HÌNH 3.24 PHƯƠNG TRÌNH BILINEAR 3 NGƯỠNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI MỌT GẠO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng kho thóc dự trữ đổ rời ở Miền Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trừ (Trang 88)

05 10 15 20 25 30 35 4045 50 55 60 Mật độ (con/kg)

HÌNH 3.24 PHƯƠNG TRÌNH BILINEAR 3 NGƯỠNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI MỌT GẠO

VỚI MỌT GẠO

VẰ MỌT Đực HẠT NHỎ - CỐNG THỨC III ___________________________________________________________________

Như vậy, ngưỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ đã xác định được trong thí nghiệm là từ 22-25 con/kg.

3.3.1.2 Trong kho thóc dự trữ

Kết quả điều tra thiệt hại thóc do côn trùng gây ra trong 3 kho thóc dự trữ đổ rời năm 2002-2003 tại Đông Anh, Hà Nội cho thấy số liệu thu được không giống với ở thí nghiệm trong phòng. Thiệt hại do côn trùng gây ra đối với thóc dự trữ trong kho thể hiện ngay tại thời điểm 20 ngày sau khi thóc nhập kho; tuy nhiên, mức độ thiệt hại ở thời điểm này thấp và chỉ đạt 0,04% (kho L3A2) và 0,05% (kho L7A2). Nguyên nhân là do côn trùng đã lây nhiễm và gây hại trên thóc từ trước khi nhập kho (trong quá trình chế biến sau thu hoạch và thậm chí là từ hạt lứa trước thu hoạch ở ngoài đồng). Mức đô thiệt hại do côn trùng gây ra đối với thóc dự trữ trong kho

đạt giá trị cao nhất và trung bình ở từng kho như sau: Kho L3A2: 0,95% và 0,41%; kho L7A1: 0,85% và 0,31%; kho L7A2: 0,64% và 0,28%.

Nhờ công tác điều tra thường xuyên các kho thóc dự trữ để giám sát biến đông mật đô quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ, kịp thời đề xuất thời điểm áp dụng biện pháp phòng trừ nên thiệt hại thóc dự trữ ở các kho thí nghiệm tại Đông Anh, Hà Nôi năm 2002-2003 không lớn và tương tự như nhau. Riêng ở kho L3A2, do chậm tiến hành phòng trừ côn trùng gây hại 20 ngày theo đề xuất nên mật đô quần thể mọt gạo tăng quá cao (142 con/kg) dẫn đến thiệt hại của thóc dự trữ ở kho này cao hơn 40-50% so với kho L7A2 và L7A1.

Ở cả 3 ngăn kho thóc dự trữ, trong thời kỳ đầu bảo quản (150 ngày), tỷ lệ thiệt hại của thóc dự trữ tăng tỷ lệ thuận với sự tăng mật đô quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ. Ở thời kỳ sau (từ 160-500 ngày bảo quản), tỷ lệ thiệt hại của thóc tiếp tục tăng lên nhưng chậm hơn so với ở thời kỳ đầu mặc dù mật đô quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ ở thời kỳ này tăng, giảm liên tục và có thời điểm bằng không (sau

khi kho thóc được xông hơi diệt trùng). Nguyên nhân là do số hạt thóc đã bị côn trùng đục ruỗng và cắn vỡ vụn không lớn nên tổng số hạt thóc bị hại thu được ở các kỳ điều tra được tích luỹ và tăng dần. Do đó, đường biểu diễn thiệt hại của thóc dự trữ có xu hướng tăng dần và không hoàn toàn phụ thuôc vào sự tăng hoặc giảm của mật đô quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ như ở thời kỳ đầu. Bên cạnh đó, giá trị thiệt hại tại môt kỳ điều tra có thể thấp hơn nhiều lần so với kỳ điều tra trước đó liền kề. Điều này được giải thích là do kho thóc được cào đảo thường xuyên theo quy định [8] làm cho những hạt thóc bị hại trôi dạt ra xung quanh vì nhẹ hơn so với hạt không bị hại hoặc bị trôn lẫn xuống tầng thóc sâu hơn ở phía dưới. Như đã trình bày ở trên, mặc dù số hạt bị côn trùng cắn nát và vỡ vụn (mất hạt) không lớn so với tổng số hạt bị hại nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định và làm giảm số hạt bị hại thu được tại mỗi kỳ điều tra ở giai đoạn sau (hình 3.25, 3.26 và 3.27).

