ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sinh học Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản ốc nhồi Pila Polita tại Đăk Lăk (Trang 28)

2.3.1. Địa ñiểm

- Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học tại huyện Lăk và Krông Ana.

- Nuôi thử nghiệm sinh sản tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung - Viện Nghiên cứu NTTS III, 53 Ngô Thì Nhậm, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

2.3.2. Thời gian

Nghiên cứu từ tháng 9/2010 ñến tháng 8/2011.

2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4.1. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của ốc nhồi

- Nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái - Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh trưởng - Nghiên cứu về ñặc ñiểm dinh dưỡng - Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh sản

2.4.2. Thử nghiệm cho ốc nhồi sinh sản tại Đăk Lăk

- Tạo ñàn ốc bố mẹ - Cho ñẻ

- Ấp trứng

- Thu và nuôi ốc con, theo dõi tốc ñộ sinh trưởng của chúng

2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.1. Phương pháp nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của ốc nhồi 2.5.1.1. Định loại mẫu vật 2.5.1.1. Định loại mẫu vật

Định loại ốc nhồidựa vào các chỉ tiêu phân loại của Đặng Ngọc Thanh và so sánh hình thái giữa hai loài P. polita P. conica.

P. polita: lỗ miệng hẹp dài, tháp ốc vuốt nhọn, vỏ bóng

P. conica: lỗ miệng loe rộng, tháp ốc lùn, vỏ không bóng [4].

2.5.1.2. Nghiên cứu về hình thái của ốc nhồi

Thu mẫu khoảng 30 cá thể ñể theo dõi các chỉ tiêu về hình thái. Xác ñịnh các chỉ tiêu hình thái bằng thước kẹp.

Quan sát, mô tả hình thái bên ngoài ñể so sánh giữa các nhóm khác nhau, giữa con ñực và con cái

2.5.1.3. Nghiên cứu về sinh trưởng của ốc nhồi a. Xác ñịnh kích thước, khối lượng a. Xác ñịnh kích thước, khối lượng

- Dùng thước kẹp xác ñịnh kích thước và cân xác ñịnh khối lượng ñể xác ñịnh mối tương quan giữa khối lượng toàn thân – khối lượng phần mềm, chiều dài vỏ - chiều rộng vỏ, khối lượng toàn thân – chiều dài vỏ, khối lượng toàn thân – chiều rộng vỏ.

- Thu mẫu hàng tháng, xác ñịnh kích thước và khối lượng sau ñó giải phẫu kiểm tra sự phát triển của tuyến sinh dục ñể phân thành hai nhóm ốc tiền trưởng thành và trưởng thành.

Ốc ñực ñến giai ñoạn trưởng thành, tuyến sinh dục (tuyến Albumin có màu vàng cam) phát triển hoàn thiện từ vòng xoắn số 4 ñến ñỉnh của tháp ốc và có khả năng giao phối.

Ốc cái ñến giai ñoạn trưởng thành, tuyến sinh dục phát triển lớn (tuyến Albumin có màu vàng cam nằm ở vị trí vòng xoắn số 4 và 5), và có khả năng ñẻ trứng.

b. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của ốc nhồi theo nhóm tiền trưởng thành và trưởng thành

+ Bể nuôi

Hình 2.2. Bể nuôi thí nghiệm

Hai bể xi măng ñược thiết kế như sau: Chiều dài 1m, chiều rộng 1m và chiều cao 0,8m. Bể có ñộ dốc và có lỗ thoát nước ñể tiện cho tháo hết nước và sạch chất bẩn khi vệ sinh.

Phủ một lớp bùn ở ñáy bể dày khoảng 10cm ñược lấy ở ao tự nhiên, tiếp theo tiến hành cấp nước vào bể với ñộ sâu 50cm. Sau ñó, thả một ít bèo tây hoặc bèo cái và cây trang trên mặt nước (chiếm khoảng 1/3 diện tích mặt nước).

Chú ý: Bể sau khi xây phải ñược xử lý trước khi ñưa ốc vào nuôi.

+ Thu mẫu

Thu mẫu tương ñối ñồng ñều theo hai nhóm tiền trưởng thành trung bình 21,7g/ con và trưởng thành trung bình 40,8g/ con. Mỗi nhóm 30 con.

