CPSDMTC của Công ty không bao gồm CP nhân công điều khiển máy, điều này không hợp lý. Công ty nên tách phần CP nhân công điều khiển máy ra khỏi chi phí NCTT và hạch toán vào CPSDMTC.
Theo đó, Công ty nên theo dõi CPSDMTC chi tiết theo các khoản mục: Chi phí nhân công (TK 6231), chi phí vật liệu (TK 6232), chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6233), chi phí khấu hao máy thi công (TK 6234), chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6237), chi phí bằng tiền khác (TK 6238).
Đồng thời, để theo dõi chặt chẽ, sát sao hơn CPSDMTC, Công ty nên theo dõi và hạch toán riêng biệt cho từng MTC. Có thể sử dụng mẫu sổ sau:
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SỬ DỤNG XE, MÁY THI CÔNG TK 623: Chi phí sử dụng xe, máy thi công
Tên xe, máy: ……….. Công suất: ………. Tháng đưa vào sử dụng:…. CT Diễn giải TK ĐƯ Chia ra Cộng S H N T 6231 6232 6233 6234 6237 6238 Cộng x
Việc hạch toán như vậy sẽ giúp Công ty nắm vững được tình trạng của từng máy, tình hình sử dụng từng máy theo các yếu tố chi phí, từ đó có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu và thay mới để phục vụ thi công hiệu quả. Đồng thời đưa ra những biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm CPSDMTC.
Đối với MTC hiện tại của công ty thì công ty nên:
+ Tiến hành thanh lý đối với những máy móc không sử dụng được hoặc đã hết thời gian sử dụng
+ Đối với những máy móc còn mới thì đầu năm công ty nên đánh giá lại để từ đó có kế hoạch sữa chữa để phân bổ CP này cho các kỳ hạch toán. Kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ Tk 623(6): CP sữa chữa phân bổ cho kỳ này Có TK 335: CP sữa chữa phân bổ cho kỳ này
Khi phát sinh CP sữa chữa kế toán tập hợp CP sữa chữa vào TK 2413 theo ĐK sau:
Nợ TK 2413: CP sữa chữa phát sinh Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331: Tổng CP
Sau đó tiến hành phân bổ vào CP trong các kỳ: Nợ TK 335: Số phân bổ kỳ này
Công ty nên lên kế hoạch sử dụng MTC cho từng giai đoạn thi công để xác định được thời gian lúc nào sẽ sử dụng và lúc nào không để từ đó lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp hơn. Từ đó làm căn cứ cho việc tập hợp tính giá thành chính xác hơn.
Công ty thực hiện giảm CPNVL chạy MTC, nâng cao năng suất sử dụng máy. Tổ chức điều động MTC sao cho giảm tối đa thời gian máy chết, bảo dưỡng máy thường xuyên tránh tình trạng hư hỏng máy. Công ty nên chú trọng đến vấn đề nâng cao máy móc thiết bị để bắt kịp nhịp độ phát triển của khoa học kỹ thuật như tiến bộ của ngành khoa học kỹ thuật, tiến bộ của ngành xây dựng. Với những MTC đã lạc hậu cần tiến hành thanh lý kịp thời. Ngoài ra, với MTC thuê ngoài, các dội cần hạch toán đầy đủ các CP liên quan, chú ý đến năng suất lao động của máy để thuê máy phù hợp, tiết kiệm CP không cần thiết. Chi phí thuê ngoài MTC cần đảm bảo nghiêm chỉnh về hoá đơn, chứng từ liên quan để đảm bảo các khoản phát sinh đúng.
3.2.5. Về chi phí sản xuất chung
Theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp, chi phí SXC bao gồm các khoản chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng sau chi phí NVLTT, NCTT, chi phí sử dụng MTC. Bao gồm: Lương của nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội và công nhân tham gia xây lắp, khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội, các chi phí vật liệu CCDC và các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuy nhiên ở Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 24, các khoản trích theo lương của công nhân tham gia xây lắp lại được hạch toán vào CPNCTT. Điều này là không đúng với chế độ kế toán mặc dù nó không làm thay đổi giá thành sản phẩm. Do đó, Công ty nên đưa các khoản trích theo lương của công nhân tham gia xây lắp vào CPSXC tùy theo đối tượng phục vụ cho hợp lý.
CPSXC của công trình cũng như CPSXC của toàn Đội thi công là khoản CP tương đối lớn. Các khoản CP sản xuất chung thường nhiều loại và các
chứng từ liên quan nhiều. Do đó, công tác quản lý chứng từ cần được chú trọng để tránh tình trạng những chứng từ phát sinh ngoài thực tế. Công ty cần quan tâm đến CP phân bổ CCDC, chi phí khấu hao vì CP này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong khoản mục CPSXC. Công ty luôn kiểm soát các khoản CPSXC theo định mức để tránh những phát sinh không cần thiết.
