạ lừng danh khắp miếu đình Để lại tiếng thơm cho hậu thế

Thanh danh càng toả sáng lung linh”

Nghe xong Đàm Thận Huy mắng rằng: “ Từ thành Loan Dư mà ra, người không bắt trước chữ Trung mà theo, để luỵ tới danh gia không phải là nhỏ vậy. Như tên Mạc Đăng Dung, là một tên con trai hèn mọn ở xã Cổ Trai, can phạm nhiều tội, xét về lụõt phỏp thỡ không thể nào dung tha, mà người lại định theo nó hay chăng?”

Người làng có một số người: Nguyễn Hữu Bỡnh, Lờ Đỡnh Thạc, Vũ Công Hiểu, Nguyễn Đình, Phạm Tất Lõm… Cùng nhau thưa với Đàm Thận Huy rằng: “ Phải tuỳ thời xử thế, nhiều người đã ra làm quan. Xin Tướng công đừng tự làm khổ mình như vậy”.

Đàm Thận Huy rằng: “Cỏc ngươi biết thế tục, sao biết được đạo trời. Nếu hết lòng Trung Hiếu, Trời đất ắt chứng minh sao lại làm khổ vậy thay”. Người làng thưa: “Thiết nghĩ, con cháu của bậc đại nhân sẽ làm gì đây?

Đàm Thận Huy hiểu ra bốn núi rằng: “ TRUNG HIẾU NGỜI TỎ, TRỜI ĐẤT LƯU DANH”

Con cháu đời sau sẽ được hiển trật sung sướng và vinh dự biết chừng nào. Ví như con cháu của ụng Lờ Lai, đời đời được tắm gội công ơn mưa móc của Nhà Vua, như vậy chẳng tốt lành hay sao? Sao lại lo lắng tới bần tiện làm gỡ?”

Sau đó Đàm Thận Huy ngâm một bài thơ rằng:

“ LỊCH TRIỀU HẠNH TÁ THÁNH MINH THè TỰ THỦ CÔ TRUNG BẤT CẢM VI

KHẢ TÍCH THẾ TÌNH TRUNG NGHĨA THIỂU DU DU CHÍNH KHÍ LƯỠNG GIAN TRI”

Lược dịch: “ May gặp thánh minh được tỏ phũ Giữ lòng Trung Nghĩa biết ai so Tiếc thay Trung Nghĩa trên đời ít Khí tiết giữ gìn cố phải lo”

Sau đó Đàm Thận Huy đã tuyển chọn trong các gia đình có nghĩa khí được 34 (có bản ghi 37) người. Họ đi suốt ngày đêm, tối thì ngủ trọ nơi quán khách.

Khi đến huyện Lôi Dương, xứ Thanh Hoỏ thỡ bị quân Mạc bắt được. Đàm Thận Huy ngâm thơ rằng:

“ THỬ NHẬT THỬ SINH THIÊN ĐỊA HỒ NGễ TƯƠNG SÁT NHỮ, NHỮ HÀ NGễ

NGễ TRUNG HẠNH ĐẮC TRUNG HƯNG TÁ THỆ CHỈ ĐÔNG PHƯƠNG CHIẾU MẠC ĐỒ” Dịch : “ Ngày ấy đất trời có biết chăng

Ta tới giết mi việc chẳng thành Mang tấm cô trung phò đế nghiệp Nguyện thề diệt Mạc chẳng bao dung”

Trước khi chết, Đàm Thận Huy làm bài thơ cuối nhan đề: PHÙ ĐẾ THẤT DIỆT MẠC THI

“ Nghĩa gìn thần tử tiết Lòng miễn chủ thánh minh Cáo dữ la chưng Đông Thổ Rồng thiêng trở lại Tây Kinh” (Trích trong phần ngoại phả )

