Phương pháp so sánh các chỉ tiêu:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) (Trang 41)

CBTĐ so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ( trong nước và quốc tế) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Đây là phương pháp phổ biến và thường được sử dụng trong thẩm định dự án đầu tư. Trong phương pháp này cán bộ Thẩm định của Ngân hàng so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu nội dung của dự án với chuẩn mực pháp luật quy định, các tiêu chuẩn, định mức quốc tế, quốc gia cũng như các kinh nghiệp thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp này được cán bộ thẩm định Ngân hàng sử dụng kết hợp cùng với hai phương pháp trên trong suốt quá trình thẩm định dự án sử dụng vốn tín dụng phát triển. Trong quá trình thẩm định các nội dung của dự án như thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tài chính… đều sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu. Việc sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu sẽ cho cán bộ thẩm định cái nhìn khách quan hơn về dự án để từ đó đưa ra được quyết định chính xác hơn.

* Phương pháp này được CBTĐ áp dụng với hầu hết nội dung thẩm định dự án, đặc biệt sử dụng nhiều trong dự án mang nặng tính chất kỹ thuật, giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác về các chỉ tiêu của dự án. Việc so sánh dễ dàng thuận tiện hơn khi đối chiếu với các định mức tiêu chuẩn cụ thể.

Ví dụ minh họa:“Dự án Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu. Chủ đầu tư Công ty Cổ phần Cửu Long.Khi thẩm định khía cạnh tài chính dự án cán bộ thẩm định của ngân hàng đã tiến hành tính toán lại chỉ tiêu và IRR của dự án sau so sánh với lãi suất cho vay của Ngân hàng để đánh giá tính khả thi của dự án. Dự án có IRR=12% trong khi đó lãi suất của Ngân hàng là 9% vậy dự án có tính khả thi về mặt tài chính

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) (Trang 41)