Giải pháp hoàn thiện mô hình bán trú ở các trường tiểu học quận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện mô hình bán trú ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền trong giai đoạn hiện nay (Trang 79)

Quyền thành phô Hải Phòng

3.2.Ị. N h ó m giải pháp vé công tác xây dựng nội dung giảng dạy buổi học th ứ hai trong ngày

3.2.1./. Tiếp tục rà soát và cải tiến chương trình giảng dạy buổi học thứ hai trong ngày phù hợp với tâm Ịý học sinh tiểu học

Hiện nay trên toàn thành phô' Hải Phòng, các trường tiểu học thực hiện quy định môn học, số tiết học của các khối lớp theo hướng dẫn số 914/TH vé việc hướng dẫn thực hiện 2 buổi /ngày và trên 5 buổi /tuần ra ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Theo hướng dản này Sờ Giáo dục và Đào tạo quy định cho các trường tiểu học tổ chức dạy buổi thứ hai trong ngày: dạy môn học nào, dạy mấy tiết cho lớp học trên 5 buổi/tuần

- Môn học là 12 môn học do Bộ Giáo dục và dào tạo quy định, trong đó có môn học tự chọn là ngoại ngữ và tin học. Tuy nhiên, các khối lớp không phải học đu các môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định vào buổi thứ hai trong ngày mà chỉ dạy các môn là: Tiếng viột, toán, tự nhiên xã hội, âm nhạc, mỹ thuật, thủ công. Số tiết học tăng hơn so với các lớp không bán trú được quy định như sau:

* Nếu táng một buổi :

- Với các lớp 1,2: Tăng Tiếng việt 1 tiết; Toán 1 tiết; 1 tiết Mỹ thuật hoặc Hát nhạc luân phicn tuần.

- Với các lớp 3, 4, 5: Nếu không học ngoại ngữ, tin học thì xếp như trên. Nếu học một môn tự chọn thì hai tiết còn lại sẽ dạy một tiết Mỹ thuật hoặc Hát nhạc như trên. Nếu học hai môn tự chọn thì mỗi môn hai tiết.

* Nểu tăng 2 buổi:

- Với các lớp 1, 2: Tăng Tiếng Việt 1 tiết; Toán 1 tiết; Mỹ thuật 1 tiết; Hái nhạc 1 tiết; TNXH 1 tiết; Hoạt động tập thể 2 tiết.

- Với các lớp 3 ,4 , 5:

+ Nếu không học cả hai môn tự chọn thì xếp Tiếng Viêt 1 tiết; Toán 1 tiết; Mỹ thuật 1 tiết; Hát nhạc I tiết; hoạt động tập thể và tự học 3 tiết.

+ Nêu học I trong 2 môn tự chọn thì xếp Tiếng Việt 1 tiết; Toán 1 tiết; Mỹ thuật 1 tiết; Hát nhạc 1 tiết; hoạt động tập thể 1 tiết và tự chọn 2 tiết.

+ Nêu học cá hai môn tự chọn thì xếp Tiếng Việt 1 tiết; Toán 1 tiết; 1 tiết Mỹ thuật hoặc Hát nhạc luân phiên tuần; Ngoại ngữ 2 tiết và Tin học 2 tiết. * Nếu tăng 3 buổi:

- Với các lớp 1, 2: Tăng Tiếng Việt 2 tiết; Toán 2 tiết; Mỹ thuật 1 tiết; Hát nhạc 1 tiết; TNXH 1 tiết; hoạt động tập thể và tự học 3 tiết.

- Với các lớp 3, 4, 5:

+ Nếu không học cả 2 môn tự chọn thì xếp Tiếng Việt 2 tiết; Toán 2 tiết; Mỹ thuật 1 tiết; Hát nhạc 1 tiết; Thủ công (hoặc Kỹ thuật) 1 tiết; hoạt động tập the và tự học 3 tiết.

+ Nếu học 1 ỉrong 2 môn tự chọn thì xếp Tiếng Viột 2 tiết; Toán 2 tiết; Mỹ thuật 1 tiết; Hát nhạc i tiết; hoạt động tập thể 2 tiết và tự chọn 2 tiết.

+• Nếu học cả 2 môn tự chọn thì xếp Tiếng Việt 2 tiết; Toán 2 tiết; Mỹ thuật 1 tiết; Hát nhạc I tiết; Ngoại ngữ 2 tiết và Tin học 2 tiết.