So sánh mức đô thiệt hại trung bình do côn trùng gây ra đối với thóc dự trữ trong các kho tại Đông Anh, Hà Nôi với kết quả điều tra của Nguyễn Kim Vũ và

công sự (2003) [50], chứng tôi thấy thiệt hại do côn trùng gây ra đối với thóc dự trữ đổ rời trong kho cũng thấp hơn thiệt hại của thóc dự trữ ở quy mô hô nông dân ngoại thành Hà Nôi khoảng 7-10 lần. Đối chiếu với quy định hiện nay [8] về tỷ lệ hao hụt cho phép đối với thóc dự trữ đổ rời là 1% thì tỷ lệ thiệt hại trung bình của thóc dự trữ do côn trùng gây ra tại kho Đông Anh, Hà Nôi trong năm 2002 - 2003 đã chiếm tới 28-41%.

Trên cơ sở số liệu về thiệt hại của thóc dự trữ đổ rời trong kho, chứng tôi đã tính toán ngưỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ trong từng kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nôi. Kết quả cụ thể là:

- Tại kho L7A1, ngưỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ là 21 con/kg thì thiệt hại của thóc dự trữ thấp nhất là 0,14% (hình 3.28).

- Tại kho L7A2, ngưỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ là 25 con/kg thì thiệt hại của thóc dự trữ thấp nhất là 0,07% (hình 3.29).

- Tại kho L3A2, ngưỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ là 24 con/kg thì thiệt hại của thóc dự trữ thấp nhất là 0,11% (hình 3.30).

So sánh kết quả nghiên cứu về ngưỡng thiệt hại, chứng tôi thấy rằng ngưỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ ở thí nghiệm trong phòng tương đương với ngưỡng thiệt hại ở trong kho thóc dự trữ đổ rời và nằm trong khoảng mật đô quần thể từ 22-25 con/kg (pha trưởng thành).

0.40 a-0.35 0.35 ,<ã- 0.30 H 0.25 0.20 0.15 0.10 0.05 0.00 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Mật độ (con/kg)

Hình 3.28 Phương trinh BILINEAR 4 - Ngưỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ tại kho thóc L7A1 0. Y = 0,14 (x < 21) Y = - 0,806 + 0,045 x (x > 21) R2 = 0,6019 Xo = 21 con/kg Yo = 0,14 % 0.4 0 ‘c3 - 0.35 <a > 'ễ 0.3 0 0.2 5 0.2 0 0.1 5 0.1 0 0.0 5 0.0 0 Y = 0,07 (x < 25)

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Mật ®Ộ (con/kg)

Hình 3.29 Phương trinh BILINEAR 5 - Ngưỡng thiệt hại đối với mọt gạo

0.60

Mật đô (con/kg)

HÌNH 3.30 PHƯƠNG TRÌNH BILINEAR 6 - NGƯỠNG THIỆT HẠI Đối với MỌT GẠO

VÀ MỌT Đực HẠT NHỎ TẠI KHO L3A2

_________________________________________________________________________

Từ đó, chúng tôi cho rằng mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ là hai loài côn trùng chính gây ra thiệt hại của thóc dự trữ ở trong kho. Vì vậy, phòng trừ côn trùng gây

rt - « 0.50 0.0 0 0.40 0.30 0.20 0.10 Y = 0,11 (x < 24) -1---1---!”•---1 — ---1—■n---1 4

hại trong kho thóc dự trữ đổ rời cần đặc biệt quan tâm đến mật đô quần thể của hai loài côn trùng này. Tỷ lệ thiệt hại của thóc sẽ tăng đôt biến khi mật đô quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ vuợt qua giới hạn nguỡng thiệt hại nêu trên. Chính vì vậy, giám sát biến đông mật đô quần thể của mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ trong kho thóc dự trữ đổ rời trong suốt quá trình bảo quản để xác định thời điểm mật đô quần thể hai loài côn trùng này đạt tới giá trị nguỡng thiệt hại là đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở đó, thủ kho và cán bô kỹ thuật của Tổng kho dự trữ sẽ xem xét, đánh giá và đề xuất áp dụng biện pháp phòng trừ thích hợp cho từng thời kỳ bảo quản khác nhau để có thể bảo vệ và khích lệ sự phát triển của các loài là kẻ thù tự nhiên của côn trùng gây hại.

/V x' , /V /V X V V , /V V

GÂY HẠI TRONG KHO THÓC Dự TRỮ Đổ RỜI 3.3.2.1 Biện pháp sử dụng bọ xít bắt mồi (Xyỉocoris flavipes)

Bọ xít bắt mồi (X. fỉavipes) là loài có mức đô phổ biến cao nhất trong số các loài là kẻ thù tự nhiên của côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời, đồng thời chúng có tương quan với biến đông mật đô quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu loài bọ xít bắt mồi này nhằm hướng tới sử dụng chúng trong phòng trừ côn trùng gây hại.

• Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ xít bắt mồi (Xyỉocoris fỉavipes)

Quan sát hình thái ngoài các pha phát dục của bọ xít bắt mồi, chúng tôi thấy: Trứng được đẻ rời từng quả, hình thon dài, môt đầu to và lồi, môt đầu nhỏ và bằng, trứng mới đẻ có màu trắng trong sau chuyển thành màu trắng đục (hình 3.31). Bọ xít non mới nở có màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu vàng đậm rồi đỏ nâu, hình thái ngoài giống với bọ xít trưởng thành, bọ xít tuổi 1-3 cánh chưa phát triển (hình 3.32); bọ xít tuổi 5 cánh phát triển và che hết đốt bụng thứ 2 (hình 3.33); bọ xít non di

chuyển nhanh. Bọ xít trưởng thành màu nâu đen với hai loại hình cánh ngắn và cánh dài (hình 3.34 và 3.35).

Kích thước các pha phát dục của Xyỉocoris fỉavipes

Khi nuôi BXBM ở 25°C, loại hình cánh dài chiếm đa số cá thể trong quần thể, trái lại ở 30°C loại hình cánh ngắn lại chiếm đa số cá thể trong quần thể. Trong quá trình điều tra các kho thóc dự trữ đổ rời (2001-2004), chúng tôi chưa phát hiên thấy loại hình cánh dài của Xyỉocoris fỉavipes. Theo Van der Laan (1981) [145], trong quần thể của Xyỉocoris fỉavipes luôn có môt phần là loại hình cánh ngắn.

Kết quả nuôi BXBM bằng sâu non mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ ở 25 và 30°C, đô ẩm tương đối của không khí 70% cho thấy kích thước các pha phát dục của BXBM là tương tự như nhau ở hai mức nhiệt đô thí nghiêm. Kích thước trung bình các pha phát dục ở 30°C như sau: trứng dài 0,58 mm; rông 0,18 mm; bọ xít non tuổi 1 dài 0,68 mm; rông 0,24 mm; bọ xít non tuổi 3 dài

Ảnh các pha phát dục của Xylocoris flavipes (Dương Minh Tú, 2003) 1,25 mm; rộng 0,43 mm; bọ xít

non tuổi 5 dài 1,69 mm; rộng 0,59 mm và bọ xít trưởng thành dài 1,99 mm; rộng 0,65 mm (bảng 3.11).

Hình 3.32. Bọ xít non T.3 Hình 3.33. Bọ xít non T.5

Theo Awadallah, Tawfik và El-Husseini (1987) [62], kích thước các pha phát dục của Xyỉocoris fỉavipes là như nhau khi nuôi bằng sâu non của một số loài côn trùng kho như Stegobium paniceum, Lasioderma serricorne, Triboỉium confusum, Corcyra cephaỉonicaOryzaephiỉus surinamensis ở30°C và đô ẩm tương đối của không khí 62%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yang và Chen (1985) [150]; của Zhou, Zhang and Long et al. (1986) [158] ở cùng điều kiên thí nghiêm.

Vòng đời của Xylocoris flavipes

Kết quả nuôi X. flavipes bằng sâu non mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ ở 25 và 30°C, đô ẩm tương đối của không khí 70% cho thấy bọ xít non có 5 tuổi (4 lần lôt xác). Thời gian phát dục của X. flavipes là như nhau với vật mồi là sâu non mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ. Thời gian phát dục của các pha của bọ xít ở 25°C tuy có dài hơn ở 30°C nhưng sai khác là không có ý nghĩa (bảng 3.12).

Ở 25 và 30°C, đô ẩm tương đối của không khí 70%, thời gian trung bình các pha phát dục của X. flavipes có các giá trị tương ứng như sau: pha trứng là

5.2 và 4,5 ngày; bọ xít non tuổi 1 là 4,3 và 3,6 ngày; bọ xít non tuổi 3 là 3,7 và 3,0 ngày; bọ xít non tuổi 5 là 3,8 và 3,4 ngày; trưởng thành trước đẻ trứng là

4.2 và 3,5 ngày; thời gian sống của trưởng thành là 61,6 và 57,5 ngày. Như vậy, vòng đời của bọ xít là 28,3 và 24,0 ngày; đời bọ xít là 89,9 và 81,6 ngày (bảng 3.12).

Kết quả thí nghiêm nuôi X. flavipes năm 2004 (bảng 3.12) so với kết quả thí nghiêm năm 2003 ở 3 mức nhiêt đô là 25, 30 và 35°C, đô ẩm tương đối của không khí 70% (phụ lục 4), cho thấy thời gian phát dục của tất cả các pha là tương tự như nhau ở cùng điều kiên thí nghiêm.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Abdel, Shaumrar and El-Agore et al. (1981) [52], Arbogast (1979) [57] và Zhou, Zhang and Long et al. (1986) [158] khi nghiên cứu về thời gian phát dục của bọ xít Xylocoris flavipes.

