Phương pháp triệt tiêu rủi ro:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) (Trang 43)

Phương pháp này thường được CBTĐ sử dụng với các dự án xây dưng lớn, quan trọng cần đảm bảo tính an toàn và hiệu quả đầu tư cao. Những dự án chịu sự tác động nhiều của các yếu tố bên ngoài: điều kiện thới tiết, giá cả đầu vào...Do dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai nên từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, thời gian hoàn vốn thường rất dài và có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Rủi ro được định nghĩa là 1 biến có trong tương lai, có khả năng xảy ra và sẽ ảnh hưởng đến dự án. Để đảm bảo dự án đc hoàn thành và đi vào hoạt động hiệu quả phải dự đoán đc rủi ro có thể xảy ra, từ đó có biện pháp phòng ngừa và hạn chế tối đa tác động mà rủi ro đó gây ra hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác liên quan đến dự án. Cán bộ thẩm định Ngân hàng phân tích các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án và tìm cách phòng tránh rủi ro đó với mức thiệt hại nhỏ nhất để vẫn đảm bảo dự án có hiệu quả.

2.3.4 Thực trạng công tác thẩm định:

Đối với mọi dự án đầu tư, ngân hàng đều thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ xét duyệt cho vay theo quy định được ban hành của các cấp có thẩm quyền. Ngân hàng luôn tích cực nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án, phân tích tín dụng

để tìm ra những rủi ro tiềm ẩn, loại trừ những dự án kém hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

Kế tục những kết quả hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển, nghiệp vụ cho vay dự án tại VDB ngày một chuyên nghiệp hơn. Tổng mức vốn đầu tư giải ngân giai đoạn 2006 – 2010 của VDB chiếm khoảng 4,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 1,8% GDP và tốc độ tăng trưởng tín dụng đầu tư bình quân đạt 17%/năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính sách tín dụng đầu tư có nhiều thay đổi theo hướng giảm dần sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ đối với các doanh nghiệp để phù hợp với các cam kết của WTO. Qua từng năm, đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước bị thu hẹp dần, VDB chủ yếu tập trung hỗ trợ vốn cho những dự án trọng điểm quốc gia và các dự án tại các vùng, miền có khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội. Bảng thống kê sau đây cho ta thấy rõ sự thu hẹp đó:

Đơn vị tính: - Cho vay, dư nợ: tỷ đồng

- Số dự án: dự án TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Số dự án được thẩm định 344 350 257 121 89

2 Số dự án được duyệt vay 292 283 209 106 78

3 Số dự án từ chối 52 67 48 15 11

4 Doanh số cho vay VNĐ 9.834 21.877 18.600 21.686 24.295

5 Dư nợ VNĐ 46.351 60.166 63.171 72.686 87.308

6 Nợ quá hạn 3.118 3.084 3.254 2.329 3.351

7 Lãi chậm trả 1.533 1.302 1.170 1.016 1.251

Nguồn: Số liệu thống kê của VDB

Số liệu tại bảng thống kê trên cho thấy mặc dù số lượng dự án giảm được tiếp nhận và thẩm định giảm theo các năm, nhưng dư nợ lại có xu hướng tăng nhanh. Điều này có thể lý giải là do các dự án được VDB cho vay thời gian gần đây đều là các dự án có vốn đầu tư lớn, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, cơ khí…là những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên

lực, kỹ thuật (hệ thống máy tính, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ), tuy nhiên, qua số liệu ở bảng trên có thể thấy nợ quá hạn và lãi chậm trả của VDB vẫn ở mức cao và xu hướng sẽ ngày càng tăng, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam đang gặp nhiều bất ổn như hiện nay. Kết quả trên được lý giải là do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan tác động.

2.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư

2.4.1. Những kết quả đạt được

Kế thừa hoạt động của Quỹ HTPT, Ngân hàng phát triển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2006 với tổng tài sản gần 105.000 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu gần 6.300 tỷ đồng. Hoạt động của NHPTVN được tổ chức rộng khắp với mạng lưới 60 Chi nhánh và Sở Giao dịch trong cả nước, tập trung tài trợ cho các dự án phát triển và các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghiệp trọng điểm, nông nghiệp nông thôn và vùng miền khó khăn theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong điều kiện khả năng tích luỹ của ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển còn có hạn, cùng với các chính sách thu hút đầu tư, Chính phủ đã có thêm công cụ khai thác các nguồn vốn trong xã hội để hỗ trợ phát triển các ngành, các vùng, các sản phẩm trọng điểm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác những tiềm năng to lớn của đất nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao mức sống cho người dân...

