- Dạng nói, gồm các kiểu : đối thoại, độc thoại và đàm thoại (qua các ph-ơng tiện nghe nhìn).
- Dạng lời nói bên trong, gồm các kiểu :
+ Độc thoại nội tâm : là tự mình nói với mình nh-ng không phát ra thành tiếng.
+ Đối thoại nội tâm : tự t-ởng t-ợng ra một ng-ời nào đó đang trò chuyện với mình, đối đáp nh- một cuộc thoại.
+ Dòng tâm sự : là những suy nghĩ bên trong thành một chuỗi mạch lạc, trong đó có thể có cả đối thoại và độc thoại nội tâm.
II. Rèn kĩ năng
1. Thể hiện đúng giọng điệu các đoạn ghi chép.
đối thoại trong đoạn văn, cần nắm đ-ợc nội dung của toàn đoạn. Đặc biệt, cần nắm đ-ợc diễn biến, sự phát triển và sự thoái trào của đoạn truyện (câu chuyện giao tiếp hàng ngày). Lời gọi đầu tiên có tính chất bình th-ờng rồi nó đ-ợc tăng lên (khi Lan và Hùng gào lên) và bắt đầu giảm xuống khi H-ơng xuất hiện.
2. Trong hoạt động giao tiếp, th-ờng ng-ời ta nói ra những điều mà mình nghĩ. Nh-ng không phải bao giờ suy nghĩ bên trong và lời nói ra cũng đồng nhất với nhau. Suy nghĩ và lời nói không thống nhất xảy ra trong tr-ờng hợp ng-ời nói chủ động nói ra những điều không thật hay hoàn cảnh nói không cho phép thông tin đ-ợc nói ra ngay lúc ấy (Bác sĩ nói với bệnh nhân về tình trạng bệnh tật, thông tin về cái chết...). Còn rất nhiều điều khác tác động đến việc ng-ời ta có nói thật lòng mình hay không.
Câu châm ngôn: Hãy uốn l-ỡi bảy lần tr-ớc khi nói là lời khuyên hãy suy nghĩ kĩ càng tr-ớc khi nói ra những điều mà mình mong muốn. Câu châm ngôn còn nhắc nhở ta về cách nói, nghĩa là phải nói nh- thế nào cho đúng, cho khéo, cho phù hợp với lòng ng-ời.
Có những lời khen nh-ng lại khiến ng-ời khác không đồng ý. Có những lời góp ý (thậm chí chê bai) mà ng-ời khác vẫn bằng lòng. Tất cả những điều ấy có khi không nằm ở phần thông tin mà nằm ở cách nói. Một lời khen vụng về, lộ liễu sẽ có thể khiến ng-ời khác phật lòng. Nh-ng một lời góp ý chân thành khéo léo lại giúp tình bạn, tình đồng nghiệp... của chúng ta thêm bền chặt. Dân gian ta từng khuyên nhủ và nhắc nhở chúng ta: Lời nói không quan trọng bằng cách nói, của cho không quan trọng bằng cách cho, nghĩa là từ lời nói đến hành vi nói năng còn có một khoảng cách nữa. Lời nói cũng là một nghệ thuật. Chính vì thế mà mới cần "học ăn, học nói, học gói, học mở".
3. - Về câu ca dao :
Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đây là một lời khuyên của nhân dân ta về cách thức nói năng. Lời nói tuy "chẳng mất tiền mua" nh-ng không phải cứ nói tùy tiện theo suy nghĩ và theo ý thích. Từ ngữ và ngữ pháp của tiếng Việt ta vô cùng phong phú cũng bởi vậy mà cùng một lời nói có thể có nhiều cách nói khác nhau. Lựa chọn cách nào để nói khiến ng-ời nghe đ-ợc "vừa lòng" là điều ai cũng cần phải l-u tâm. Khi nói,
chúng ta phải quan tâm đến hoàn cảnh, đến thứ bậc của mình và ng-ời nghe, đến mục đích của cuộc giao tiếp... cónh-vậy "lời nói" của chúng ta mới đạt đ-ợc hiệu quả giao tiếp nh- mong muốn. Tuy nhiên, làm "vừa lòng nhau" cũng phải tùy từng hoàn cảnh. Nếu cứ làm "vừa lòng nhau" một chiều, thì không khác gì những ng-ời hay xu nịnh, thích vuốt ve. Lời nói thẳng th-ờng đơn giản và hiệu quả, tuy không phải lúc nào cũng làm vừa lòng của ng-ời nghe.