Nuôi thuần dưỡng ñể cho ốc làm quen với môi trường bể thí nghiệm và thức ăn, sau khoảng 20 ngày tiến hành nuôi theo dõi khả năng tăng trưởng của ốc nhồi.

+ Chăm sóc và quản lý

Cho ốc ăn 1 lần/1 ngày vào buổi tối. Thức ăn gồm các loại rau, bột cám gạo và thức ăn tổng hợp ñược sử dụng phối hợp ñể cung cấp cho ốc. Khối lượng thức ăn hàng ngày cho ốc ăn tùy thuộc vào loại thức ăn và mức ñộ sử dụng thức ăn của ốc mà dao ñộng từ 3 – 5 % so với khối lượng.

Sử dụng nước giếng ñưa vào nuôi có các yếu tố môi trường là pH: 7, O2: 4 mg/l, NH3/NH4: 0 mg/l, và NO2: 0 mg/l.

Nguồn nước ban ñầu ñưa vào bể ñược xử lý tạo màu bằng 1 nắm rơm rạ khô băm nhỏ (khoảng 300g) và sử dụng men sinh học BIO-ZEOGREEN, liều lượng 1,5g/1 bể, nhằm mục ñích tạo màu cho nước trước khi thả ốc 5 – 7 ngày.

Thả bèo Tây và cây Trang bằng1/3 diện tích mặt nước của bể nuôi trước khi thả ốc nhằm tạo thức ăn và môi trường tự nhiên cho ốc.

Thay nước 7 - 10 ngày/1 lần (mỗi lần khoảng 20% nước trong bể). Nếu còn bẩn (nước có mùi hôi thối) hoặc thiếu ôxy thì tiến hành bổ sung men sinh hoc. Liều lượng tùy loại sản phẩm (sử dụng theo hướng dẫn, BIO-ZEOGREEN 2,5g/1 bể/1 lần).

Nếu bèo phát triển nhiều phủ 1/2 diện tích mặt nước thì loại bỏ bớt ñể tạo mặt thoáng cho bể nuôi.

Nhiệt ñộ ñược ño mỗi ngày 3 lần: buổi sáng từ 6 – 7 giờ, buổi trưa từ 12 – 13 giờ, và buổi tối từ 17 – 18 giờ.

Các yếu tố pH, ôxy hòa tan (DO), NH3/NH4, và NO2 ñược kiểm tra bằng bộ Test 15 ngày/lần.

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng

Xác ñịnh các chỉ tiêu sinh trưởng theo phương pháp của Nguyễn Thị Xuân Thu :

- Tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối: TĐTTTĐ = (X2-X1)/∆t

- Tốc ñộ tăng trưởng tương ñối: TĐTTTĐ(%) = (X2-X1)/(∆t x X1)x100 Trong ñó:

X1 chỉ tiêu về kích thước, khối lượng ở thời ñiểm ban ñầu, t1 X2 chỉ tiêu về kích thước, khối lượng ở thời ñiểm sau, t2 ∆t là khoảng thời gian thí nghiệm

- Tương quan giữa chiều dài (L) và chiều rộng (Wd): Wd = aL + b

- Tương quan giữa chiều dài (L) và khối lượng toàn thân (Wtt): Wtt= cLd Trong ñó: a, b, c, d là hằng số [6].

2.5.1.4. Nghiên cứu về dinh dưỡng của ốc nhồi

- Xác ñịnh thành phần thức ăn của ốc nhồi ở hai nhóm tiền trưởng thành và trưởng thành trong ñiều kiện tự nhiên:

+ Thu mẫu và giải phẫu tách lấy dạ dày ốc, cố ñịnh bằng dung dịch formalin 5% ngay sau khi vừa mới thu bắt tại ñịa ñiểm nghiên cứu.

+ Đưa về phòng thí nghiệm, giải phẫu và thức ăn ñược tách khỏi dạ dày của từng cá thể và ñược quan sát, phân tích ñịnh tính thức ăn ở dạ dày ốc bằng mắt thường, kính lúp và bằng kính hiển vi ñiện tử với vật kính 10, 40, và 100.