Với thế mạnh là một ngân hàng của Chính phủ và có quy mô vốn lớn tại Việt Nam, đặc biệt vốn trung dài hạn; được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán; NHPTVN đang đẩy mạnh huy động vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước với các hình thức: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu...

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) đã có những kết quả khả quan trong thực hiện chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước, với thành tựu nổi bật sau: tính chung, tổng số vốn NHPT đã giải ngân các dự án đầu tư trong giai đoạn 2006- 2010 là 96.328 tỷ đồng (năm 2006 là 9.870 tỷ đồng), dư nợ đến 31/12/2010 là 87.308 tỷ đồng (chưa bao gồm dư nợ các Chương trình của Chính phủ như cho vay Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), tăng hơn hai lần so với thời điểm đi vào hoạt động 01/7/2006, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm và chiếm khoảng 3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Doanh số cho vay TDXK đến 31/12/2010 là 97.632 tỷ đồng (năm 2006 là 8.200 tỷ đồng), dư nợ 31/12/2010 là 16.105 tỷ đồng. Tính đến 30/06/2011 NHPT đang quản lý 2.445 dự án với tổng vốn vay theo hợp đồng tín dụng 168.846 tỷ đồng trong đó có 106 dự án nhóm A với số vốn vay 73.583 tỷ đồng; Quản lý các nguồn vốn ODA cho vay lại, Quỹ quay vòng với 412 dự án tương đương 9,5 tỷ USD. Tổng doanh số huy động trong 5 năm là 185.050 tỷ đồng, riêng doanh số huy động năm 2010 là 48.370 tỷ đồng.

Trên cơ sở bảo toàn không ngừng phát triển vốn, nguồn vốn chủ sở hữu của NHPT đến 31/12/2010 tăng 90%, bằng 190%; Tổng tài sản của NHPT đến 31/12/2010 đã tăng gấp 2,5 lần so với thời điểm nhận bàn giao từ Quỹ HTPT và hiện nay NHPT cũng là một trong các ngân hàng có vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống các TCTD hiện nay.

2.4.2. Những mặt còn tồn tại

- Quy mô tín dụng của ngân hàng vẫn còn có hạn, chưa đủ đáp ứng yêu cầu về vốn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

- Hoạt động, năng lực quản trị của ngân hàng chưa theo kịp yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, năng lực nghiên cứu, dự báo còn hạn chế, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ chưa cao…Năng lực tài chính còn chưa đủ mạnh, tích lũy và dự phòng rủi ro thấp, do vậy hạn chế khả năng xử lý nợ xấu và dễ bị ảnh hưởng từ các diễn biến bất thường của thị trường…

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên

- Nhìn nhận khách quan và nghiêm túc những mặt được và chưa được nêu trên, có thể nói: ngân hàng phát triển Việt Nam đã góp phần tích cực thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên và các dự án khai thác tiềm năng các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy quy mô hỗ trợ cho đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu còn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, nhưng thành công bước đầu không chỉ dừng lại ở những con số, mà còn ở những đóng góp sâu sắc hơn trong việc phục vụ những chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ trong tiến trình đổi mới thể chế kinh tế.

- Công tác thu nợ một số dự án có nợ quá hạn lớn kết quả còn hạn chế; Nợ gốc quá hạn và lãi treo tuy giảm ở một số dự án nhưng nhiều dự án vẫn tiếp tục tăng; Một số dự án chưa hoàn thành đầy đủ việc ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm; Công tác khắc phục những tồn tại phát hiện trong quá trình kiểm tra và tự kiểm tra tiến độ còn chậm.

- Công tác huy động vốn chưa xây dựng được chiến lược huy động vốn bền vững nên kết quả huy động vốn không có tính ổn định vì còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế, lãi suất, đối tượng huy động vốn…; Phong cách phục vụ và phương thức huy động vốn chưa theo kịp các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn. Chính sách đối với Khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy rất khó khăn trong việc duy trì được các Khách hàng đang có quan hệ huy động vốn.

- Công tác giải ngân còn chậm, nhiều dự án chậm tiến độ vì chờ vốn giải ngân. - Đội ngũ cán bộ viên chức do được điều động, tuyển dụng và tiếp nhận từ nhiều đơn vị khác nhau, trong đó có nhiều cán bộ ngoài ngành, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên việc triển khai công tác còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.