- Về câu ca dao :
Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, ng-ời ngoan thử lời.
Đây là một kinh nghiệm sống. Trong cuộc sống, có nhiều tiêu chuẩn đ-ợc đ-a ra để đánh giá một con ng-ời. Một trong những tiêu chí ấy là lời ăn tiếng nói. Ng- -ời "ngoan" là ng-ời biết ăn nói khiêm nh-ờng, nhã nhặn, biết "kính trên nh-ờng d-ới"
4. Trong đoạn trích từ truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ, ngôn ngữ sinh hoạt đ-ợc biểu hiện ở dạng lời nói của nhân vật. Lời nói nghệ thuật của nhân vật ở đây thực chất là một hình thức mô phỏng, bắt ch-ớc lời thoại tự nhiên những đã đ-ợc sáng tạo và cải biến. Những “dấu hiệu” của lời nói tự nhiên trong lời của nhân vật là :
- Những yếu tố d- có tính chất đ-a đẩy nhằm tạo ra sự sồng sã và thân mật:
xong chuyện, gì hết, chẳng qua, ngặt tôi,…
- Những từ ngữ địa phương nhằm tạo ra nét “đặc trưng Nam Bộ” cho tác phẩm nh- : r-ợt (đuổi) ng-ời, cực (phiền, đau) lòng, phú quới (phú quý)…
Sự xuất hiện của các yếu tố ngôn ngữ mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn văn này không phải là một sự ngẫu nhiên. Sự xuất hiện ấy rõ ràng có tính chất khắc họa thêm tính cách của nhân vật (sự hoà nhập và mong muốn đ-ợc tiêu diệt đàn cá sấu hung dữ nhằm bảo vệ sự bình yên của mọi ng-ời). Bên cạnh đó sự xuất hiện của các yếu tố ngôn ngữ này (như đã nói) nhằm tạo ra “màu sắc Nam Bộ” cho tác phẩm. Nó là một cách để nhà văn khơi gợi trí tò mò và sự thích thú của ng-ời đọc sách.
Bài 13 Tỏ lòng (Thuật hoài) Phạm Ngũ Lão I. Kiến thức cơ bản 1. Hào khí Đông A
Hào khí Đông A là hào khí đời Trần (chữ Đông và chữ A trong tiếng Hán ghép lại thành chữ Trần). Cụm thuật ngữ này từ lâu đã đ-ợc dùng để chỉ cái không khí oai hùng, hào sảng của thời Trần (thời kì mà chúng ta có những chiến công lừng lẫy khi cả ba lần đều đánh tan sự xâm l-ợc của giặc Nguyên- Mông).
Hào khí Đông A là chỉ cái khí thế hừng hực của niềm vui chiến thắng, chỉ cái khát khao mang tính thời đại mà ở đó ai ai cũng muốn góp sức dựng xây hay dang tay bảo vệ cho sự vững bền mãi mãi của non sông đất n-ớc mình.
Hào khí Đông A từ xã hội đi vào thơ văn trở thành sự kết tinh cho những biểu hiện cao đẹp của lòng yêu n-ớc. Có không ít tác phẩm nổi tiếng mang hơi thở của Hào khí Đông A : Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lao, Tụng giá hoàn kinh s-
(Phò giá về kinh) của Trần Quang Khải, Hịch t-ớng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn,…
2. Tỏ lòng là một bài thơ ngắn nh-ng lại mang đậm dấu ấn của cả một thời (dấu ấn về âm h-ởng của hào khí Đông A). Bài thơ là một bức tranh kì vĩ, hoành tráng bởi vẻ đẹp của hình t-ợng ng-ời anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí t-ởng và nhân cách lớn lao. Bài thơ cũng là vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng mang tinh thần quyết chiến và quyết thắng.