+ Định loại thành phần thức ăn thành từng nhóm. Sử dụng khóa phân loại tảo của tác giả Phạm Hoàng Hộ [3] và các loại thức ăn tự nhiên của ốc ñể xác ñịnh thành phần thức ăn.

- Xác ñịnh tần suất xuất hiện của thức ăn ở dạ dày ốc nhồi ñược xác ñịnh ở 2 nhóm tiền trưởng thành và trưởng thành. Mỗi nhóm thu 90 mẫu, xác ñịnh

theo phương pháp tần số bắt gặp (Frequency of Occurrence Method) của Hynes (1950) và Lagler (1956). Để xác ñịnh tần số bắt gặp của một loại thức ăn nào ñó người ta thống kê số lượng mẫu (dạ dày) có chứa loại thức ăn ñó. Kết quả thường ñược biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng ốc nhồi mà dạ dày có chứa loại thức ăn nào ñó với tổng số mẫu ñem phân tích (Bagenal, 1978) [7].

- Xác ñịnh thành phần thức ăn và loại thức ăn ưa thích của ốc nhồi ở hai nhóm tiền trưởng thành và trưởng thành trong ñiều kiện thí nghiệm: mỗi lần cho ốc ăn từ 2 ñến 3 loại thức ăn, sau ñó theo dõi và xác ñịnh loại thức ăn mà ốc nhồi ăn và ăn nhiều nhất.

2.5.1.5. Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh sản của ốc nhồi a. Phân biệt giới tính và tỉ lệ ñực/cái a. Phân biệt giới tính và tỉ lệ ñực/cái

- Quan sát hình thái cấu tạo ngoài và trong - Xác ñịnh tỉ lệ ñực/cái qua thu mẫu tự nhiên

b. Tập tính sinh sản và các chỉ tiêu sinh sản

- Quan sát, mô tả hoạt ñộng kết cặp của ốc nhồi nuôi trong bể nuôi thí nghiệm:

Đến mùa sinh sản, khi phát hiện có ốc giao phối thì tiến hành tách cặp ốc bố mẹ ñang giao phối ñưa nuôi riêng ñể theo dõi, mô tả hoạt ñộng bắt cặp và xác ñịnh thời gian ốc giao phối.

- Quan sát quá trình ñẻ trứng trong bể nuôi thí nghiệm:

+ Sử dụng ñèn chiếu sáng và quan sát quá trình ñẻ trứng của ốc nhồi bằng mắt thường.

+ Ốc nhồi ñẻ trứng vào ban ñêm nên thời gian quan sát vào ban ñêm. - Thu thập ốc bố mẹ hàng tháng và giải phẫu kiểm tra tuyến sinh dục. Xác ñịnh mùa vụ sinh sản căn cứ vào việc phát hiện có nhiều tổ trứng ở các thủy vực tự nhiên mà ốc phân bố và số lượng ốc mẹ mang trứng nhiều.

- Xác ñịnh sức sinh sản của ốc mẹ:

Sức sinh sản thực tế tính bằng số trứng thu ñược của một cá thể mẹ trong một lần ñẻ.

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm sinh sản của ốc nhồi2.5.2.1. Nuôi ốc bố mẹ 2.5.2.1. Nuôi ốc bố mẹ

a. Chuẩn bị bể nuôi

Bể xi măng ñược thiết kế như sau:

Chiều dài 1m, chiều rộng 1m và chiều cao 0,8m.

Bể phải có bệ hoặc hốc ñá ñể tạo giá thể cho ốc ñẻ trứng.

Bể có ñộ dốc và có lỗ thoát nước ñể tiện cho tháo hết nước và sạch chất bẩn khi vệ sinh.

Đáy bể ñược phủ một lớp ñất bùn dày khoảng 10cm ñược lấy từ hồ tự nhiên ñủ ñể ốc nhồi vùi mình. Sau ñó tiến hành cấp nước vào trong bể với ñộ sâu 50cm (kể cả lớp bùn ñáy).