Bảng 3.12 Vòng đời của bọ xít bắt mồi (X. flavipes) nuôi bằng sâu non

PHA PHÁT DUC Thời gian phát dục trung bình (ngày)25°C (*) 30°C (*) Trứng 5,2 ± 0,11 4,5 ± 0,05 Bọ xít non T.1 4,3 ± 0,04 3,6 ± 0,05 Bọ xít non T.2 3,8 ± 0,10 3,4 ± 0,04 Bọ xít non T.3 3,7 ± 0,10 3,0 ± 0,07 Bọ xít non T.4 3,3 ± 0,04 2,7 ± 0,04 Bọ xít non T.5 3,8 ± 0,03 3,4 ± 0,05 Bọ xít non 18,9 ± 0,31 16,1 ± 0,24 Trưởng thành trước đẻ trứng 4,2 ± 0,06 3,5 ± 0,05 Vòng đời 28,3 ± 0,48 24,0 ± 0,34 Trưởng thành 61,6 ± 2,86 57,5 ± 2,56 Đời 89,9 ± 3,34 81,6 ± 2,89

Khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít Xylocoris flavipes

Tập tính bắt mồi của X. flavipes xảy ở hai pha phát dục là bọ xít non và bọ xít trưởng thành. Quan sát phương thức tiếp cận vật mồi của X. flavipes, chứng tôi thấy chứng thường hướng râu đầu về phía vật mồi để xác định vị trí con mồi, sau đó di chuyển rất nhanh đến gần và tiếp cận con mồi trong thời gian chỉ vài giây. Khi đã tiếp cận con mồi, chứng bám chắc vào con mồi, đồng thời dùng vòi chích qua vỏ cơ thể để hứt dịch từ con mồi đó (hình 3.36).

Đối với vật mồi là sâu non, sau khi bị bọ xít chích vào cơ thể, con mồi giãy dụa trong giây lát rồi nằm bất đông. Con mồi sau khi bị bọ xít chích hứt chỉ còn lại xác. Đối với vật mồi là nhông của mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ thuôc dạng nhông trần, bọ xít thường chọn phần cuối bụng của nhông để chích hứt;

tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, bọ xít chích hút vào các phần khác của cơ thể nhộng như mầm cánh hoặc mầm chân (Phillips et al. , 1995 [123]). Theo chúng tôi, có thể đây là những vị trí thuận lợi hơn cho việc chích hút của bọ xít ở trên cơ thể con mồi.

Hình 3.36 Xylocoris flavipes bắt mồi (Dương Minh Tú, 2003)

Kết quả nghiên cứu về khả năng tiêu thụ vật mồi là sâu non, nhộng mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ của bọ xít trưởng thành cho thấy 1 bọ xít trưởng thành (BXTT) có thể tiêu thụ trung bình 147,0 -153,7 sâu non hoặc 104,1 - 107,1 nhộng. Trung bình 1 ngày, 1 BXTT có thể tiêu thụ 2,2 - 2,3 nhộng hoặc 2,8 -

3,1 sâu non. Kết quả phân tích thống kê cho thấy khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít trưởng thành là như nhau với hai loại vật mồi khác nhau (bảng 3.13).

Tiếp tục nghiên cứu về khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít trưởng thành trong năm 2004, chúng tôi nhận thấy với vật mồi là sâu non mọt gạo (tuổi 2 và 4) bố trí với 3 công thức mật độ vật mồi là 20; 30 và 40 sâu non/công thức/lần lặp lại. Kết quả cho thấy; số lượng con mồi bị tiêu thụ trung bình của 1 BXTT với sâu non tuổi 2 của 3 công thức ở ngày thứ 1; 2 và 3 sau thí nghiệm tương ứng là 5,7 - 5,9; 6,7-11,3 và 7,3 - 15,7 sâu non. Với sâu non tuổi 4 của 3 công thức ở ngày thứ 1; 2 và 3 sau thí nghiệm tương ứng là 4,3 - 4,7; 5,6 - 9,1 và 6,7 - 14,2 sâu non. Ở ngày thứ nhất sau thí nghiệm, số lượng con mồi bị tiêu thụ trung bình của 1 BXTT là như nhau ở tất cả các công thức. Ở ngày thứ 2 và 3 sau thí nghiệm, với các công thức thả mật độ vật mồi ban đầu cao thì số lượng con mồi tiêu thụ trung bình/1 BXTT cũng lớn hơn và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng kho thóc dự trữ đổ rời ở Miền Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trừ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w