Phu nhân của Đàm Thận Huy

Phu nhân của Đàm Thận Huy là một người phụ nữ đáng được ca ngợi.Cụ họ Nghiêm, vốn là em gái của Tiến sĩ Nghiên Ích Khiêm, người làng Lan Độ, nay là Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Khi Đàm Thận Huy lên Yên Thế mộ quõn đỏnh Mạc, cụ bà cũng đi theo. Đến năm Ất Dậu (1525), cụ mệt nặng, trước khi từ biệt, cụ nói rằng: “tôi xem họ Mạc thừa cơ làm việc thế nào cũng thành, thầy trò nhà ụng vỡ nước khởi nghĩa, chớ nên vì được thua mà ngã lòng. Tôi chỉ cầu trời phù hộ cho ông giữ được 1 nơi để thiên hạ biết là nhà Lê vẫn còn. Được thế thì tụi dự xuống suối vàng cũng không ân hận gỡ”. Nói xong nức nở rồi mất.[68b,21] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người phụ nữ này có tầm nhìn xa trông rộng, hiểu biết thời cuộc và thấy khó khăn vẫn theo chồng, thật xứng đáng là bậc trung trinh tiết liệt. Cụ được vua Lê vinh phong là Hoàng hậu phi nhân. Cụ Đỗ Trọng Vỹ khi viết cuốn

Bắc Ninh địa dư chí đã xếp bà vào hàng Trung Trinh. Đàm Thận Giản (1466-?)

Đàm Thận Giản là em trai Đàm Thận Huy. Cụ học giỏi và là người thức thời. Năm 1499: 34 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống 2 đời vua Lê Hiến Tông. Đàm Thận Giản làm quan đến chức Hộ bộ Tả thị lang. Khi mất, cụ được vua tặng Công bộ

Đàm Thận Giản sinh được 1 con trai, người con này sau chỉ sinh được 1 con gái, nên không có người nối dõi.

Trước tác để lại: có những bài thơ xướng họa với ông anh là Đàm Thận Huy (đó chộp ở phần trên). Ngoài ra còn thừa mệnh vua Lê Tương Dực viết “Trần tình biểu ” để gửi sang Trung Quốc.

Đàm Dung Hoa, Đàm Quế Hoa:

Hai bà đều là con gái của Đàm Thận Huy, đã theo giúp cha mẹ, cùng chống Mạc. Khi Đàm Thận Huy tuẫn tiết , hai con gái lúc đó còn rất trẻ, chưa chồng, cũng tự vẫn theo cha. Dân địa phương cảm phục, lập đền thờ, hiện nay ở thôn Cầu Khoai, xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Đền thờ này đã được Bộ Văn hóa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích lịch sử- văn hóa (Quyết định số 295-QĐ/BT ngày 15/2/1994), vào sổ Danh mục di tích lịch sử số 1456, nhận Bằng công nhận di tích lịch sử- văn hóa, năm 1994.

Đàm Tông Di, Đàm Tung

Cả hai đều là con cháu đời thứ 8 của dòng họ Đàm Thận. Đàm Tông Di làm quan Cẩn sự tá lang, tri huyện An Lão (Hải Phòng). Còn Đàm Tung đỗ thủ khoa thi Hương năm Bính Ngọ (1666) đời vua Lê Huyền Tôn. Năm 1670, được bổ chức Giáo thụ Kinh thư ở Quốc Tử Giám .Năm 1675, được bổ Tri phủ Kiến Xương, Quảng Bình.

Đàm Công Hiệu

Đàm Công Hiệu:(1652-1721), hiệu Mai Hiên, tứ thụy Trung Vỹ. Đây là người con xuất sắc của dòng họ Đàm Thận .

Năm Qỳy Sửu (1673) đỗ Nho sinh trúng thức, sau đó được bổ Huấn đạo. Năm 33 tuổi (1684) đỗ Sĩ Vọng, được bổ Tri huyện Thanh Oai.

Năm Bính Dần, (1686), được phong tri phủ Thượng Hồng (bây giờ là Bình Giang – Hải Dương)

Năm Giáp Tuất đổi Tri phủ Hạ Hồng (Ninh Giang bây giờ)

Năm Đinh Sửu (1698) đại thần Lê Hy tiến cử, cụ được giữ chức Thị nội Văn chức Nhất phiên, vào giảng sách trong vương phủ, lại thêm chức Xướng Nội Thư, Tả Thủy Binh Phiên, rồi lại đổi sang Tả bộ Binh Phiên.

