Kết quả phát hiện gen độc lực LipL32

Một phần của tài liệu Xác định serovar và mối quan hệ di truyền của các chủng xoắn khuẩn Leptospira phân lập từ lợn (Trang 34)

Leptospira được xếp thành 2 nhĩm là cĩ độc lực (cĩ khả năng gây bệnh)

và khơng cĩ độc lực (khơng cĩ khả năng gây bệnh) hoặc độc lực trung bình. Các serovar Leptospira nhiễm trên động vật thường là các chủng cĩ độc lực gây bệnh. Tuy nhiên, theo Levett , Adler và Moctezuma, vẫn cĩ một số serovar Leptospira

khơng cĩ độc lực lưu hành trên gia súc. Vì vậy, gây khĩ khăn cho cơng tác chẩn đốn. Một số serovar thuộc lồi L. biflexa khơng cĩ độc lực thường tồn tại rất lâu trong mơi trường chăn nuơi và xâm nhập vào cơ thể gia súc, gây đáp ứng miễn dịch [3], [34]. Khi sử dụng phương pháp MAT để khảo sát kháng thể cũng như phân lập Leptospira từ những đàn gia súc này thường rất khĩ khăn và khơng đánh giá chính xác được sự lưu hành của Leptospira. Hơn nữa, ở thời kỳ đầu của quá trình gây bệnh, kháng thể kháng Leptospira chưa xuất hiện trong máu do đĩ khơng thể xác định rõ sự nhiễm Leptospira gây bệnh bằng phương pháp MAT. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp PCR trong các trường hợp xác định serovar

Leptospira gây bệnh hoặc chẩn đốn sớm các ca bệnh là cần thiết.

Ở các chủng Leptospira cĩ khả năng gây bệnh trên gia súc và người, Lipoprotein màng ngồi là một trong những yếu tố độc lực chủ yếu và quan trọng nhất. Yếu tố độc lực này được quy định bởi gen LipL32. Gen này chỉ xuất hiện ở những chủng thuộc nhĩm độc lực cao. Vì vậy, việc phát hiện gen này cho phép kết luận khả năng gây bệnh của các chủng Leptospira phân lập được.

Phản ứng PCR đã được chuẩn hĩa phù hợp điều kiện phịng thí nghiệm tại Phân viện thú y miền Trung. Phản ứng được tối ưu, thỏa mãn các yêu cầu theo quy định, độ nhạy và tính đặc hiệu của phản ứng cũng đã được xác định. Phản ứng này đặc hiệu với các serovar Leptospira thuộc nhĩm độc lực cao cĩ khả năng gây bệnh trên gia súc, khơng cĩ phản ứng chéo với các serovar thuộc nhĩm khơng cĩ độc lực (khơng cĩ khả năng gây bệnh) và các vi khuẩn khác thường gặp trên gia súc.

Việc xác định các chủng Leptospira cĩ thuộc nhĩm cĩ độc lực hay khơng là bước đầu giúp xác định mối quan hệ di truyền giữa chúng. Các chủng cùng thuộc nhĩm cĩ độc lực cĩ mối quan hệ gần trên hệ thống phân loại.

Kết quả PCR xác định gen LipL32 trên 33 chủng Leptospira phân lập từ lợn cho thấy tất cả các chủng đều mang gen này. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.3. Điều này chứng tỏ tất cả các serovar Leptospira nhiễm trên lợn đều thuộc nhĩm cĩ độc lực gây bệnh.

Theo Hoke và cs., gen LipL32 mã hĩa cho lipoprotein cĩ trọng lượng phân tử là 32kDa. Đây là một trong những loại protein cĩ nhiều nhất trong

Leptospira, cĩ tính kháng nguyên mạnh, cĩ tính bảo tồn cao cả về mặt di truyền lẫn miễn dịch [34]. Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất vắc-xin tiểu phần dựa trên thành phần kháng nguyên LipL32 là cĩ triển vọng.

Hình 3.3. Kết quả PCR xác định gen LipL32 của các chủng Leptospira Giếng 1: thang chuẩn DNA 100bp; Giếng 2: đối chứng dương; Giếng 3 : đối chứng âm; Giếng 4 đến 27: lần lượt là mẫu DNA từ 1 đến 24 của các chủng Leptospira. Giếng 28 : thang chuẩn DNA 100bp; Giếng 29: đối chứng dương; Giếng 30 đến 39 : lần lượt là mẫu DNA từ 25 đến 33 của các chủng Leptospira.

Bảng 3.2. Kết quả phản ứng PCR phát hiện gene độc lực LipL32. TT Số chủng kiểm tra Số chủng dương tính Tỷ lệ ( % ) 1 33 33 100

Một phần của tài liệu Xác định serovar và mối quan hệ di truyền của các chủng xoắn khuẩn Leptospira phân lập từ lợn (Trang 34)