Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ ĐàmThậ nở Hương

Một phần của tài liệu luận văn Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 28)

Mạc , Từ Sơn từ thế kỷ XV đến nay:

1.2.1. Làng Me - thôn Hương Mạc, quê hương dòng họ Đàm Thận :

Từ thủ đô Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, theo con đường Quốc lộ 1A,

vượt qua khoảng 10km, khách sẽ đến thị xã Từ Sơn. Từ trung tâm thị xã, rẽ trái, đi qua trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn, khách sẽ thấy một khu công nghiệp hiện đại của trên đất Từ Sơn . Đó là khu công nghiệp Hanaka, chuyên sản xuất thiết bị điện. Đi thêm một đoạn đường ngắn nữa khách sẽ phải ngỡ ngàng trước một khu phố đồ sộ ngự ngay nơi đầu làng Đồng Kỵ. Khu phố này dài chừng 500m , gồm toàn bộ những tòa nhà ba tầng kiến trúc cầu kỳ, rộng rãi. Cả khu phố là những gian hàng trưng bày duy nhất một loại hình sản phẩm: đồ gỗ thủ công mỹ nghệ , nào là bàn ghế, giường sập, đồng hồ , câu đối, tượng gỗ, tượng Phật,… Đây là bộ mặt của ngôi làng nghề nổi tiếng với hàng chục tỉ phú trẻ măng. Đi qua làng Đồng Kỵ ồn ào, vang lộng tiếng đục đẽo gỗ là khách tới làng Phự Khờ, cũng ngổn ngang gỗ lạt. Khách đi qua cánh đồng rộng rãi sẽ thấy một con đường nhỏ rẽ phải là đã đến Hương Mạc, làng Me.

Ấn tượng đầu tiên của khách có thể là quang cảnh thanh bình, yên tĩnh của làng quê thuần hậu . Nhưng nếu là người nghiên cứu về lịch sử, khách sẽ nhận thấy ngay đây là một vùng đất cổ, có bề dày văn hóa và còn lưu giữ được nhiều di sản của cha ông xưa. Bằng chứng chính là số lượng những ngôi

mộ cổ, mộ tổ nằm trong những khu nghĩa địa trên cánh đồng. Dạo một vòng quanh làng Me, chúng ta thấy ngạc nhiên vì trong làng còn lưu giữ rất nhiều những nhà thờ họ, không phải một hai mà có tới bảy tám khu nhà thờ còn nguyên vẻ cổ kính nằm giữa những căn nhà cao tầng đủ kiểu. Này là nhà thờ Ngô tộc, kia là khu lưu niệm Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, đây là nhà thờ họ Nguyễn, rồi đền thờ danh nhân Đàm Công Hiệu , đền thờ danh nhân Đàm Thận Huy,…Rừ ràng đây là một địa phương giàu truyền thống văn hiến. Làng Me nguyên trước kia là Cổ Mặc phường, gồm ba làng: Kim Thiều, Hương Mạc và Vĩnh Thọ bây giờ

Đến thời nhà Trần, Cổ Mặc phường đổi thành Chung My phường, bao gồm 12 thôn là:

Ngô Tiền Ngô Trực Tây Ưng Bảo Tháp

Đông Tiến Thọ Triền Phú Hậu Vân

Nhiễm Nùi Nga Tập

Thời nhà Lê, Chung My phường đổi thành xã Ông Mặc. Đến thời hậu Lê, vua thấy làng to quá mới chia ra làm hai :

- Cỏc thụn Ngụ Tiền, Ngô Trực, Tây Ưng, Bảo Thỏp, Đụng Tiến và Thọ Triền lõp thành làng Ông Mặc (tục gọi là làng Me) .

- Cỏc thụn: Võn, Nhiễm, Phú Hậu hợp lại thành làng Hoa Thiều.

Cũn cỏc thụn Nựi, Nga, Tập có lẽ do dân đi lưu tỏn nờn đất đã sáp nhập vào cỏc thụn gần đó nên không thấy nói đến nữa.