- Một bộ phận cán bộ viên chức có lề lối, tác phong làm việc chưa thật sự văn minh, hiện đại; trách nhiệm đối với công việc chưa cao.

Việc phối hợp công tác giữa các bộ phận và với các cơ quan có liên quan trong khi thực thi nhiệm vụ có lúc, có nơi chưa thật sự thông suốt, nhịp nhàng phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.

- Công tác tự đào tạo và nâng cao nghiệp vụ mặc dù đã được triển khai thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Việc tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ viên chức còn hạn chế.

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên

PHẦN III

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1 Định hướng phát triển của VDB trong thơi gian tới

3.1.1 Cơ hội và thách thức của VDB trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

a, Những cơ hội

Ngay từ khi còn là quỹ hỗ trợ phát triển, quan hệ quốc tế của VDB đã được quan tâm trên cơ sở định hướng là tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là các nhà tài trợ thông qua hoạt động hợp tác quốc tế nhằm phục vụ công tác chuyên môn, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính, ngân hàng phát triển, ngân hàng xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực và thế giới như: DJB, CDB, KFW, MDB…Ngân hàng xuất nhập khẩu các nước: Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…,các nhà tài trợ ODA song phương và đa phương như: WB, ADB, IMF…

Trên cơ sở nền tảng đó, trong quan hệ quốc tế, phương châm của VDB là giữ vững, phát triển vị thế của mình với các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà nhà tài trợ để tranh thủ tối đa mọi nguồn lực bên ngoài trên các lĩnh vực: huy động vốn, phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, tranh thủ kỹ thuật, công nghệ ngân hàng, đào tạo nguồn lực có trình độ quản trị ngân hàng đáp ứng chuẩn mực quốc tế, chủ động tích cực quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đưa VDB ngang tầm với các ngân hàng phát triển khu vực và quốc tế.

b, Những thách thức.

VDB ra đời trên cơ sở sắp xếp lại quỹ hỗ trợ phát triển nên được đánh giá là khá non trẻ và đang trong quá trình cũng cố và hoàn thiện. Xuất phát điểm hệ thống VDB đang ở mức độ thấp về công nghệ, trình độ tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ. Mặc dù 9 năm qua, hệ thống quỹ hỗ trợ phát triển đã có bước phát triển nhất định

trong quan hệ quốc tế, song còn khoảng cách rất lớn đối với các ngân hàng phát triển trong khu vực và quốc tế, VDB phải đối mặt với nhiều thách thức sau đây:

- Với ưu thế sẵn có về vốn và công nghệ ngân hàng, cũng như kinh nghiệm, cũng như kinh nghiệm quản lý của các ngân hàng nước ngoài thì cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn khi ngân hàng nước ngoài ngày càng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động trên thị trường Việt nam.

- Trong xu thế quan hệ kinh tế quốc tế sẽ làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro, trong khi cơ chế quản lý của VDB chưa thật hoàn thiện, nhất là về hoạt động thanh tra, giám sát và tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống VDB chưa được xử lý triệt để sẽ là nguy cơ cho sự phát triển an toàn bền vững của VDB.

- Quan hệ quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình về các chuẩn mực và thực tiễn quốc tế. Trong khi đó, nguồn nhân lực của VDB còn nhiều bất cập về các kiến thức trên, đặc biệt là năng lực phân tích và dự báo. Đó là thách thức để thực hiện hợp tác và hội nhập thành công.

- Một thách thức lớn nữa là khả năng kiểm soát luồng tiền của VDB, mặc dù hiện nay VDB giảm dần hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng lãi suất, song vấn đề đặt ra khi quan hệ quốc tế, mở cửa thị trường tài chính, tự do hóa các giao dịch vốn thì vấn đề kiểm soát luồng tiền tệ, quản trị tín dụng đầu tư phát triển, tín dung xuất khẩu.

- Cuối cùng là xuất phát điểm của VDB rất thấp trong lĩnh vực ngân hàng về trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng. Do đặc thù sản phẩm của VDB chưa đa dạng như các ngân hàng thương mại thông thường nên phạm vi hoạt động nói chung và hợp tác quốc tế nói riêng cũng là thách thức.

3.1.2 Định hướng phát triển

a, Định hướng phát triển hoạt động đến 2020

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho đất nước chúng ta những thời cơ và thách thức lớn. Cả đất nước nói chung và mỗi ngành nói riêng cũng đang chuẩn bị

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên

cho một giai đoạn mới. Với hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam cũng vậy, một

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w