Năm Mậu Dần, Đàm Công Hiệu dạy Tằng thế tôn Trịnh Cương, lại thêm chức Tri Nội Thư Tả Hộ phiên. Bấy giờ chắt của Định Vương Trịnh Căn là Trịnh Cương lên 5 tuổi đến tuổi học, cũng mời Đàm Công Hiệu dạy.

Năm Nhâm Ngọ (1702) thăng Lại Bộ Thuyên Khảo Thị lang trung.

Năm Ất Dậu (1705) vào phủ Chúa Định Vương Trịnh Căn dạy Trịnh Cương thâu tập chính sự, được thăng Thống chính sứ.

Năm Kỷ Sửu (1709), Trịnh Căn mất, Trịnh Vương lên nối nghiệp Chúa, cụ được thăng Bồi tụng, Lễ bộ Hữu thị lang, tước Nghĩa Sơn nam.

Năm Tân Móo, 1771, đổi sang Lại bộ Hữu thị lang.

Năm Giáp Ngọ, 1714, thăng Minh Nghĩa công thần, Hộ bộ Tả thị lang, tước Nghĩa Sơn tử.

Năm Bớnh Thõn, 1716, thăng Công bộ Thượng thư, Bá tước.

Năm Đinh Dậu, 1717, lại vào dạy con An đô vương là Trịnh Giang, thăng Tham tụng.

Năm Mậu Tuất, 1718, gia Tri Trung Thư giám .

Năm Canh Tý, 1720, cụ 69 tuổi, xin về trí sĩ, được thăng Lễ bộ thượng thư tham dự triều chính, Thiếu bảo Quốc lão, Nghĩa quận công .

Năm Tân Dậu, 1741, gia tặng hàm Thái Tể.

Năm Nhâm Tuất, 1742, được phong Quốc sư Đại vương.

Khi Đàm Công Hiệu mất , được tổ chức theo nghi lễ quốc tang. “Tháng 5, Quốc lão quận công Đàm Công Hiệu mất , triều đình miễn trào nghỉ 3 ngày, sai quan đến trông coi việc tang ma, truy phong Công Hiệu làm Thái

Từ đời các vua sau cụ đều được phong Trung đẳng thần. Nơi thờ cụ bây giờ chính là giảng đường ở kinh đô của Chúa Trịnh ngày ấy.

Ngày 18/1/1988 Bộ Văn hóa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận cụ là danh nhân văn hóa và nơi thờ cụ là di tích lich sử-văn hóa (Quyết định số 28-VH/QĐ ) vào sổ danh mục di tích lịch sứ số 250, đón Bằng Công nhận Di Tích Lịch Sử-Văn Hóa ngày 22/2/1990. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước tác để lại: thơ văn Đàm Công Hiệu có rất nhiều nhưng toàn bộ viết bằng chữ Hán, chưa dịch thơ.

Đàm Đình Khanh

Đàm Đình Khanh, (1674-1728): đỗ Nho sinh trúng thức năm Giáp Ngọ (1714), được hưởng ấm thụ, bổ chức Tư vụ ở Sảnh Tư vụ bộ Binh, sau thăng Hiến Cung đại phu. Và Đàm Bỡnh Cách, hiệu Bỉnh Chung: đỗ Nho sinh trúng thức, làm tri phủ Điện Bàn.

Đàm Đình Dung

Đàm Đình Dung(1697-1756), có bản gia phả ghi đỗ Nho sinh trúng thức, có bản viết được hưởng ấm thụ nên được bổ Đồng tri phủ 2 phủ Lạng Giang (Bắc Giang) và Phỳ Bỡnh (Thỏi Nguyờn).

Đàm Thận Khắc

Đàm Thận Khắc(1719-1770) đỗ Nho sinh trúng năm Quý Hợi (1743) làm tri huyện Đông Anh.

Đàm Thận Bá

Đàm Thận Bá,: đỗ Nho sinh trúng thức, làm tri huyện Thanh Quan, làm Trợ giáo Quốc Tử giám.

Đàm Thận Trực

Đàm Thận Trực: đỗ tam trường, làm Lại điển

Đàm Thận Liêu, đỗ Nho sinh trúng thức năm Qỳy hợi(1743): cụ làm tri huyện Thanh Hà, Hải Dương, sau làm Cổ pháp Điện tự thừa.

Một phần của tài liệu luận văn Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 48)