Đến thời Minh Mệnh, nhà Nguyễn mới đổi Ông Mặc thành Hương Mạc, Hoa Thiều thành Kim Thiều.

Họ Đàm Thận vốn xưa kia tập trung ở thụn Ngụ Tiền, mãi đến thời hậu Lê mới lấn sang thụn ngụ Trực và Bảo Tháp.

này vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp. Ngay tên gọi của làng cũng có thể cho ta thấy mặt nổi trội về văn hóa của làng: Hương Mạc – trước kia là Hương Mặc, có nghĩa là mực thơm, ngôi làng này có truyền thống thi thư, khoa bảng. Trong những tác phẩm để lại của người xưa còn lưu lại những bài văn ca ngợi đất Ông Mặc là một “vùng đất hào hoa, có nhiều nhân tài hội tụ, tiếng thơm vang xa khắp miền .Quan văn thỡ cú 18 người quang vinh tài giỏi, quan võ trí dũng mưu cao phò vua giúp nước thì cũng được tới 47 vị. Nơi đây , người làm ruộng thì hăng say cày cấy , kẻ buôn bán thì chăm chỉ tảo tần, những người thợ thì chạm rồng trổ phượng muôn phần tinh vi…Nhõn dõn trong làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau, luôn biết hướng về tổ tiên. Ngày xuân, người trong làng tề tựu đông đủ, làm lễ phụng thờ đức thánh tôn nghiêm, khắp thôn tiếng đàn, tiếng sáo từng chươg hài hòa, mọi người cùng vui dự yến tiệc chúc nhau tốt lành thọ khảo mong thánh thần phù trợ cho hương dân. [74,13].

Thực tế là người dân Hương Mạc sống trong một vùng đất lâu đời, hoạt động kinh tế do điều kiện tự nhiên quy định chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cuộc sống của người dân nơi đây rất khó khăn vỡ luụn phải phụ thuộc vào thời tiết bốn mùa. Ở thời phong kiến, thương nghiệp không có điều kiện phát triển, việc buôn bán nơi đõy khụng thuõn lợi.Vỡ thế con đường duy nhất để cải tạo cuộc sống và tiến thân chính là con đường học hành, khoa cử. Từ thời Lê, nhà nước thường xuyên tổ chức những kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình để kén chọn người hiền tài nên con đường khoa hoạn mở rộng cho những người có chí hướng phấn đấu. Từ Sơn lại vốn gần với kinh đô Thăng Long nên việc thi cử, đi lại của các sĩ tử thuận lợi hơn so với cỏc vựng đất khác.

Sống trong địa phận của huyện Từ Sơn, với những vị trí địa lý- văn hóa đặc biệt nên con người Hương Mạc cũng có những tính cách và phẩm chất riêng : rất phong nhã và thượng võ.

Đõy chính là môi trường văn hóa giàu tính nhân văn, và động lực thôi thúc mang sắc thái địa phương để Hương Mạc sản sinh ra những dòng họ lớn có truyền thống khoa bảng vẻ vang, trong đó dòng họ Đàm Thận là một điển hình xuất sắc.

1.2.2. Nguồn gốc dòng họ Đàm Thận :

Nhà có gia phả như nước có quốc sử . Ông cha ta từ xưa đến nay rất có ý

thức về cội nguồn. Vì thế mà việc tìm hiểu để ghi chép lịch sử tổ tiên và các thế hệ cha ông từ đời nọ sang đời kia để trở thành một cuốn gia phả là việc làm không thể thiếu được.

Trong các cuốn gia phả, phần mở đầu thường là ghi gốc tích của dòng họ mình: từ đâu tới, hay từ họ nào chuyển tên; tên tuổi và công tích của ông Tổ, người khai cơ lập nên dòng họ,…Phần nội dung của gia phả thường người ta ghi lại thế thứ các đời, mộ phần, ngày giỗ kỵ… và công tích của cha ông. Như vậy, gia phả không phải chỉ ghi lại lịch sử của dòng họ mà hơn thế nữa, còn lưu lại những tấm gương, những bài học trong cuộc sống, trong đường đời để con cháu noi theo răn mỡnh. Lóo Tử cú núi: Xem quyển gia phả ta viết thỡ lũng hiếu đễ sinh ra ngùn ngụt.

Họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn là một dòng họ rất có ý thức trong việc ghi chép và giữ gìn gia phả. Cuốn gia phả đầu tiên do cụ Quốc sư Đàm Công Hiệu, đời thứ 9, biên soạn năm Vĩnh Thịnh triều Lê (1718). Nhưng nhà cụ bị chỏy nờn cuốn gia phả này không còn. Sau đó cụ Đàm Liêm (đốc học Khỏnh Hũa- Thanh Hóa), đời thứ 17 biên soạn lại và bổ sung phần tục biên, ghi rõ tên tuổi, tính tình, công tích, sự nghiệp của các cụ, phân chia các chi đầy đủ. Nhưng công việc chưa hoàn thành thì cụ mất. Đến đời ông Đàm Duy Huyên, Tuần phủ Hà Nội, năm 1939 có bổ sung và dịch ra chữ Quốc ngữ. Ông Đàm Duy Tạo hoàn thành việc dịch vào năm 1953.

Về gốc tích chữ họ Đàm:

Theo sự chuyển biến của văn hóa bên Trung Quốc xưa kia thì những chữ đặt tên họ của một dòng dõi nào đều theo nguồn gốc sau này: nguyên từ quãng đầu nhà Tây Chu trở nên chưa có chữ họ nhất định, xem như sử chép, vua Văn Vương nhà Chu tên là Cơ Sương, là con ông Vương Quý, là cháu ông Công Lưu, là chắt ông Cổ Công Đản Phủ, ông Khổng Tử là con ụng Thỳc Lương Ngột. Mãi đến thời Xuân Thu Chiến Quốc con cháu các họ suy vi, mới lấy những chữ tên phong ấp, tên quan tước của cha ông thủa trước đặt lên trước chữ tờn mỡnh để kỉ niệm sự vinh quang. Thế là dần dần hình thành nên tên họ. Bởi thế cho nên tên họ thường trùng với tờn cỏc nước chư hầu. Thí dụ: Tào, Ngụ, Nguyờn,… hay chữ tên quan tước thời Thương, Chu như: Tư Mã, Thái Sử,…

Chữ tên họ Đàm cũng theo một nguồn gốc ấy. Sử cũ Trung Quốc chép rằng: “ễng Vi Tử là họ gần vua Trụ nhà Ân, thấy vua trụ tàn bạo biết can không được mới mang các đồ thờ các vua nhà Ân chạy sang ở nhờ nhà Chu. Khi vua Vũ Vương nhà Chu diệt được vua Trụ, mới phong ông Vi Tử làm vua nước Đàm để thờ cúng tổ tiên nhà Ân. Khi vua Tề Hoàn Công lấy mất nước Đàm, con cháu ông Vi Tử mới lấy chữ Đàm làm tên họ.”

Nguyên ủy chữ họ Đàm là như thế, còn như họ Đàm Thận có phải thật là dòng dõi ông Vi Tử mà lưu lạc sang Việt Nam hay không, hay là một dòng dõi nào có nguồn gốc khỏc thỡ việc đã trải qua bao nghìn năm biết lấy đâu bằng chứng mà xét đoán cho chính xác được.

Trong lời đề tựa cuốn gia phả bằng chữ Hỏn cũn lưu lại, cụ Đàm Công Hiệu có viết: “Họ Đàm ta, trước đời đời ở thụn ngụ Tiền, làng Ông Mặc,tổng Nghĩa Lập, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn , tỉnh Bắc Ninh ” [68b,3]

Trong gia phả cũng ghi rõ rằng: cụ Di tổ dòng họ Đàm Thận sinh sống ở Hương Mạc, Từ Sơn từ quãng cuối thời thời nhà Trần. Từ đó đến nay, qua

500 năm, đã phát triển trải qua 21 đời, phần đông con cháu vẫn cư trú tại Hương Mạc, tề tựu quanh ngôi từ đường, đền thờ cụ Đàm Thận Huy, Đàm Công Hiệu.