Mặt khác, công ty nên tiến hành so sánh, đánh giá từng loại CP ở từng thời kỳ để tìm ra những biến động bất thường và lý do các khoản biến động. Từ đó, công ty có những điều chỉnh thích hợp và biện pháp làm giảm CP hợp lý.
3.2.6. Về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Để công tác sản xuất thi công được tiến hành bình thường, đảm bảo chất lượng CT cũng như tiến độ kỹ thuật CT thì Công ty phải có kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ. Tuy nhiên, Công ty lại không thực hiện trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ mà đưa luôn vào giá thành CT đang có TSCĐ cần sửa chữa. Điều này là không hợp lý, do đó Công ty nên có kế hoạch trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ.
Để trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ, cuối mỗi năm Công ty cần xem xét tình hình, khả năng hoạt động của TSCĐ, từ đó lập kế hoạch sửa chữa cho cả năm. Dựa vào kế hoạch CP sửa chữa lớn TSCĐ trong năm, kế toán tính và trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ theo tháng, quý, sau đó phân bổ cho các CT phù hợp. TK sử dụng để trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ là TK 335.
Khi trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch vào CP SXKD trong kỳ, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 335 – Chi phí phải trả
Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán kết chuyển CP thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được trích trước vào CP, ghi:
Nợ TK 623, 627, 642 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước) Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 241 – XDCB dở dang (Tổng chi phí thực tế phát sinh) Có TK 623, 627, 642 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước)
3.2.7. Về chứng từ luân chuyển chứng từ
Là Công ty có địa bàn hoạt động rộng, các CT của Công ty được tiến hành trên mọi miền tổ quốc cho nên việc thanh toán chứng từ của đội lên Công ty bị chậm trễ là điều không thể tránh khỏi. Chứng từ thanh toán chậm trễ dẫn đến khối lượng công việc dồn vào cuối kỳ do đó việc hạch toán nhiều khi không chính xác, có những sai sót không đáng có như ghi thiếu, ghi nhầm làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định và ảnh đến hưởng kết quả kinh doanh.
Vì vậy giải pháp tốt nhất là đưa ra những quy định về thanh toán chứng từ để việc hạch toán được chính xác. Cụ thể, đối với các CT trong tỉnh thì định kỳ khoảng 5 ngày tập hợp chứng từ một lần nộp cho Phòng tài chính kế toán của Công ty với các CT ở xa nửa tháng tập hợp chứng từ một lần.
3.2.8. Áp dụng phần mềm kế toán
Hiện nay công tác kế toán thủ công nhiều lúc không đáp ứng được nhu cầu quản lý. Công ty cần áp dụng kế toán máy để giảm nhẹ công việc của kế toán viên, nâng cao hiệu quả công việc đồng thời tổ chức huấn luyện cho cán bộ kế toán về việc áp dụng, triển khai kế toán máy. Có rất nhiều phần mềm kế toán đã được triển khai áp dụng hiệu quả tại các Công ty, tuỳ vào yêu cầu sử dụng mà Công ty lựa chọn phần mềm phù hợp với Công ty.
KẾT LUẬN
Qua thời gian đi khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 24, em đã được tiếp xúc với thực tế công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Qua đó, em hiểu rõ hơn về những kiến thức đã học ở trường, thấy được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Từ thực tế cho thấy công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng luôn phải được hoàn thiện để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý cũng như sự cạnh tranh trên thị trường. Việc hoàn thiện công tác hạch toán sẽ làm giảm đi những tổn hại trong thi công xây lắp, tránh thất thoát, lãng phí. Giúp cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và đưa Ngành xây dựng nước nhà ngày càng phát triển. Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 24” cho chuyên đề thực tập chuyên nghành của mình.
Trong thời gian đi khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng 24, mặc dù đã được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Phạm Thị
Thủy cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc công ty, đặc biệt là của các cán bộ trong phòng tài chính kế toán công ty nhưng do hiểu biết và thời gian còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề luận văn này còn sơ lược và nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo cùng với sự đóng góp của các cán bộ trong phòng kế toán công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày tháng năm 2011
Sinh viên Nguyễn Thị Lan
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính (2008) “Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán sơ đồ kế toán”- Nhà xuất bản thống kê
2. Bộ tài chính (2006) “Quyết định 15 ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp”- Nhà xuất bản tài chính.
3. GSTS Ngô Thế Chi, TS Trương thị Thủy (2006) “Giáo trình kế toán tài chính”- Nhà xuất bản tài chính.
4. PGS-TS Nguyễn Văn Công (2006) “Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính”- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
5. TS Đoàn Ngọc Quế, Ths Đoàn Tất Thắng, TS Kê Đình Trực (2006), Giáo trình kế toán quản trị - Nhà xuất bản thống kê.
6. Đỗ Minh Thành “Kế toán xây dựng cơ bản” – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội
7. HTTP:// Web Kế toán.vn 8. HTTP:// WWW.pvnc.Com.vn