Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) (Trang 42)

án đầu tư :

Để đánh giá được độ an toàn và kiểm tra tính vững chắc của các kết quả tính toán trước sự biến đổi của các yếu tố khách quan có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, CBTĐ cần phải tiến hành phân tích độ nhạy của dự án.

CBTĐ xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các yếu tố có liên quan chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan, hay nói một cách khác phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó ( Lợi nhuận, IRR, T, B/C,…). Phân tích độ nhạy giúp cho CBTĐ biết được dự án nhạy cảm với những yếu tố nào hay nói cách khác yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án.

* Phương pháp này NHPT áp dụng cho các dự án lớn phức tạp và các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan…được áp dụng trong nội dung thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Giúp cho CBTĐ xác định được hiệu qủa của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính, dự kiến được những tình huống bất trắc trong tương lại có thể xảy ra, biết các nhân tố ảnh hưởng đến dự án, để có những quyết định phù hợp, và biện pháp quản lý phù hợp, hạn chế rủi ro.

Ví dụ minh họa: “Dự án Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu. Chủ đầu tư Công ty Cổ phần Cửu Long.Dự án có VĐT ban đầu là 900 tỷ đồng, lãi suất ngân hàng là 9%/năm. Cán bộ thẩm định của Ngân hàng đã tính toán lại NPV và IRR khi doanh thu của dựng án thay đổi theo bảng sau:

Bảng Phân tích độ nhạy của Dự án Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu:

-20% -10% 0% 10% 20%

NPV 43 56 71 85 98

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên

Nhận xét: Khi doanh thu thay đổi trong khoảng từ -20% đến 20% thì dự án vẫn có NPV>0 và IRR>10% vậy dự án có tính khả thi cao về mặt tài chính.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w