HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒCHÍ MINH, TU DƯỠNG VÀ RÈN LUYỆN TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Giáo dục chính trị (Trang 74)

MINH, TU DƯỠNG VÀ RÈN LUYỆN TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT

1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam, quyết tâm phấn đấu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đối với học sinh TCCN, việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tu dưỡng và rèn luyện trở thành người công dân tốt, người lao động tốt là nghĩa vụ và trách nhiệm. “mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh”29.

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp trong đó có trung cấp chuyên nghiệp là nhằm đào tạo người lao động không chỉ có kiến thức và kỹ năng thực hành một nghề nhất định mà còn có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, tạo ra những người lao động tốt, những công dân tốt cho xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ mục đích của việc học là để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đồng thời yêu cầu người học trong đó có học sinh phải nâng cao ý thức trách nhiệm 27Bộ luật lao động, (Đã được sửa đổi, bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức, 2010, trang 38.

28Bộ luật lao động, Sđd, trang 3.

trước nhân dân, đất nước, không ngừng rèn luyện đạo đức, lối sống, hình thành những con người vừa hồng vừa chuyên, kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân.

Để có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, đáp ứng được yêu cầu của công việc sau khi tốt nghiệp trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đòi hỏi học sinh TCCN ngay trong quá trình đào tạo phải chú trọng tu dưỡng, rèn luyện về kỹ năng tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, hình thành các phẩm chất của người lao động Việt Nam trong thời kỳ mới.

Lứa tuổi 18- 20 có những biến đổi quan trọng về tâm, sinh lý, tâm lý thanh niên và người trưởng thành dần hình thành. Đồng thời vào học bậc TCCN là chuyển sang một môi trường sinh hoạt, học tập mới, đa số học sinh chuyển từ cuộc sống với gia đình trước đây sang sống độc lập. Hoàn cảnh sống thay đổi đòi hỏi lập trường tư tưởng, bản lĩnh cá nhân phải được vững vàng, ổn định hơn.

Trở thành người công dân tốt, người lao động tốt còn là nguyện vọng của mỗi người trong xã hội, đồng thời cũng là niềm mong mỏi của các bậc cha mẹ, ông bà đối với mỗi người con, cháu trong gia đình. Và, người công dân tốt, người lao động tốt không phải bỗng nhiên mà có, cũng không phải “nhất thành bất biến”, mỗi người phải tu dưỡng và rèn luyện trong suốt quá trình học tập và làm việc của mình.

Trong tình hình hiện nay khi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa được khắc phục hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực tới sự hình thành đạo đức, nhân cách của thanh niên, học sinh càng làm cho việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống trở nên cấp thiết.

Từ tháng 11- 2006 đến nay, Đảng ta đã và đang tiếp tục tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với mục đích làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay là phải “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”30.

Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần được vận dụng cho phù hợp với điều kiện sống và làm việc của mỗi người, trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập và làm việc hàng ngày của mỗi người.

2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

2.1. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân và truyền thống nhân ái của con người Việt Nam

- Phát huy truyền thống yêu nước,“trung với nước, hiếu với dân” - Phát huy truyền thống nhân ái của con người Việt Nam mới

2.2. Rèn luyện phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và có tinh thần quốc tế trong sáng

- Rèn luyện phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” - Có tinh thần quốc tế trong sáng

30 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, HàNội, 2011, trang 216. Nội, 2011, trang 216.

Học sinh TCCN nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc thực hiện đường lối đối ngoại trong giai đoạn hiện nay là “độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”31, thấy được nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay là “giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”32.

Xây dựng lòng tự hào dân tộc chân chính đi đôi với tôn trọng các dân tộc khác. Chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vị kỷ, chỉ biết lợi ích dân tộc mình, coi thường, khinh bỉ hoặc căm ghét dân tộc khác. Biết lên án các cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa, chống lại sự can thiệp thô bạo từ bên ngoài vào công việc nội bộ của mỗi nước bất chấp Hiến chương Liên hiệp quốc và các công ước quốc tế.

Xây dựng tình đoàn kết, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế. Tuỳ theo khả năng, điều kiện mà có những đóng góp ủng hộ về vật chất giúp đỡ nhân dân các nước bị thiên tai, khó khăn qua các phong trào do nhà trường và các tổ chức, đoàn thể trong nước phát động.

Nâng cao nhận thức về bản chất của chủ nghĩa tư bản, về bạn và về thù, về đối tác và đối tượng trong giai đoạn hiện nay. Chống tâm lý tự ti dân tộc, tâm lý sùng ngoại, sính ngoại.

3. Một số lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh, sinh viên

“ Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”33.

“1. Phải siêng học; 2. Phải giữ sạch sẽ; 3. Phải giữ kỷ luật; 4. Phải làm theo đời sống mới; 5. Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ anh em”34.

“- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh. Thật thà, dũng cảm”35.

“- Yêu Tổ quốc: cái gì trái với quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta kiên quyết chống lại. Yêu nhân dân: việc gì hay người nào phạm đến lợi ích chung của nhân dân, chúng ta kiên quyết chống lại. Yêu lao động: ai khinh rẻ lao động, chúng ta kiên quyết chống lại. Yêu khoa học: cái gì trái với khoa học, chúng ta kiên quyết chống lại. Yêu đạo đức: chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm; xoá bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động”36.

“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho

31 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, HàNội, 2011, trang 235 - 236. Nội, 2011, trang 235 - 236.

32 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, HàNội, 2011, trang 236. Nội, 2011, trang 236.

33 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 32-33.

34 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 421.

35 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 10, trang 356-357.

xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”37

--- MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: NHẬP MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ 1

CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Giáo dục chính trị (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w