Nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo ngắn hạn của viện nghiên cứu y học Đinh Tiên Hoàng (Trang 29)

trọng nhất trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Đời sống ngày một cải thiện, nhu cầu của khách hàng sẽ ngày một tăng cao đồng nghĩa với việc thị trường mở rộng hơn, doanh nghiệp sẽ có dịp phân khúc và tiếp cận nhiều thị trường mục tiêu. Môi trường kinh tế phát triển tạo ra không ít những thuận lợi, những cơ hội mới cho doanh nghiệp, ngoài ra những thách thức, cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng giúp cho doanh nghiệp tự hoàn thiện bản than và nâng cao hơn nữa chất lượng

sản phẩm, dịch vụ

Chạy đua không khoan nhượng đối với tất cả các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp nước ngoài cũng như doanh nghiệp ở trong nước. Và ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ổn định , tâm lý người dân hoang mang, sức mua của người dân giảm sút , khách hàng sẽ khắt khe, kĩ tính hơn trước những quyết định của mình.

Các yếu tố của nhân tố kinh tế như tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát tỷ giá hối đoái... cũng tác động đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Nhân tố chính trị và pháp luật.

Chính trị và pháp luật có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, nhất là đối với những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là trong nước hay nước ngoài.

Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có một nền kinh tế ổn định, phát triển thực sự lâu dài và lành mạnh. Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Mỗi thị trường đều có hệ thống pháp luật riêng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.Nền kinh tế ở Việt Nam được cho là một trong những nền kinh tế ổn định và khá an toàn đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời đại kinh tế hội nhập, mở cửa nhu cầu trao đổi, tích lũy kiến thức sẽ ngày càng tăng cao. Việc đáp ứng nhu cầu học hỏi sâu rộng sẽ là môi trường tiềm năng, tuy nhiên sẽ đi kèm với sự cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoàiVì vậy, các doanh nghiệp luôn luôn cần một nền kinh tế ổn định một môi trường pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức ... trong nền kinh tế. Khuyến khích phát triển, tham gioa khả năng cạnh tranh.

Nhân tố xã hội :

Nhân tố xã hội thường biến đổi hoặc thay đổi dần dần theo thời gian nên đôi khi khó nhận biết nhưng lại qui định các đặc tính của thị trường mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tính đến khi tham gia vào thị trường đó cho dù có muốn sống hay không. Nhân tố xã hội có thể bao gồm:

-Lối sống, phong tục, tập quán. -Thái độ tiêu dùng. -Trình độ dân trí. -Ngôn ngữ. -Tôn giáo. -Thẩm mỹ...

Doanh nghiệp sản xuất thịt bò sẽ không có cơ hội cung cấp ở những thị trường mà tôn giáo của họ không cho phép họ ăn thịt bò, cũng không thể cung cấp mặt hàng xa xỉ cho đại đa số những người dân nghèo Châu Phi. Sự khác biệt về xã hội sẽ dẫn đến việc liệu sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp có được thị trường đó chấp nhận hay không cũng như việc liệu doanh nghiệp đó có đủ khả năng đáp được yêu cầu của thị trường mới hay không. Vì vậy các doanh nghiệp phải tìm hiếu nghiên cứu kỹ các yếu tố xã hội tại thị trường mới cũng như thị trường truyền thống để từ đó tiến hành phân đoạn thị trường, đưa ra được những giải pháp riêng. Đáp ứng thị trường tốt nhất yêu cầu của thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhân tố tự nhiên.

Điều kiện tự nhiên sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm hay gần nhất nguồn nguyên liệu, nhân lực trình độ cao, lành nghề hay các trục đường giao thông quan trọng ... sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, giảm được chi phí. Các vấn đề ô nhiểm môi trường, thiếu năng lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến cho xã hội cũng như các doanh nghiệp phải thay đôỉ quyết định và các biên pháp hoạt động liên quan.

Nhân tố công nghệ.

Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá bán bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra cũng đều phải gắn với một công nghệ nhất định. Công nghệ áp

dụng đó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp.

Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đú nhanh chóng hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh tranh.

1.2.4.2 Các yếu tố môi trường ngành

Trong nền cạnh tranh kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường cũng đều phải chịu một áp lực cạnh tranh nhất định, mà hiện trạng cuộc cạnh tranh phụ thuộc vào 5 lực lượng cạnh tranh cơ bản, được biểu diễn bởi mô hình sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo ngắn hạn của viện nghiên cứu y học Đinh Tiên Hoàng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w