Dòng họ Đàm Thận có truyền thống hiếu học và khoa bảng nổi trội ở vùng quê Hương Mạc .
Ngay từ đời thứ 2, thời Trần đã có người đỗ Trung khoa, tiếc rằng bản gia phả đầu tiên đã mất (do hỏa hoạn. loạn lạc) nờn khụng truy cứu cho rõ được. Đến đời thứ 3 dòng họ có tới 2 người là anh em ruột đỗ đại khoa . Đó là Đàm Thận Huy, Đàm Thận Giản :
Đàm Thận Huy: Năm 28 tuổi cụ đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh tuất niên hiệu Hồng Đức 21 (1490) đời Lờ Thỏnh Tụng. Em trai Đàm Thận Huy là Đàm Thận Giản còn đỗ cao hơn anh : năm 34 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống 2 (1499) đời vua Lê Hiến Tông.
Hai con trai của Đàm Thận Huy là Phúc Thiện và Các Trai cũng theo nghiệp cha, đều là Nho sinh trúng thức.
Nền thi thư hiếu học được xây dựng nền tảng từ đây. Từ đời thứ 5 cho đến đời 21, đời nào cũng có nhiều người học giỏi và thành danh, không phải chỉ trong thời bình mà cả trong các thời kỳ loạn lạc, kinh tế rất khó khăn. Thế XVI, dòng họ Đàm Thận có một danh nhân văn hóa nổi bật. Đó là Đàm Công Hiệu: xuất thân là Nho sinh trúng thức, thi đỗ Sĩ vọng, được bổ là Huấn đạo, rồi Tri phủ Thanh Oai. Sau đó Đàm Công Hiệu được tiến cử giữ chức Thị Nội Văn Chức Nhất Phiên, vào giảng sách trong Vương phủ, thăng
bảo rằng : “Thầy với nhà Chỳa đõy , nghĩa bên ngoài là tôi với Chúa, nhưng tình bên trong thật là cha với con. Nhà Chỳa đõy không biết lấy gì đền công thầy dạy bảo được. Ở trong cung thầy muốn lấy gỡ , Chỳa xin biếu” Cụ tìm lời từ chối, Chúa gặng hỏi mãi, cụ mới thưa rằng: “Nhờ ơn tổ tiên nhà, để lại cửa nhà cơ nghiệp đủ dùng, duy tôi chỉ muốn xin Chúa mấy nghìn bộ sách ở kho giảng đường , trước làm của kỷ niệm quý báu cho gia đình, sau truyền lại cho con cháu được học hành rộng thờm”. Chỳa bèn sai người mang về nhà biếu cụ.[68b,45]
Không ham của cải mà đem lòng chuộng sách vở, Đàm Công Hiệu đúng thực là một tấm gương cho con cháu họ Đàm.
Năm Thành Thái thứ 7 (1895), khoa Ất Mùi, Đàm Liêm đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ. Những người dân quanh vùng thường gọi là cụ Nghè Me.
Ở thời hiện đại, dòng họ Đàm Thận vẫn có nhiều người học giỏi và đỗ đạt. Đàm Duy Huyên, không kể con dâu, con rể , đó cú 2 con trai được phong hàm Giáo sư, giữ những cương vị quản lý quan trọng của các trường đại học, như: Đàm Trung Bảo giáo sư – tiến sĩ, chuyên ngành hóa dược trường Đại học dược Hà Nội, đã từng đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm bộ môn. Đàm Trung Đồn: Giáo sư- tiến sĩ, chuyên ngành Vật lý chất rắn, chủ nhiệm bộ môn Vật lý chất rắn.. Đàm Hiếu Nhuệ (Đàm Văn Nhuệ): giáo sư- tiến sĩ, công tác tại trường Đại học kinh tế quốc dân, phó chủ nhiệm bộ môn Kinh tế công nghiệp, khoa Kinh tế công nghiệp, phó chủ nhiệm khoa sau đại học, trưởng khoa Sau đại học- Đại học kinh tế quốc dân. Đàm Thanh Sơn, con ông Đàm Trung Bảo, 15 tuổi đoạt giải nhất kỳ thi Toán Quốc tế lần thứ 25, năm 1984, tổ chức tại Tiệp Khắc, hiện nay đang là Giáo sư trường Đại học Columbia- Mỹ. Đàm Hiếu Chí, con ông Đàm Trung Đồn , đoạt giải 3 kỳ thi Tin học Quốc tế lần 3, năm 1991, tổ chức tại Hy Lạp...
Dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn là dòng họ có nền học vấn cao, không phải chỉ ở thời Lê mà trong suốt các thời kỳ trung đại, cận đại rồi hiện đại ngày nay:
Ở thời kỳ trung đại:
+ Số người đỗ Tiến sĩ (Sĩ vọng) là : 4 +Nho sinh trúng thức là: 31
Ở thời kỳ cận hiện đại:
+Số Tiến sĩ là : 4
+ Số các cử nhân đại học là: 62 .
Truyền thống hiếu học luôn đi đôi với truyền thống khoa bảng. Dòng họ Đàm Thận có nhiều nhân vật đỗ đạt, làm quan. Chức quan thấp nhất là xã trưởng có 6 người. Chức quan cao nhất là Thượng thư cũng có tới 3 vị, trong đú có 2 vị được phong vương là Tiết nghĩa Đại vương Đàm Thận Huy, Quốc sư Đại vương Đàm Công Hiệu. Ngoài ra, từ thời Lê cho đến thời Nguyễn, dòng họ có tới 19 người làm quan từ cửu phẩm trở lên .Ví như: Đàm Tông Di: làm quan Cẩn sự tá lang, tri huyện An Lão (Hải Phòng) ; Đàm Tung: chức Giáo thụ Kinh thư ở Quốc Tử Giám . Năm 1675, được bổ Tri phủ Kiến Xương, Quảng Bình. Đàm Đình Khanh,: đỗ Nho sinh trúng thức năm Giáp Ngọ (1714), được hưởng ấm thụ , bổ chức Tư vụ ở Sảnh Tư vụ bộ Binh, sau thăng Hiến Cung đại phu. Đàm Bỡnh Cách: làm tri phủ Điện Bàn, Đàm Thận Liêm, làm đốc học Khỏnh Hũa, Thanh Hóa…
Dòng họ Đàm Thận nổi tiếng ở Từ Sơn nên trong cuốn Phong thổ Hà Bắc thời Lê [12,52], tác giả viết :
Kẻ Chỏy có lâu đài tướng cũ Phép hay cũn sỏng rủ trăm năm Đến đất Ông Mặc họ Đàm
Thế có nghĩa là đất Ông Mặc là của họ Đàm, nhắc đến Ông Mặc là nhắc đến họ Đàm.
Điều đáng nói là truyền thống hiếu học của dòng họ không phải xuất phát từ mục đích học giỏi để đỗ đạt, làm quan mong cầu phú quý. Đàm Quang Tán đời thứ 6 có nói với con cháu rằng: “ nên rèn luyện tính khí, phải có chí đọc sách, để trước mắt nâng cao được tri thức, để tu thân ”[68b,36] còn việc đỗ đạt làm quan là để rạng danh truyền thống khoa bảng của dòng tộc, cũng là tỏ rõ khí tiết mà thôi. Quan điểm sống này của họ Đàm Thận là thấm nhuần triết lý về đạo làm trai của Nho giáo, là : tu thân , tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Làm đấng nam nhi trên đời , trước hết phải tu thân, sau đó là lo việc nhà, tiếp đó mới là lo việc nước. Gia đình là nền tảng của nước nhà, nhà có nền nếp, vững mạnh thì đất nước mới hùng cường. Cụ Đàm Công Hiệu ở Thăng Long dạy học cho Chúa Trịnh, khi Chúa muốn biếu cụ của cải, cụ không nhận mà chỉ xin một nghìn bộ sách về để cho con cháu học tập. Quả thực là tấm gương quý và ý nghĩa thì vô cùng thâm thúy.
Hiện nay, số cử nhân, tiến sĩ của dòng họ đang ngày càng nhiều hơn. Họ Đàm Thận còn thành lập Quỹ khuyến học và hàng năm, trong ngày giỗ tổ, con cháu lại làm lễ báo công với tổ tiên .
Giáo sư Đặng Vũ Khiờu đó từng đến thăm đền thờ cụ Đàm Thận Huy và tặng đôi câu đối : “Đời đời thao lược đền ơn nước
Lớp lớp khoa danh giữ nghiệp nhà”
Dòng họ Đàm Thận ở thời kỳ nào cũng phát huy được truyền thống hiếu học, khoa bảng vẻ vang. Những người con của dòng họ còn có nhiều đóng góp vào kho tàng văn hóa và lịch sử của dân tộc.