IV. Hướng dẫn học ở nhà BTVN
2 Kỹ năng: HS biết vẽ một đoạn thẳng khi biết độ dài Biết được tính chất: trên tia Ox,
nếu OM = a, ON = b ; nếu 0<a<b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. Biết được định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng, biết cách chứng tỏ một điểm có là trung điểm của đoạn thẳng hay không.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, đo, đặt điểm chính xác B. CHUẨN BỊ
GV: Thước thẳng, phấn màu HS: Thước thẳng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌCI. Kiểm tra bài cũ I. Kiểm tra bài cũ
HS1 : Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B ta có đẳng thức nào?
Áp dụng: Trên một đường thẳng hãy vẽ 3 điểm: A, B, C sao cho AB = 7 cm, BC =15cm, AC= 30cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
II. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
Bài 1:
Để so sánh hai đoạn thẳng cần phải tính được độ dài của chúng.
Điểm M có nằm giữa hai điểm O và N không? => MN
Tưong tự => NP.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh vẽ hình.
Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
=> AB = ?
Điểm A có nằm giữa B và C không? => AC
Bài 3:
Bài 1:
Gọi M, N, P là ba điểm trên tia Ox sao cho OM = 2cm, ON = 3cm, OP = 5cm. so sánh MN và NP?
Giải:
Vì OM < ON nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
=> OM + MN = ON => MN = 1cm. Vì ON < OP nên điểm N nằm giữa hai điểm O và P
=> ON + NP = OP => NP = 2cm => MN < NP .
Bài 2:
Gọi A và B là hai điểm trên tia Ox sao cho OA = 4cm; OB = 6cm. trên BA lấy điểm C sao cho BC = 3cm. so sánh AB với AC. Giải:
Vì A và B đều nằm trên tia Ox mà OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B. => OA + AB + OB => AB = 2cm
Hai điểm A và C nằm trên tia BA mà BA < BC nên điểm A nằm giữa hai điểm B và C. => BA + AC = BC => AC = 1cm
Vậy AB > AC.
C I K D
YC HS học đề và nêu yêu cầu của bài Tính CK?
=> Kết luận.
Điểm I có nằm giữa C và K không? So sánh CI và CK?
YC HS lên bảng vẽ hình 2 HS lên bảng làm bài HS dưới lớp làm bài vào vở HS, GV nhận xét
Cho đoạn thẳng CD = 5 cm. trên đoạn thẳng này lấy hai điểm I và K sao cho CI = 1cm; DK = 3cm.
a) Điểm K có phải là trung điểm của đoạn thẳng CD không ? vì sao? b) Chứng tỏ rằng I là trung điểm của
đoạn thẳng CK. Giải:
a) Vì DK < DC nên điểm K nằm giữa hai điểm C và D.
=> CK + KD = CD => CK = 2cm
Vậy CK < KD do đó K không phải là trung điểm của CD.
b) điểm I và K nằm trên tia CD mà
CI < CK nên điểm I nằm giữa hai điểm C và K.
Mặt khác CI = 1
2CK nên I là trung điểm của CK .
III. Củng cố
Nhận xét ưu nhược điểm của HS khi làm bài
IV. Hướng dẫn học ở nhà
Bài 1: Trên tia Ox lấy hai điểm P và Q sao cho OP = 2 cm; PQ = 3cm. a) Tính QO.
b) Trên tia Ox lấy điểm I sao cho QI = 1cm, tính PI
Bài 2: Trên tia Ox lấy các điểm A, B sao cho OA = 3 cm; OB = 4 cm. Trên tia đối BO lấy C sao cho BC = 1cm.
a) Tính độ dài AB, AC.
b) Hãy chứng tỏ B là trung điểm của AC và A là trung điểm của OC
Tiết 18 Ngày dạy: 24/12/2010 BÀI 4: ÔN TẬP VỀ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS được hệ thống hoá các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng,trung điểm ( khái niệm, tính chất cách nhận biết).
2. Kỹ năng: Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo, vẽ đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận đơn giản.
3. Thái độ:Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình. B. CHUẨN BỊ
GV: Thước thẳng, phấn màu HS: Thước thẳng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌCI. Kiểm tra bài cũ I. Kiểm tra bài cũ
HS 1:Khi nào MA + MB = AB?
HS 2: Khi nào M là trung điểm của AB II. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
Bài 1:
M là một điểm trên đoạn thẳng AB cho ta biết điều gì?
- 1 HS lên bảng trình bày - HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét bài làm và nhận xét của HS
- HS hoàn thiện bài vào vở Bài 2:
HS đọc đề bài
Yêu cầu học sinh vẽ hình. 2 HS lên bảng trình bày HS khác nhận xét.
GV nhận xét, uốn nắm HS cách trình bày
Bài 1. M là một điểm trên đoạn thẳng AB. Biết AM = 2cm, AB= 6cm,. Tính MB? HD: Vì M nằm giữa A và B nên ta có: AM + MB = AB hay 2 + MB = 6 MB = 6 – 2 = 4 cm Vậy MB = 4cm
Bài 2: Cho đoạn thẳng AB = 4cm và điểm M là trung điểm của AB
a, Tính độ dài các đoạn thẳng MA, MB
b, Trên tia đối của tia AB lấy điểm N sao cho BN = 6 cm. Điểm A có là trung điểm đoạn MN không? Vì sao. HD: M N B A Do M là trung điểm AB ta có : MA = MB = AB : 2 Mà AB = 4cm suy ra MA =MB = 2cm (1) N ∈ tia đối của tia AB nên A nằm giữa N;B (2) Ta có : NA + AB = NB
Thay NB = 6cm; AB =4cm suy ra NA =2cm (3)
Do M là trung điểm AB kết hợp(2) suy ra A nằm giữa M;N
Mà NA = AM = 2cm nên A là trung điểm MN Bài 3
Bài 3: - YC HS đọc kĩ đề bài - 1 HS lên bảng vẽ hình - GV nhận xét hình vẽ - HS lên bảng làm phần a - HS lên bảng làm phần b - HS lên bảng làm phần c - HS nhận xét bài làm của bạn
Trên tia Ax vẽ điểm M và điểm B sao cho AM = 4,5 cm, AB = 9 cm (vẽ hình). Hỏi
a. Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B không?
b. So sánh MA và MB?
c.M có là trung điểm của AB không? Vì sao? HD:
a Điểm M nằm giữa hai điểm A và B vì AM < AB (4.5 < 9)
b)Điểm M nằm giữa hai điểm A và B . Ta có : AM + MB = AB
hay 4,5 + MB = 9
=> MB = 9 – 4,5 = 4,5 cm Vậy MA = MB = 4.5cm
c) Điểm M là trung điểm của AB vì M nằm giữa A và B và MA = MB III. Củng cố
Nhận xét ưu nhược điểm của HS khi làm bài IV. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài ôn tập các kiến thức đã học trong chương
36
M
A B
4,5 cm
Tuần 19 Ngày soạn: 3//2011
Tiết 19 Ngày dạy: 7/1/2011
PHÉP CỘNG HAI SỐ NGUYÊN A- MỤC TIÊU A- MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Cung cấp (khái niệm) qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu,
các tính chất của phép cộng các số nguyên