* Nêu táng 4 buổi:

- Lớp 1, 2 bớt 1 tiết tự học

- Lớp 3, 4, 5 Nếu học 2 môn tự chọn bớt 3 tiết tự học. Nếu học i môn tự chọn thì bớt 1 tiết tự học.

Chương trình học các môn được quy định ở trên do các trường tự biên soạn. Như vậy, ngoài chương trình đào tạo do Bô Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo dạy các lớp không ăn bán trú thì Sở Giáo dục và Đào tạo đã có quy định thêm các chương trình học cho các trường tổ chức dạy buổi 2 trong ngày.

Khảo sát ở các trường tiểu học trong quận Ngô Quyển thành phố Hải Phòng cho thấy, trong vòng 2 nảm qua chương trình này đã có được kết quả nhát định, tuy nhiên còn có những mặt hạn chế nếu được đầu tư chính đáng đê chỉnh sửa và hoàn thiện, chương trình này sẽ đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiên nay. Việc chỉnh sửa theo hướng: táng cường thêm thời gian học sinh được vui chơi, hoạt động tập thể, giảm thời gian ngồi học trên lớp ở buổi học thứ hai trong ngày. Tăng cường nội dung hình thành và rèn luyộn kỹ năng sống cho học sinh.

3.2.1.2. Xây dựng nội dung giảng dạy thông qua việc nuôi và nội dung dạy buổi thử hai phù hợp với mô hình bán trú và tâm lý học sinh tiểu học.

Giai đoạn vừa qua, sở Giáo dục và Đào tạo thành phô' Hải Phòng đã có khung chương trình đc các trường tổ chức dạy buổi 2 trong ngày. Chương trình này được xây dạng theo cách tăng số tiết học của một số môn học. Qua đánh giá thực tế sau 2 năm, nhìn chung các trường đả có cơ sờ để tổ chức dạy học sinh học 2 buổi /ngày. Tuy nhiên, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng khi xây dựng chương trình chưa đạt được một số nội dung:

Thứ nhất, chuẩn hoá nội dung, mục tiêu cần đạt được của chương trình. Chưưng trình này gồm 2 loại:

* Chương trình có nội dung: bổ sung nhữnq kiến thức sách giáo khoa cho học sinh:

Nội dung này được nhà trường tổ chức cho học sinh học vào các tiết học trong buổi chiểu. Nội dung giảng dạy, mục tiêu của các tiết học Sơ Giáo dục và Đào lạo không có để cập đến mà các trường tự xây dựng và giảng dạy. Với cách làm này, đã phát huy được sự sáng tạo, chủ động của các trường. Nội dung giảng dạy luôn được điều chỉnh phù hợp với trình độ học sinh của từng ưưừng, từng khu vực lừ đó học sinh nắm vững kiến thức của bài học hơn. Tuy nhiên nội dung giảng dạy của các trường không được thẩm định vể chuẩn kiến thức, vể mục tiêu của bài học, do vậy có sự không đổng đều vể trình độ của học sinh sau khi hoàn thành chương tình tiểu học.

Những nội giảng dạy buổi thứ 2 trong ngày cần điều chỉnh về thời lượng học tập ở trên lớp và thời lượng học sinh hoạt động tập thể và học tập các mổn học năng khiếu. Học sinh đã học 4 tiết học liền nhau vào buổi sáng, buổi chiểu không thê xếp học sinh tiếp tục học 3 tiết liền ở trên lớp để tránh quá tải cho học sinh. Nội dung giáng dạy cần có định hướng về dung lượng kiến thức, định hưtVng về chuán kiến thức và được cơ quan chuyên môn thẩm định trước khi dạy cho học sinh. Cần giao quyền tự chủ cho nhà trường trong việc lựa chọn môn học dạy cho học sinh vào buổi thứ 2 trong ngày theo hướng: có 2 môn phải tổ chức dạy bắt buộc là Toán, Tiếng Viột, các môn học còn lại đo nhà trường lựa chọn. Tăng cường tổ chức các tiết học năng khiếu cho học sinh: Mỹ thật, Hát nhạc, Thể thao, tiếng A n h ... và các hoạt động tập thể.

