3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.2. Phân tích một số chỉ tiêu khác
- Hệ số nợ: chỉ tiêu này thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong
việc tổ chức nguồn vốn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng đƣợc tài trợ từ nợ phải trả.
(2-1)
Dựa vào bảng 2.3 ta nhận thấy, hệ số nợ cuối năm tăng 0,03 tƣơng ứng với tăng 3,78% so với đầu năm. Điều này thể hiện rằng trong một đồng vốn kinh doanh của công ty sử dụng 0,71 triệu nợ phải trả để kinh doanh. Công ty sử dụng nguồn vốn kinh doanh chủ yếu từ các nguồn chiếm dụng: vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tài chính và các khoản phải trả nhà cung cấp, trả nhân viên ngƣời mua hàng... từ hệ số nợ của công ty cho thấy công ty đang vay nhiều để kinh doanh . Nhƣ vậy đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể chỉu rủi ro cao nhƣng lại tận dụng đƣợc nguồn vốn bên ngoài và khai thác đƣợc hiệu quả tiết kiệm thuế.
Bảng 2.3 Khái quát tình hình tài chính của công ty trong năm 2013.
Chỉ tiêu ĐVT Số đầu năm Số cuối năm
So sánh ± % Hệ số nợ Triệu 0,68 0,71 0,03 3,78 Hệ số tài trợ Triệu 0,32 0,29 -0,03 -8,15 Hệ số đảm bảo Triệu 0,46 0,41 -0,05 -11,5 Hệ số đâu tƣ Triệu 0,40 0,35 -0,04 -10,89
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2013
- Hệ số tự tài trợ: Hệ số này đo lƣờng sự góp vốn của chủ sở hữu trong
nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều nguồn vốn tự có và có khả năng độc lập cao với chủ nợ, do đó không phải chịu nhiều sức ép từ các khoản nợ vay. Các nhà cho vay thích hệ số này càng cao càng tốt vì nó đảm bảo cho độ an toàn khi cho vay.
Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn
40
(2-2)
Qua bảng 2.3 ta nhận thấy hệ số tự tài trợ cuối năm giảm 0,03 tƣơng ứng với giảm 8,15% so với đầu năm, và hệ số tự tài trợ cuối năm chỉ còn là 0,29, điều này có nghĩa là trong 1 đồng nguồn vốn kinh doanh chỉ sử dụng 0,29 đồng vốn chủ sở hữu. Và ta dễ nhận thấy hệ số tự tài trợ cuối năm thấp hơn so với hệ số nợ đầu năm. Chứng tỏ nguồn vốn mà công ty sử dụng cho mục đích kinh doanh có hơn 70% là sử dụng từ các nguồn chiếm dụng .Điều này cho thấy khả năng gặp phải rủi ro thanh toán cao trong tƣơng lai gần.
- Hệ số đảm bảo nợ : Hệ số này cho biết một đồng nợ phải trả đƣợc đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.
(2-3)
Qua bảng 2.3 ta nhận thấy hệ số đảm bảo nợ cuối năm là 0,41, tức là một đồng nợ phải trả đƣợc đảm bảo bởi 0,41 đồng vốn chủ sở hữu, hệ số này giảm 0,05 so với đầu năm tƣơng ứng với giảm 11,5%.
- Hệ số đầu tƣ : Hệ số này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ
thuật của doanh nghiệp, hệ số này càng lớn càng thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp trong việc đầu tƣ vốn cho cơ sở vật chất kỹ thuật. Hê số này luôn < 1, tuy nhiên trị số này còn tùy thuộc vào ngành cụ thể.
Qua bảng 2.3 ta thấy cuối năm công ty giảm một số khoản đầu tƣ (đầu tƣ tài chính ngắn hạn) nên hệ số đầu tƣ cuối năm là 0,35 giảm 0,04 so với đầu năm.
Qua bảng phân tích trên cho thấy nguồn vốn đi vay của công ty là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của công ty, và nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm hơn 30% trong tồng nguồn vốn kinh doanh. Điều này đƣơng nhiên có 2 mặt, mặt tích cực nếu công ty biết sử dụng hiểu quả nguồn vốn đi vay, nâng cao khả năng thanh toán thì công ty sẽ kinh doanh có lợi, mặt tiêu cực đó là nguồn vốn chủ yếu để kinh doanh là vay nợ nên công ty cần chú ý hơn, vì nguồn vốn chủ sở hữu chƣa đủ để trang trải các khoản nợ vay, sẽ xấu hơn nếu khả năng quay vòng vốn của công ty chậm, nợ xấu gia tăng.
Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn
Hệ số đảm bảo nợ = Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả
41