CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀPHÁT TRIỂN TƯTƯỞNG HỒCHÍ MINH

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Giáo dục chính trị (Trang 30)

I. CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍMINH MINH

1. Khái niệm tưởng Hồ Chí Minh

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh lần đầu tiên được sử dụng trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) và ngày càng được xác định rõ hơn.

Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) viết: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi "(1).

2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1. Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàn cảnh xã hội Việt Nam

Nguyễn Sinh Cung - tên lúc nhỏ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra khi dân tộc Việt Nam đang dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều mâu thuẫn và nhu cầu phát triển mới. Trong những năm cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp phát triển mạnh trong cả nước.

+ Những phong trào theo hệ tư tưởng phong kiến: Các cuộc khởi nghĩa do các văn thân, sĩ phu, phong kiến đã nổ ra liên tục, nhưng đều thất bại. Ý thức hệ tư tưởng phong kiến thể hiện rõ hạn chế của mình trước yêu cầu lịch sử đất nước.

+ Những phong trào theo hệ tư tưởng tư sản: Bước sang đầu thế kỷ XX các “tân thư”, “tân văn”, “tân báo” và những ảnh hưởng trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam, phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang khuynh hướng dân chủ tư (1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 88.

sản. Song lần lượt bị dập tắt do sự bất lực của ý thức hệ của các lãnh tụ tư sản, chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn nên không lôi kéo được đông đảo quần chúng yêu nước tham gia.

Yêu cầu có đường lối mới, giai cấp mới cho phong trào cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam trở nên cấp thiết.

- Hoàn cảnh gia đình, quê hương

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình trí thức phong kiến yêu nước, quê giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn Tất Thành trong quá trình hình thành nhân cách và bản lĩnh, để sau này, khi bắt gặp tư tưởng mới của thời đại, chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong quan điểm, đường lối chính trị của mình.

- Điều kiện thời đại

+ Đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược các dân tộc trên thế giới, xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới.

+ Nhiều mâu thuẫn mới của thời đại xuất hiện

+ Phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục.

+ Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người, Chính cuộc cách mạng này đã làm “thức tỉnh các dân tộc Châu Á”,

+ Tháng 7-1920, Người được tiếp cận với “sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” người đã thấy những điều mình nung nấu bấy lâu nay. Người đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc, từ đó Người tin tưởng theo Lênin, tán thành quốc tế III.

Từ những nhận thức cực kỳ quan trọng này, cuối tháng 12-1920, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp, họp tại thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III. Người trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Tóm lại, hoàn cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận động, phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX; là sự gặp gỡ giữa trí tuệ mẫn cảm, thiên tài của Hồ Chí Minh với trí tuệ thời đại, chủ nghĩa Mác - Lênin, đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2. Những tiền đề tư tưởng - lý luận - Các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam

Trong mấy nghìn năm phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức quý báu, trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận đầu tiên góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Những giá trị đó là:

+ Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. + Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái.

+ Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn gian khổ.

+ Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoá văn hoá bên ngoài, làm giàu cho văn hoá Việt Nam.

- Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại + Tinh hoa văn hoá phương Đông

Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo, đồng thời Người cũng chỉ ra được những mặt hạn chế của Nho giáo cần phải được khắc phục: như trói buộc con người, trọng

Nam, khinh Nữ…

Về Phật giáo: Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới nó du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Hồ Chí Minh đã kế thừa và chọn lọc những tư tưởng hết sức có giá trị của Phật giáo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người tìm hiểu kế thừa những tư tưởng trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn vì thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện của nước ta”. (Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Chúng ta còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử trong các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh.

+ Tư tưởng và văn hoá phương Tây

Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hóa và cách mạng phương Tây như: Tư tưởng tự do bình đẳng, bác ái, qua các tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp như: Vônte, Mông tét ki ơ, Rutxô.

Những giá trị trong “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của đại cách mạng Pháp 1791.

Những tư tưởng về dân chủ, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của

“Tuyên ngôn độc lập” ở Mỹ 1776.

Ngoài ra trong quá trình bôn ba ở các nước phương Tây, Hồ Chí Minh còn tiếp thu được nhiều giá trị khác như cách nghĩ, cách tư duy, lối sống, phương pháp ứng xử…tất cả được hun đúc để tạo thành một giá trị bất hủ trong tư tưởng của Người.

- Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận chủ yếu

Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản là kết quả của sự tác động biện chứng giữa mối quan hệ cá nhân với dân tộc và thời đại trong con người Hồ Chí Minh. Nhờ phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã hấp thụ những yếu tố tích cực, kết hợp chặt chẽ những yếu tố ấy để chuyển hoá và tạo nên hệ tư tưởng của mình.

Vì vậy, có thể nói: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin ở thời đại các dân tộc áp bức vùng lên giành độc lập, tự do và xây dựng xã hội mới. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở một số điểm dưới đây:

Với tư duy hành động, Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin là do yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, đó là con đường cứu nước, giành độc lập dân tộc

KL: Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc tư tưởng chủ yếu nhất góp phần hình thành nên tư tưởng HCM, tư tưởng HCM là thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin.

2.3. Các phẩm chất, năng lực của Hồ Chí Minh

Nhân tố chủ quan có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên tư tưởng của một cá nhân. Về mặt chủ quan, Hồ Chí Minh có những phẩm chất đạo đức, khả năng tư duy, năng lực hoạt động thực tiễn và phương pháp, phong cách đặc biệt nổi bật. Bản thân Hồ Chí Minh là người tự chủ, sáng tạo, độc lập trong tư duy;

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hoá sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng.

Khi HCM ở tuổi 33, nhà báo Liên Xô Manđenxtam khi tiếp xúc với Người đã viết: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai

3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

3.1. Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước (1890-1911)

- Đây là giai đoạn Người tiếp nhận truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của gia đình, quê hương, dân tộc, hấp thụ vốn văn hoá Quốc học, Hán học, bước đầu tiếp xúc với văn hoá

phương Tây, chứng kiến cuộc sống khổ cực, điêu đứng của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, hình thành hoài bão cứu nước, chứng kiến sự thất bại của các con đường cứu nước lúc bấy giờ, từ đó, Người đã nhận thức được phải tìm ra một hướng đi mới, một hướng đi đúng đắn để tới thành công.

Bằng sự nhạy cảm Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra những hạn chế của người đi trước, người nhận ra rằng không thể cứu nước theo con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám. Nguyễn Ái Quốc đã tự định ra cho mình một hướng đi mới đó là ra nước ngoài tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa tư bản, sau khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình.

3.2. Thời kỳ tìm được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản (1911-1920)

- Đây là thời kỳ Nguyễn Tất Thành bôn ba khắp các châu lục để tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức.

- Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, - Năm 1920, được tiếp xúc với Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Người biểu quyết tán thành đứng về quốc tế III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn ái Quốc.

3.3. Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921-1930)

Thời kỳ hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn hết sức phong phú của Nguyễn Ái Quốc diễn ra ở một số quốc gia như:

- Pháp (1921-1923) Người hoạt động trong Ban nghiên cứu thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria…

- Liên Xô (1923 – 1924) Dự đại hội Quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, học tại trường Đại học phương Đông…

- Trung Quốc (1924 – 1927) Tổ chức hội Việt Nam thanh niên cách mạng, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước hoạt động,

Thời kỳ này, Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm quan trọng như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Cách Mệnh (1927), Chánh cương vắn tắt, chương trình tóm tắt và điều lệ vắn tắt của Đảng (1930)… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản.

3.4. Thời kỳ vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng (1930-1945) Trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn, không được đánh giá đúng, có khi bị hiểu sai, nhưng Người vẫn kiên trì quan điểm về con đường cứu nước đã chọn.

Từ năm 1941 Nguyễn Ái Quốc đã về nước và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5/1941). Người khẳng định trong lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên trên hết. Hội nghị Trung ương lần thứ VIII là Hội nghị đánh dấu sự hoàn chỉnh bước chuyển hướng chiến lược đúng đắn, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Từ những tư tưởng, đường lối đúng đắn của Người đã đưa đến sự thắng lợi đầu tiên cho cách mạng Việt Nam. Đó là thắng lợi rực rỡ của cách mạng tháng 8/1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

3.5. Thời kỳ phát triển và hoàn thiện tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1945-1969) Đây là thời kỳ mà Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân mà đỉnh cao

là chiến thắng Điện Biên phủ; tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Trước khi qua đời Hồ Chí Minh đã để lại di chúc thiêng liêng. Di chúc đã tổng kết sâu sắc những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng vạch ra những định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước và dân tộc sau khi kháng chiến thắng lợi

Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trên cơ sở khoa học và cách mạng, có quá trình trưởng thành liên tục trong đấu tranh cách mạng chống kẻ thù, chống nhận thức chưa phù hợp giữa trong nước và quốc tế về cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là ngọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do,vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Giáo dục chính trị (Trang 30)