Honne và Tatamae

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đàm phán thương mại (Trang 40)

2. TRUNG QUỐC:

3.4. Honne và Tatamae

Như trên đã trình bày, người Nhật đánh giá cao sự hoà hợp, có khi đến mức khiến người giao tiếp, nhà đàm phán quốc tế sành sỏi khi đứng trước sự chính chắn của người Nhật vẫn phải tự đặt câu hỏi đây là sự chân thành hay thực sự chỉ là bức màn khói (Diana Rowland, 1985). Đâu là Honne (sự thật bên trong) và đâu là Tatemae (sự thật bên ngoài) và liệu hai cái sự thật đó có trùng khớp lên nhau không. Trong giao tiếp và đàm phán với người Nhật, chỉ bám lấy Tatemae (sự thật bên ngoài) thôi thì không đủ vì cái chính ta cần là Honne (sự thật bên trong) của cuộc giao tiếp đàm phán.

--- Honne

Đâu là Honne trong các phát ngôn sau:

-Do not hesitate to express your own opinion (Đừng ngại bày tỏ ý kiến riêng của bạn). -Please drop by my house any time (Rẽ qua nhà tôi chơi bất kỳ lúc nào cũng được).

Trong một xã hội văn hoá lấy chữ Hoà làm trọng, người nói chỉ nói cái người nghe thích nghe. Bày tỏ ý kiến riêng? Có đúng thật là người nói muốn nghe ý kiến riêng? Và lời mời cửa miệng của người Nhật (rẽ qua nhà tôi chơi bất kỳ lúc nào cũng được) có đúng là lời mời? Có đúng là lúc nào cũng được?. Thật ra những phát ngôn vừa trích có cái gì đấy giống như câu “Anh/ chị/ Ông/ Bà đi đâu đấy?” trong giao tiếp văn hoá người Việt. Khi phát ngôn, người nói quan tâm đến nghi thức hơn là nội dung phát ngôn.

Tương tự đâu là Honne trong các phát ngôn sau:

-I am the president of a very small company (Tôi là chủ tịch một công ty rất nhỏ). -I hold a very insignificant position (Tôi giữ một chức vụ rất nhỏ).

-I am not very confident I can do it (Tôi không chắc lắm là tôi có thể làm được điều này). -I am sure I can not do this job very well (Tôi chắc chắn là tôi làm việc này không được thạo lắm).

Rõ ràng, không thể căn cứ vào nghĩa đen của các phát ngôn vừa dẫn, nghĩa là căn cứ vào cái vỏ ngôn ngữ được trình bày, được bộc lộ như một Tatemae, để xử lý thông tin trong các tình huống giao tiếp, đàm phán các phát ngôn trên... Theo các nhà Nhật Bản học, các phát ngôn kiểu này có nguồn gốc từ sự khiêm nhường, là nét tính cách văn hoá truyền thống của người Nhật. Chúng rất dễ gây hiểu lầm nhất là khi người nghe là người phương Tây, là người có cách giao tiếp văn hoá khác hẳn, những người có thể có những phát ngôn kiểu như: “Tôi có một công ty rất lớn”; “Tôi rất tự hào về...”

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đàm phán thương mại (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)