Cũng qua 500 năm ấy, dòng họ Đàm Thận còn có nhiều con cháu vì nhiều lý do: đi làm quan, lập nghiệp, đi lưu tán ở khắp nơi (Bắc Giang, Thỏi Nguyờn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quang Nam, Đà Nẵng, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Quốc, Mỹ, …) hình thành nên những chi họ mới nhưng vẫn giữ được truyền thống gia tộc. Sau này họ đó tỡm về Hương Mạc để nhận tổ, nhận tông. Như ở phần giới thiệu về các chi họ Đàm Thận, chúng tôi đã giới thiệu, tính đến nay , mới chỉ có hơn 10 chi họ đươc nhận chính thức. Ngoài ra cũn cú nhiều chi họ chưa khớp được gia phả. Điều đáng nói là mỗi chi nhánh ở các địa phương đều có từ đường riêng, con cháu đoàn kết, có ý thức xây dựng truyền thống riêng của mình và có nhiều người thành đạt. Các chi họ Đàm Thận ở miền Trung đã thành lập ra Ban trị sự tộc Đàm liên tỉnh miền Trung, thường xuyên tổ chức đưa con cháu về dự lễ tế Tổ và còn có nhiều đóng góp để sửa sang đền miếu, công đức vào các công việc chung của dòng họ. Cỏc nhỏnh họ Đàm ở Thỏi Nguyờn, Quảng Ninh,…cũng vậy.

Thực là:

Cõy có gốc mới nở cành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng sụng sõu

Dòng họ Đàm Thận đã phát triển qua 5 thế kỷ, như cây cổ thụ hiên ngang đứng giữa trời, cành lá sum suê, cháu con đông đúc, sự nghiệp vẻ vang . Thật xứng đáng để người đời nể trọng và noi gương.

1.2.3. Lịch sử phát triển của dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc :

*Dòng họ Đàm Thận là một dòng họ lớn và lâu đời ở Việt Nam. Ngoài các chi nhánh đã tách riêng, dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh, tính đến thời điểm hiện tại đã trải qua 22 đời .

*Cụ Đàm Liêm khi chép lại gia phả có ghi:

-Cụ Di tổ: là ông tổ để lại phúc đức cho con cháu.

-Cụ Khải tổ: là ông tổ bắt đầu làm vẻ vang cho con cháu. -Cụ Thủy tổ: là ông tổ bắt đầu làm nên sự nghiệp to lớn .

*Các thành viên trong dòng họ không phải tất cả đều mang họ đệm Đàm Thận. Sau này, cụ Đàm Liêm khi soạn lại gia phả, thấy họ đông người, sợ quên lẫn không nhận được thế thứ nờn đó đặt ra bài thơ Bài Hàng như sau:

DUY TRUNG HIẾU TRUYỀN GIA THƯỢNG MIỄN TƯ KẾ THIỆU

THIỆN DIỄN CÁT KHÁNH TRƯỜNG TIấN ĐỨC HỮU QUANG RIỆU

Theo cách đặt tên đệm này thì cứ chiếu theo chữ lót là nhận ngay ra vai thứ: từ đời 18 dùng chữ lót là DUY, đời 19 là TRUNG, đời 20 là HIẾU…đời 37 là RIỆU. Nhưng cụ Đàm Liêm đã mất khi gia phả chưa viết xong, bài thơ Bài Hàng cũng chưa được phổ biến và bàn bạc kỹ trong họ nên việc thực hiện chưa thống nhất.

*** Đời thứ 01:

Cụ Di tổ hiệu Vô Tâm (đây có lẽ là tên thụy, chỉ tính cách của cụ lúc sinh thời) .Tờn húy, năm sinh, ngày giỗ, công tích đều thất truyền cả. Cụ sống vào cuối đời nhà Trần, cư ngụ tại thụn Ngụ Tiền, làng Ông Mặc, tổng Nghĩa Lập.