II. Rèn kĩ năng
1. So sánh câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch, ta thấy hai từ "múa giáo" ch-a thể hiện đ-ợc hết ý nghĩa của hai từ "hoành sóc". "Hoành sóc" là cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông. Từ ý nghĩa lẫn âm h-ởng, từ "hoành sóc" đều tạo ra cảm giác kì vĩ và lớn lao hơn.
Trong câu thơ đầu này, con ng-ời xuất hiện trong bối cảnh không gian và thời gian đều rộng lớn. Không gian mở theo chiều rộng của núi sông và mở lên theo chiều cao của sao Ng-u thăm thẳm. Thời gian không phải đo bằng ngày bằng tháng mà đo bằng năm, không phải mới một năm mà đã mấy năm rồi (cáp
kỉ thu). Con ng-ời cầm cây tr-ờng giáo (cũng đo bằng chiều ngang của non sông), lại đ-ợc đặt trong một không gian, thời gian nh- thế thì thật là kì vĩ. Con ng-ời hiên ngang ấy mang tầm vóc của con ng-ời vũ trụ, non sông.
2. Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có hai cách hiểu : Thứ nhất, ta có thể hiểu là “ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Nhưng cũng có thể giải thích theo cách khác, với cách hiểu là: Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ng-u. Có thể nói quân đội nhà Trần mạnh cả về trí và lực, không những nó có đ-ợc đầy đủ binh hùng t-ớng mạnh mà còn có những vị đại t-ớng quân trí dũng song toàn (nh-: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật…). Vì thế thật không quá khoa tr-ơng khi nói: cái khí thế ấy đúng là đủ sức làm đổi thay trời đất.
3. Tỏ lòng là bài thơ nói chí. Đó là cái chí của những bậc nam nhi trong thiên hạ. Chính vì thế, món "nợ công danh" mà nhà thơ nói đến ở đây vừa là khát vọng lập công, lập danh (mong để lại tiếng thơm, sự nghiệp cho đời) vừa có ý "ch-a hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với n-ớc". Theo quan niệm lí t-ởng của trang nam nhi thời phong kiến thì công danh đ-ợc coi là một món nợ đời phải trả. Trả xong nợ công danh mới hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với n-ớc. ở phần cuối của bài thơ, tác giả vẫn "thẹn" vì mình cha đ-ợc nh- Vũ Hầu Gia Cát L-ợng, nghĩa là vẫn muốn lập công lập danh để giúp n-ớc giúp đời.
4. Trong câu thơ cuối, nỗi "thẹn" đã thể hiện vẻ đẹp nhân cách của ng-ời anh hùng. Phạm Ngũ Lão "thẹn" vì ch-a có đ-ợc tài năng m-u l-ợc nh- Vũ Hầu Gia Cát L-ợng (Khổng Minh - đời Hán) để giúp dân cứu n-ớc, thẹn vì trí và lực của mình thì có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất n-ớc còn quá bộn bề. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão cũng là những day dứt của Nguyễn Trãi hay của Nguyễn Khuyến sau này. Đó là những nỗi thẹn có giá trị nhân cách - nỗi thẹn của những con ng-ời có trách nhiệm với đất n-ớc, non sông.
5. Ng-ời x-a nói "Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách". Câu nói ấy quả rất đúng với tinh thần của bài thơ "Tỏ lòng". Đọc những dòng thơ hào hùng khí thế, ta có thể cảm nhận rât rõ vẻ đẹp sức vóc và ý chí của những trang nam nhi thời đại nhà Trần. Âm h-ởng anh hùng ca của thời đại do những con ng-ời ấy tạo nên và cũng chính âm h-ởng ấy tôn lên vẻ đẹp anh hùng của họ. Họ đã từ bỏ lối sống tầm th-ờng, ích kỉ, để sẵn sàng chiến đấu và hy sinh cho sự nghiệp cứu n-ớc, cứu dân. Tinh thần và ý chí ngoan c-ờng của những con ng-ời ấy sẽ vẫn mãi là lí t-ởng cho nghị lực và sự phấn đấu của tuổi trẻ hôm nay và mai sau.