* Chương tình cố nội dung: Hình thành kỹ nâng sống cho học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc hình thành và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phải được bắt đầu từ nhỏ và được tiến hành thường xuyên, ở nhà trường, ở gia đình và xã hội. Điều 3 cùa Luật giáo dục nước ta đã chỉ rõ: “Tính chất, nguyên lý giáo dục: hoạt động giáo dục phải dược thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao đông sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Cũng tại Luật giáo dục, điều 2 quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam

phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khoe, thẩm mỹ và nghể nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bổi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” .

Việc rèn luyện kỹ năng, thói quen sống tốt cho học sinh thông qua việc nuôi bán trú cần được chỉ đạo thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mô hình bán trú rất thuận lợi đê nhà trường làm tốt việc này vì:

- Hoạt động: học, ăn, ngủ, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt vui chơi của học sinh là 5 hoạt động cơ bản của xã hội thu nhỏ. Cả 5 hoạt động này đều được tổ chức irong mô hình bán trú.

- Học sinh nếu chỉ học 1 buổi trong ngày thì thời gian ở trường ỉà 5 giờ ( từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa ), nhưng nếu học bán trú thì thời gian ở trường là

11 giờ ( từ 7 giờ đến 17 giờ ). Đây là lượng thời gian lý tưởng để tiến hành các hoạt động giáo dục trong nhà truờng.

- Các hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường nên có môi trườne giáo dục tốt, học sinh được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn hè cùng trường, cảnh quan sạch sẽ và phương pháp giáo dục tốt nhất.

Một số kỹ năng, thổi quen ròn luyện cho học sinh bán trú:

- Kỹ năng thói quen tự học: Đó là kỹ năng, thói quen rất quan trọng của học sinh, nó là cơ sờ hình thành năng lực , khả nãng làm việc độc lập sau này. Đối với học sinh tiểu học, giáo viên hướng dẫn cho các em tự đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, bài đọc thêm, tra từ điển, trao đổi nhóm, tóm tắt đề bài, tóm tắt những nội dung cần giải quyết với những dữ liệu đã cho, tìm những bước đi nhanh, gọn, chính xác để giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng, thói quen thực hiện nền nếp trong sinh hoạt tập thể, trong học tập. Đó là thói quen xếp hàns trật tự, không chen lấn, nô đùa, thói quen đi ngủ và ngủ dạy đúng giờ. Biết giữ trật tự khi mọi người dang ngủ, đang ăn, đang h ọ c ... Biết tự mình phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp, giữ vệ sinh chung.

- Kỹ năng, thói quen giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi ăn xong, sau khi di vệ sinh, khi tay bẩn. Giữ vệ sinh răng, miệng, ngồi học đúng tư thế.

- Kỹ năng, thói quen các hành vi văn hóa trong giao tiếp, trong khi ăn, trong khi đi ngủ, khi học bài. Chào hỏi người lớn tuổi, các bạn, tôn trọng mọi người. Không nói chuyện, nô đùa khi ăn, ăn gọn gàng khổng rơi vãi, khồng làm ảnh hưởng đến người xung quanh, ngồi ăn và ãn chậm, nhai kỹ, không làm đổ thức ăn... Thông qua việc tổ chức ăn, ngủ, học cho học sinh chúng ta hình thành thói quen cho tất cả học sinh phải cùng hoạt động theo một mục đích tốt đẹp. Hai vếu tố quan trọng của tập thể có ý nghĩa giáo dục lớn là chế độ sinh hoạt và dư luận tập thể. Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý, với kỷ luật tập thể nghiêm, hoạt động có k ế hoạch, có tổ chức và nền nếp tạo nên thói quen sống có vãn hoá, hình thành ý chí và nghị lực. Dư luận tập thể lành mạnh luôn trợ giúp con người nhận thức những điểu tốt đẹp, điều chỉnh hành vi cuộc sống có vãn hóa. Trong cuộc sống tập thể, cá nhân cùng nhau hoạt động, tinh thần đoàn kết, tinh thần thân ái, tính hợp tác cộng đồng được hình thành, đó là những phẩm chất quan trọng của nhân cách. Trong sinh hoạt tập thể, một mặt các cá nhân học sinh tác động lẫn nhau, mặt khác là sự tác động của các thầy cỏ giáo qua tập thế tạo thành tác động tổng hợp có tác dụng rất lớn. Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục con người, tổ chức tốt các hoạt động tập thế là con đường giáo dục đúng đắn.

