2.5PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng kho thóc dự trữ đổ rời ở Miền Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trừ (Trang 29)

2.5.1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH MAU VẬT

2.5.1.1Phương pháp điều tra kho thóc dự trữ đổ rời

Theo phương pháp của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731-89: Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu [44], theo tiêu chuẩn ngành 03-2001: Thóc bảo quản đổ rời - Phương pháp xác định mức đô nhiễm côn trùng [9] và theo phương pháp điều tra cơ bản côn trùng trong kho của Bùi Công Hiển (1995) [17].

2.5.1.2Phương pháp thu thập mẫu côn trùng

Thu bắt côn trùng trong thóc bằng rây côn trùng với đường kính mắt sàng là 1,4 mm.

Thu bắt côn trùng cánh cứng trên tường kho, sàn kho và vật dụng khác trong kho như ống thoát khí, vách ngăn, cửa sổ và cửa ra vào v.v... bằng panh, bút lông và ống nghiệm nhỏ. Riêng đối với ngài (bô Lepidoptera), dùng vợt để thu bắt hoặc dùng ống nghiệm chụp lên trên khi chúng đậu trên tường, sàn kho và vật dụng khác trong kho.

Mẫu của từng ngăn kho được dán nhãn, bảo quản riêng rẽ trong túi nylon theo quy định về thu thập mẫu [9], [17], [46] và [106].

2.5.1.3Phương pháp xử lý, làm tiêu bản và bảo quản mẫu côn trùng

Đối với côn trùng trưởng thành, sau khi làm chết trong lọ đôc có chứa KCN, mẫu được sấy ở nhiệt đô tăng dần để làm khô (sấy ở nhiệt đô 30-40°C trong 2 ngày, sau đó tăng lên 50-60°C trong 7-10 ngày tuỳ theo kích thước của côn trùng). Mẫu côn trùng sau khi sấy, để nguôi và cho vào lọ nút mài hoặc ghim trên bìa mỏng trong các hộp gỗ có một mặt kính.

Đối với sâu non, để sâu non nhịn đói trong 1 ngày cho bài tiết hết chất thải sau đó cho vào ống nghiêm luộc bằng nước cất trên đèn cồn ở nhiệt độ từ 70-80°C, khi

sâu non dãn thẳng ra thì dừng lại. Mẫu tiêu bản sâu non và nhộng được ngâm trong lọ thuỷ tinh chứa dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch Palm (gồm 30 ml nước cất, 15 ml cồn 96, 6 ml formaldehyt 40%, 4 ml axit acetic và vài giọt glyceryl).

Các hộp hoặc lọ chứa mẫu côn trùng phải dán nhãn với các nội dung gồm ký hiệu mẫu, nơi thu thập, loại hàng hoá dự trữ, ngày thu mẫu và người thu mẫu. Mẫu được bảo quản ở nơi thoáng mát (phòng có điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí) [17], [46] và [106].

2.5.1.4Phương pháp phân tích, định loại côn trùng

Việc phân tích, định loại mẫu côn trùng được căn cứ trên ba tài liệu chủ yếu sau:

- Insect pests of stored grain and garin products. Identification, habits and methods of control (Cotton, 1963) [80];

- Insect and Arachnids of tropical stored products: Their biology and identification (Haines, 1991) [95];

- Revision of the Western Palaearctic species of Liposcelis Motschulsky (Psocoptera: Liposcelididae) (Lienhard Charles, 1990) [113].

Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo tài liệu của các tác giả như CAB International, 2002 [69]; Dennis Hill, 1983 [88]; Freeman Paul, 1980 [93]; Mockford Edward, 1991 [119]; Van der Laan, 1981 [145]; Yoshida Toshiharu, Naoshi Watanabe and Mochiyuki Sonda, 1989 [153]; Weidner H. (1982) [160] và Waterhouse et al. (2001) [148].

Riêng mẫu của 3 loài côn trùng mới được bổ sung vào danh sách côn trùng trong kho thóc dự trữ đã được Collins, Nayak (Viện Nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp và sợi, bang Queensland, Ôxtrâylia) và Cao Yang (Viện Nghiên cứu Hạt ngũ cốc dự trữ Zhengdu, Trung Quốc) trực tiếp thẩm tra kết quả định loại.

Toàn bô mẫu các loài côn trùng trong kho thóc dự trữ sau khi định loại được Bùi Công Hiển kiểm tra và xác nhận kết quả.

2.5.1.5Phương pháp điều tra sự tổn tại côn trùng kho trên hạt lúa ở giai đoạn cân thu hoạch

Tại các xã Việt Hùng, Vĩnh Ngọc (Đông Anh) và Đông Ngạc (Từ Liêm), trên cùng môt hướng tới kho thóc dự trữ đổ rời, chọn ngẫu nhiên môt số ruông lúa với cự ly là 0,5; 1 và 2 km. Địa điểm thu mẫu là cố định trong suốt thời gian điều tra (2002 và 2003). Tại mỗi địa điểm, chọn 1-2 ruông lúa ở giai đoạn chín sáp đến chín hoàn toàn, thu ngẫu nhiên với số lượng 30 bông lúa/ruông (được tính là 1 mẫu). Mẫu bông lúa được cho vào túi nylon, buôc kín (có châm kim thủng để thoát hơi nước). Mẫu được đưa về bảo quản trong các hôp nhựa có nắp lưới ngăn côn trùng xâm nhập từ bên ngoài. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thu mẫu, kiểm tra 1 lần/ngày sự xuất hiện của pha trưởng thành các loài côn trùng kho có trong hôp nhựa đựng mẫu, ghi chép số liệu gồm tên loài và số lượng cá thể.

2.5.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN ĐẶC ĐIEM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CÔN TRÙNG TRONG KHO THÓC Dự TRỮ HỌC CÔN TRÙNG TRONG KHO THÓC Dự TRỮ

2.5.2.1Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái bọ xít bắt mổi

Xylocoris flavipes Reuter

Bố trí thí nghiệm theo phương pháp nuôi cá thể với n = 30. Bọ xít bắt mồi

Xylocoris flavipes được nuôi bằng sâu non mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ ở 25 và 30°C, đô ẩm tương đối của không khí 70%. Quan sát, mô tả và đo đếm kích thước của từng pha phát dục. Đơn vị đo là milimét (mm)

Pha trứng: đo chiều dài, chiều rông

Bọ xít non: đo chiều dài, chiều rộng

Pha trưởng thành: đo chiều dài, chiều rông

_ X (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

X = -i=i---

n

Trong đó X: kích thước trung bình của từng pha phát dục Xị! giá trị kích thước cá thể thứ i n: số cá thể theo dõi Tính sai số theo công thức

X = X ±

t: tra bảng t (Student - Fisher) với đô tin cậy P = 95% và đô tự do v = n-1 ỗ: đô lệch chuẩn

n: số cá thể theo dõi. Tính đô lệch chuẩn theo công thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng kho thóc dự trữ đổ rời ở Miền Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trừ (Trang 29)