Tiến hành thả một ít bèo tây và cây trang (chiếm khoảng 1/3 diện tích mặt nước) trên mặt nước nhằm tạo môi trường và thức ăn tự nhiên cho ốc nhồi.

b. Nguồn ốc bố mẹ

Thu thập mẫu vật sống ở các ñịa ñiểm nghiên cứu, thuần dưỡng, và tạo ñàn ốc bố mẹ.

Tiêu chuẩn ốc bố mẹ: Ốc nhồi bố mẹ ñược thu ở tự nhiên tại các bàu ở huyện Lăk giáp huyện Krông Ana, có kích thước dài > 49mm (khoảng 29 con/1kg). Chọn ốc khỏe mạnh, vỏ còn nguyên vẹn không rạn nứt.

Mật ñộ thả 15 cặp/1m2.

c. Thức ăn và phương pháp cho ốc ăn

Gồm các loại rau, bột cám gạo và thức ăn tổng hợp (thành phần gồm: bột cá, bột tôm, bột mì, bột ñậu nành, vitamin và khoáng chất hữu cơ tổng hợp) ñược sử dụng phối hợp ñể cung cấp cho ốc bố mẹ.

Khối lượng thức ăn hàng ngày cho ốc dao ñộng từ 3 – 5 % khối lượng ñàn ốc, ñược ñiều chỉnh tùy thuộc vào loại thức ăn và mức ñộ sử dụng thức ăn của ốc.

Cho ốc ăn 1 lần/1 ngày vào buổi tối.

Sử dụng nước giếng ñưa vào nuôi có các yếu tố môi trường là pH: 7, O2: 4 mg/l, NH3/NH4: 0 mg/l, và NO2: mg/l.

Nguồn nước ban ñầu ñưa vào bể ñược xử lý tạo màu bằng 1 nắm rơm rạ khô băm nhỏ (khoảng 300g) và sử dụng men sinh học BIO-ZEOGREEN, liều lượng 1,5g/1 bể, nhằm mục ñích tạo màu cho nước trước khi thả ốc 5 – 7 ngày.

Thả bèo tây và cây trang bằng1/3 diện tích mặt nước của bể nuôi trước khi thả ốc nhằm tạo thức ăn và môi trường tự nhiên cho ốc.

Thay nước 7 - 10 ngày/1 lần (mỗi lần khoảng 20% nước trong bể). Nếu bể còn bẩn hoặc thiếu ôxy thì tiến hành bổ sung men sinh học. Liều lượng tùy loại sản phẩm (sử dụng theo hướng dẫn, BIO-ZEOGREEN 2.5g/1 bể/1 lần).

Chú ý: Nếu bèo phát triển nhiều phủ 1/2 diện tích mặt nước thì loại bỏ bớt ñể tạo mặt thoáng.

2.5.2.2. Ấp trứng

Ốc nhồi thường ñẻ trứng vào ban ñêm. Trong quá trình thu gỡ trứng ñưa vào ấp cần chú ý cẩn thận ñể hạn chế làm vỡ, dập nát trứng.

a. Chuẩn bị dụng cụ

Sử dụng một xô nhựa 80 lít, cho vào khoảng 30cm nước. Trong xô thả một ít bèo nhằm ñể ốc con sau khi nở bò xuống nước làm nơi trú ẩn và thức ăn tự nhiên của ốc. Xô ấp trứng ñược ñặt gần với bể nuôi.

b. Ấp trên bẹ chuối

Cắt lấy một ñoạn thân cây chuối, chẻ ñôi thành bẹ chuối và vệ sinh sạch sẽ sau ñó ñặt bẹ chuối trên mặt nước của dụng cụ ấp ñã chuẩn bị sẵn.

Sau khi ốc ñẻ, sáng hôm sau tiến hành thu trứng và ñặt lên bẹ chuối ñã chuẩn bị trước (thu trứng cần cẩn thận, nhẹ nhàng hạn chế trứng bị hỏng).

Trong quá trình ấp trứng, bẹ chuối có hiện tượng bị ñen và mềm nhũn nên tiến hành thay bẹ chuối sau 7 ngày kể từ khi bắt ñầu ấp.

c. Ấp trứng trên thành bể

Nếu ñiều kiện trời nắng nóng, ñộ ẩm thấp thì phun thêm ít nước trên tổ trứng ñể tạo ñộ ẩm cho trứng phát triển.