- Kv năng, thói quen sáng tạo, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức kỷ luật... được hình thành thông qua các hình thức hoạt động vui chơi, giải trí. Thông qua đó học sinh cũng được tăng cường sức khỏe, tính dẻo dai, bền bỉ. Trẻ em được vui chơi như thế nào thì lớn lên sẽ phát triển như thế. Vì vậy, các trường cần tổ chức nhiều trò chơi và lôi cuốn nhiều học sinh tham gia.

Thứ hai, khung chương trình đào tạo cần được cụ thể theo chuẩn:

- Cơ cấu và khối lượna: kiến thức, kỹ năng phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Việc dạy kiến thức văn hoá cần xen kẽ với việc dạy kỹ năng

sóng cho học sinh thòng qua các hoạt đông vui chơi, hoạt động tập thể, thể th a o ...

- Hoàn thành bài tập ngay tại trường, không cho bài tập vẻ nhà. Quan tâm đến việc dạy tin học, ngoại ngữ.

- Trong khuôn khổ thời lượng dành cho kiến thức lịch sử, địa lý, lựa chọn và bò trí giáng dạy lịch sử, địa lý địa phương phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học.

- Có tổng thời lượng và tỷ lệ phân bổ thời lượng học tập trên lớp và tự học, vui chơi, thảo luận, thực hành phù hợp với lứa tuổi của cấp học.

Với khung chương trình và mục tiêu cần đạt được của việc dạy học sinh tiểu học thông qua việc nuôi, ờ cấp quận tổ chức biên soạn, xây dựng chương irình giàng dạy cho giáo viên, nhân viên nuôi bán trú. Việc tổ chức biên soạn, xây dựng chươn trình giảng dạy được tiến hành theo các bước sau:

Bước ỉ : Xác định thời lượng và mục tiêu cần đạt được của chương trình.

Bước 2: Thành lạp các nhóm chuyên gia biên soạn trong đó thành phần gồm các giáo viên giỏi, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ở năm khu vực: Khối 1, Khối 2, Khối 3, Khối 4, Khối 5.

Bước 3: Tập huấn cho các chuyên gia biên soạn chương trình.

Bước 4: Tổ chức hội thảo khoa học lấy ý kiến xây dựng chương trình. Lắng nghe đảc biột ý kiến của các quận, huyôn khác nhau và các nhà giáo đã giảng dạy lâu nãm.

Bước 5: Láy ý kiến góp ý cúa Sớ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 6: Hội đồng chuyên môn cấp quận thẩm định, bổ sung hoàn chỉnh chương trình theo yêu cầu.

Đế xem xét một chương trình đào tạo có đạt chất lượng hay không, một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình là tổ chức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Các nội dưng cơ bản của kiểm định chất lượng chương trình đào tạo gồm: ( 1 ). Đánh giá mục tiêu và kết quả dự kiến của chương trình đào tạo.

(2). Đánh giá khâu thiết kế chương trình xem có đảm bảo các nguyên tắc đã nêu chưa.

(3). Đánh giá cấu trúc chương trình có thỏa mãn 4 yếu tố: - Tính hệ thống cùa cả cấp học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tính phù hợp của nội dung với mục tiêu đào tạo.

- C á c h thức triển khai đ à o tạo.

- Đánh giá kết quả đào tạo.

(4). Đánh giá quá trình triển khai thực hiộn chương trình. (5). Đánh giá sản phẩm đào tạo của chương trình.

Theo nội dung của tập bài giảng: Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục của giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đức Chính, các nội dung cơ bản đánh giá chương trình một môn học:

(1). Cơ sở để đánh giá.

(2). Mục tiêu mòn học thỏa mãn 4 yếu tố: - Mục tiêu chính của môn học.

- Mức đồ khả thi, hiện thực của mục tiêu.

- Các mục tiêu hỗ trợ ròn luyện những năng lực cần thiết cho học sinh sau này.

- Các mục tiêu hỗ trợ rèn luyộn kỹ năng sống cho học sinh. (3). Nội dung thỏa mãn 6 yếu tố:

- Nhừng nội dung môn học đáp ứng được các mục tiêu.

- Những phần khác nhau của nội dung liên quan đến mục tiêu như thế nào?

- Nội dung môn học được sắp xếp như thế nào?

- Sự liên kết các phần của một nội dung môn học như thế nào? - Những nội dung môn học có phù hợp với cuộc sống hiện tại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện mô hình bán trú ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền trong giai đoạn hiện nay (Trang 79)