Mộ 2 cụ hợp tỏng trờn gũ con Thổ, trong 1 thửa ruộng phía Nam thụn Ngụ Tiền (hiện nay vẫn còn - xem ảnh phụ lục) Theo gia phả chép lại thì mộ này do cụ Tả Ao đặt đất, là nơi phát: tiền phong Hầu, hậu phong Vương, tử tôn khoa giáp thế thế bất tuyệt.

Các cụ sinh hạ 2 con trai : Trung Khoa, Minh Đạo.

Đời thứ 02:có 2 đinh

-Cụ Trung Khoa (đây là tên gọi chỉ học vị, không phải tờn hỳy, hiệu). Theo gia phả, cụ sinh khoảng năm Qỳy Sửu (1433), đỗ Trung khoa đời Trần. Con cháu cụ sau này suy vi, đến đời Gia Long vẫn còn 2 ông làm thợ sơn, giữ việc thờ cúng cụ Vô Tâm. Sau đó nữa thì lưu lạc đi nơi khác mất, thế là chi này không biết còn hết ra sao.

-Cụ Khải tổ Minh Đạo: tờn húy, năm sinh, ngày mất, công tích đều thất truyền.Theo gia phả thì cụ sinh vào khoảng năm Bớnh Thỡn (1436). Cụ được triều Lê tặng Thái Bảo Giáo nghĩa hầu do có con làm quan to.

Cụ bà: hiệu bụt Từ Ý, sinh thời cụ phải ở góa nuôi con, tính hiền lành chịu khó. Công đức lớn cụ để lại là đã nhờ thầy địa lý Tả Ao xem đất đặt mộ cho bố mẹ chồng và chồng mong phúc đến với con cháu. Tương truyền vùng đất được thầy Tả Ao chỉ cho là đất phát về con đường học vấn và hoạn lộ “Khoa trường hữu song trúng chi cát”. Cụ được triều Lê tặng Thái bảo Liệt phu nhân do có con làm quan to.

Mộ 2 cụ hợp táng ở bãi Đồng Am. Các con: Thận Huy

Thận Giản

Đời thứ 03:có 2 đinh

-Cụ Thủy tổ húy Thận Huy (1463-1526): tự Mặc Hiên, hiệu Mặc Trai, thụy Quả Đạt, tứ thụy Trung Hiến.

Năm 28 tuổi cụ đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh tuất niên hiệu Hồng Đức 21 (1490) đời Lờ Thỏnh Tụng. Cụ là thành viên của Hội Tao Đàn, từng được cử đi sứ nhà Minh, làm quan đến Tán trị công thần, Lễ bộ thượng thư, Tri chiêu văn quỏn, Tỳ lõm cục kiêm Hàn lâm viện thị độc, Chưởng Hàn lâm viện sự, Thiếu bảo, Nhập thị kinh diên, tước Lõm Xuyờn bỏ. Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lờ, ụng lui về Bắc Giang mộ binh khởi nghĩa. Vì thế yếu không địch nổi nờn đó uống thuốc độc tự tử. Sau này nhà Lê trung hưng đã xếp ông vào hạng Kiệt tiết dực vận Tán trị công thần, phong làm Thượng đẳng phúc thần, Tiết Nghĩa Đại Vương và cho lập đền thờ ở quê ễng Mặc (Hương Mạc Từ Sơn ).

Cụ có tên trong Hội Tao đàn của vua Lờ Thỏnh Tụng, cú để lại 12 bài thơ (chép trong Toàn Việt thi tập- Lê Quý Đôn) và tác phẩm Sớ hoạn châm qui Tương truyền cũn cú tập Mặc Trai thi tập được người đời truyền tụng nhưng tiếc là nay đã thất truyền.

Ngày giỗ: 3/8.

Cụ bà: Nghiêm thị, hiệu Từ Thuận, là em gái tiến sĩ Nghiêm Ích Khiêm, người xã Lan Độ , huyện Đông Ngàn. Cụ được nhà Lê phong Hoàng Hậu Phi Nhân do có công theo cụ ông chống Mạc.

Ngày giỗ: 25/2

Mộ 2 cụ hợp táng ở chõn nỳi Cúc thuộc Thọ Thành, Yên Thế .

Một phần của tài liệu luận văn Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w