2.5.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật ương giống ốc nhồia. Chuẩn bị bể nuôi ốc con a. Chuẩn bị bể nuôi ốc con

Sử dụng 1 bể xi măng có diện tích 1m2, kích thước (chiều dài 1m, chiều rộng 1m, chiều cao 1m), bể ñược xây dưới bóng cây và ñược che mát. Bể xi măng có ñộ dốc và có lỗ thoát nước ñể tiện cho tháo hết nước và sạch chất bẩn khi vệ sinh.

Sau khi xử lý bể tạo ở ñáy bể một lớp ñất bùn có ñộ dày khoảng 10cm. Sau ñó tiến hành cấp nước vào trong bể với ñộ sâu 50cm.

Nguồn nước là nước giếng, tương tự như nguồn nước nuôi thử nghiệm ốc sinh sản.

Trên mặt bể thả một ít bèo (chiếm khoảng 1/3 diện tích mặt nước) trên mặt nước nhằm tạo môi trường tự nhiên cho ốc nhồi.

b. Chọn và thả ốc con

- Thu ốc con ở xô ấp bằng vợt lưới mềm.

- Chọn những con có kích cỡ ñồng ñều, màu sắc tươi sáng, hoạt ñộng khỏe mạnh.

- Tiến hành cân ốc con bằng cân ñiện tử có phân ñộ 0,001g và ño kích thước ốc con bằng thước kẹp.

- Sau khi cân, ño xong thả ốc con vào bể nuôi ñã ñược chuẩn bị sẵn. Việc cân, ño và thả ốc con vào bể phải ñược thực hiện một cách trình tự và cẩn thận.

- Trong quá trình thí nghiệm, bố trí 1 lô thí nghiệm với 30 ốc con.

c. Thức ăn

Sử dụng thức ăn là cám gạo, thức ăn tổng hợp (thành phần gồm: bột cá, bột tôm, bột mì, bột ñậu nành, vitamin và khoáng chất hữu cơ tổng hợp), các loại rau (như xà lách, bắp sú, lá rau muống) và các loại bèo có sẵn trong bể.

Do tập tính và hoạt ñộng của ốc thường diễn ra vào ban ñêm nên thường cho ăn 1 lần/ngày vào buổi tối. Lượng thức ăn khoảng 3% khối lượng của ốc.

Cần tiến hành thay nước cho bể ốc (10 ngày/1 lần) và quản lý lượng bèo trong bể, ñể môi trường sống của ốc con ñược ñảm bảo.

2.5.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ sống của ốc bố mẹ từ khi ñưa vào nuôi thuần dưỡng cho ñến khi ốc ñẻ trứng.

- Sức sinh sản thực tế của ốc mẹ:

+ Xác ñịnh theo cá thể: Đếm số lượng trứng của từng cá thể riêng rẽ. + Xác ñịnh theo quần thể: Chia tổng số trứng của một ñợt ñẻ cho tổng số ốc cái. - Tỷ lệ nở = Tổng số ốc con/ Tổng số trứng x 100% - Tỷ lệ sống của ốc con. Công thức tính tỷ lệ sống của ốc: a = b/c.100% Trong ñó: a: Tỷ lệ sống của ốc b: Số cá thể sống c: Tổng số cá thể

2.5.3. Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường

Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt ñộ nước, pH, hàm lượng ôxy hòa tan (DO) thường xuyên. Các yếu tố NH3/NH4 và NO2 theo dõi theo ñịnh kỳ, 15 ngày 1 lần. Các yếu tố pH, hàm lượng ôxy hòa tan, hàm lượng NH3/NH4 và NO2 ño bằng bộ test theo phương pháp so màu.

2.5.4. Xử lý và phân tích số liệu

Các số liệu thu thập ñược lưu trữ bằng phần mềm Excel, xử lý thống kê sinh học bằng phần mềm SPSS.

Sơ ñồ nghiên cứu của ñề tài ñược trình bày như sau:

Sơ ñồ quy trình nghiên cứu

Ốc nhồi tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sinh học Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản ốc nhồi Pila Polita tại Đăk Lăk (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)